Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 40)

Từ việc nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới giúp Việt Nam học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Và đã đưa ra bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán quản trị chi phí như sau:

Về phân loại chi phí: Chi phí cần được phân loại theo các tiêu thứckhác

nhau nhằm phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau để nhà quản trị ra quyết định. Đặc biệt cần chú ý đến phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, tức là chi phí được phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Về xây dựng định mức và dự toán : DN cần quan tâm xây dựng hệ thống

định mức và dự toán chi phí, đây là cơ sở để thực hiện chi phí, để kiểm soát chi phí và đánh giá tình hình sử dụng chi phí.

Về các phương pháp xác định chi phí theo đối tượng chịu phí: Tùy điều

kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất để lựa chọn các phương pháp phù hợp, có thể lựa chọn phương pháp truyền thống hay phương pháp hiện đại.

Về phân tích thông tin cho quá trình ra quyết định: DN tổ chức kế toán

chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của các trung tâm, các bộ phận, phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận.

Tổ chức KTQT chi phí có thể độc lập với KTTC hoặc là một bộ phận của KTTC.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN THÁI BÌNH

Địa chỉ: 22 Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thánh phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

Tài khoản số: 4311. 01. 000022 tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thái Bình

Điện thoại: (036)831583

Ngành nghề: Sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu thủy, hải sản

3.1.1. Lịch sử hình thành của công ty cổ phần Hải sản Thái Bình

Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình tiền thân là trạm thủy sản thuộc tỉnh Thái Bình, Năm 1957, Trạm thủy sản ra đời, trạm trực thuộc Sở Thương nghiệp tỉnh Thái Bình .Trực thuộc Trạm Thủy sản là các cửa hàng hải sản như: Cửa hàng cổ Rồng (phố Tiểu Hoàng), cửa hàng hải sản Diêm Điền (huyện Thụy Anh, nay là huyện Thái Thụy), cửa hàng hải sản Quỳnh Côi, cửa hàng hải sản Thị xã, cửa hàng thủy sản Cửa Lân (huyện Tiền Hải).

Hàng hóa tiêu thụ lúc đó chủ yếu là cá khô và mắm tôm. Đến năm 1958 – 1959, trạm cửa Lân mới được xây dựng, thu mua cá của các thuyền đánh cả ở khu vực Tiền Hải, xuất cho tiểu thương tự do, đưa đi tiêu thụ và chế biến nước mắm. Sau này, thành lập xưởng nước mắm ở Tam Lạc (Vũ Lạc).Đến năm 1960, thành lập Công ty cung tiêu thủy sản.

Trước tháng 11 năm 1980, Công ty Hải sản Thái Bình làm chức năng quản lý nhà nước, có các đơn vị trực thuộc: Công ty cung tiêu thủy sản, Ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền, Xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, Xí nghiệp Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cùng một số trạm, xưởng chế biến thu mua hải sản trên đất, trên biển, các HTX nghề cá, Trạm nuôi trồng hải sản Đông Minh và Trường công nhân kỹ thuật thủy sản.

Ngày 6/11/1980, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 43, sáp nhập ba đơn vị gồm: Công ty cung tiêu thủy sản xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền... thành một đơn vị, lấy tên là Cảng cá Diêm Điền, trực thuộc công ty Thủy sản Thái Bình. Năm 1982, công ty Thủy sản Thái Bình được

đổi tên thành Sở Thủy sản Thái Bình. Ngày 21/4/1988, UBND tỉnh ra quyết định số 152/QĐ-UB giải thể Sở Thủy sản Thái Bình, thành lập Liên hiệp Xí nghiệp thủy sản Thái Bình, trực thuộc UBND tỉnh. Năm 1995, UBND tỉnh quyết định chuyển chức năng quản lý nhà nước của liên hiệp Xí nghiệp Thủy sản Thái Bình về Sở Nông nghiệp và thành lập: Phòng Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trạm đăng kiểm tàu thuyền; Trung tâm giống thủy sản Thái Thụy. Đến tháng 10 năm 2001, tái thành lập Sở Thủy sản Thái Bình. Tháng 9 năm 2005, Công ty hải sản Thái Bình, doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang mô hình cổ phần hóa, 100% vốn của người lao động. Tháng 4 năm 2008, Sở Thủy sản Thái Bình hợp nhất về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành cho dù tên gọi và mô hình tổ chức khác nhau, chức năng, nhiệm vụ có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước... Từ trạm thủy sản ban đầu, rồi Liên hiệp XN Thủy sản và ngày nay là Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình – một trong những doanh nghiệp được xếp loại một sớm nhất của tỉnh. Trong mọi thời kỳ, Công ty CP Hải sản Thái Bình luôn là cơ sở chủ chốt, là hạt nhân của mọi phong trào thi đua của ngành Thủy, hải sản

3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được làm từ thủy sản, hải sản như : nước mắm,mắm tôm và đồ đông lạnh đóng hộp.

Công ty cổ phần hải sản Thái Bình tâp hợp những con người gắn bó với nhau cùng tiến hành các hoạt động kinh doanh để đạt kết quả tốt đối với những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra của doanh nghiệp. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp là phải tìm ra đầu ra cho sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm phải đa dạng, phong phú và thu hút thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp không những cần thực hiện tốt các chức năng của mình mà bên cạnh đó cần chú trọng đề cao thực hiện các nhiệm vụ :

-Đối nội : Thực hiện tốt các chính sách về quản lí lao động, chế độ quản lí tài sản, chế độ tiền lương – tiền công, đồng thời làm tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân viên và người lao động tại doanh nhiệp

-Đối ngoại : Là một đơn vị sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về các chính sách nộp thuế, hoạt động đối ngoại, xuất nhập khẩu,…

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh:

Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm rộng rãi ra thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đưa ra loại hình kinh doanh cho phù hợp, đối với sản phẩm là các loại sản phẩm được chế biến từ thủy sản, hải sản , Công ty cổ phần Hải Sản Thái Bình đưa ra hình thức bán hàng chủ yếu là bán qua hệ thống các đại lý, tiến hành xuất khẩu và bán trực tiếp tại DN . Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy, hải sản thành nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm chủ yếu là nước mắm và các mặt hang đông lạnh đóng hộp.

Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

-Thái Bình là vùng đất nông nghiệp, tuy nhiên có thế mạnh về thủy, hải sản do vùng đất Thái Bình được sở hữu bãi biển giáp với huyện Tiền Hải. Do vậy nguyên vật liệu có sẵn rất phong phú và đa dạng.

Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động mua bán, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng cho nội địa và các tỉnh thành trong cả nước

Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình cũng giống như tên gọi của nó, là một doanh nghiệp sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủy, hải sản lớn trong tỉnh Thái Bình. Các mặt hàng chủ yếu là nước mắm, mắm tôm và các mặt hàng hải sản đông lạnh đóng hộp.

Các sản phẩm của công ty không những đa dạng về chủng loại mà còn phong phú về mẫu mã, chia thành nhiều loại mặt hàng phục vụ cho nhiều thị hiếu khác nhau của khách hàng.Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm như thế này chính là cách đáp ứng linh hoạt của công ty đối với nhu cầu thị trường nhưng cũng bởi vậy mà nó đòi hỏi công tác kế toán đặc biệt là kế toán bán hàng phải theo dõi thật sát sao, thật chi tiết và tính toán, ghi sổ phải chính xác thì mới đánh giá được tình hình tiêu thụ thành phẩm.

Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư cho sản xuất nhiều tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có, từ 2 sản phẩm ban đầu nay đã có hàng trăm loại sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Công ty luôn chú trọng trong việc sang tạo mẫu mã để đem đến sự mới mẻ cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Các mặt hàng chủ yếu là nước mắm, mắm tôm và các sản phẩm đông lạnh đều có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã và đặc tính riêng của sản phẩm.Vì thế không tạo sự trùng lặp gây nhàm chán mà luôn đáp ứng được nhu cầu của mọi nhóm khách hàng.

Bảng 3.1. Danh mục một số sản phẩm chính của công ty ĐVT : Đồng STT SẢN PHẨM ĐVT Giá bán buôn Gián bán buôn/ thùng Giá bán lẻ

01 Nước mắm cá cơm 1l Lit 60.000 1.200.000 65.000 02 Nước mắm cá cơm 330ml Ml 43.000 645.000 45.000 03 Nước mắm 30g N/ chai 1l Lit 70.000 700.000 75.000 04 Nước mắm 27g N/ chai TT 330ml Ml 47.000 470.000 50.000 05 Nước mắm cá mực chai Lit 45.000 450.000 50.000

06 Nước mắm 40gN/l Lit 18.000 360.000 24.000

07 Nước mắm 35g N/l Lit 47.000 470.000 50.000

08 Nước mắm loại 1 Lit 78.000 780.000 83.000

09 Nước mắm loại 12,5g N/l Lit 38.000 380.000 45.000

10 Nước mắm loại II Lit 37.000 370.000 42.000

11 Mắm tôm đặc biệt I Kg 60.000 600.000 65.000

12 Mắm tôm đặc biệt II Kg 70.000 700.000 75.000

13 Mắm tôm thượng hạng Kg 50.000 500.000 55.000

14 Mắm tôm chai Lit 31.000 465.000 35.000

15 Mắm tôm loại I Lit 65.000 650.000 70.000

16 Mắm tôm thượng hạng Lit 27.000 405.000 30.000 17 Mắm cáy đặc biệt 330ml Lit 58.000 580.000 65.000

19 Mắm tôm chua chai Lit 18.000 360.000 22.000

20 Nước mắm nấu Lit 16.000 320.000 20.000

3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính tổng hợp, có quy mô sản xuất đa dạng. Các mặt hàng chủ yếu là nước mắm, mắm tôm và các sản phẩm đông lạnông lạnh đóng hộp,..

Mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp thủy, hải sản được đánh bắt nhập về làm nguyên liệu chính để chế biến.

Quy trình sản xuất chung của các sản phẩm từ thủy, hải sản: - Tiếp nhận nguyên liệu :

Nguyên liệu khi mua được bộ phận thu mua kiểm tra về chất lượng nguyên liệu trong quá trình mua bán, vận chuyển như :các chỉ tiêu kháng sinh, dư lượng các chất độc hại, giấy cam kết về việc kiểm soát chất lượng cá trong quá trình nuôi không sử dụng kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế/ thức ăn được kiểm soát, nguyên liệu được thu mua và vận chuyển về nhà máy bằng ghe đục.

-Gia công, chế biến nguyên liệu : Nguyên liệu chủ yếu từ thủy, hải sản nên trong quá trình gia công, chế biến sử dụng đến các công nghệ như : làm sạch , cắt rửa, chế biên, đóng khuôn,..

-Đóng hộp và bảo quản : Sau khi thực hiện xong các công đoạn cần thiết, để hoàn thành sản phẩm, bộ phận thực hiện sẽ thực hiện công việc đóng hộp và bảo quản.

-Kiểm tra – Đóng kiện – Lưu kho – Xuất bán.

3.1.4. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Hải sản Thái Bình

* Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành

chung, đề ra các phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn linh hoạt phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm trước DN, trước pháp luật về hoạt động của đơn vị.

* Phó Giám đốc: Hỗ trợ cho giám đốc hoàn thành công việc được giao,

chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình. Khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc được ủy quyền thay giám đốc chỉ đạo các phòng ban của doanh nghiệp. Mặt khác còn làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về nhân sự và thực hiện công tác quản lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ tay nghề và bố trí công việc cho người lao động.

* Phòng Kế hoạch SX - KD : Đây là phòng chủ lực của doanh nghiệp, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức kho hàng, quản lý theo dõi việc xuất nhập vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với các chuyên môn khác yêu cầu.

* Phòng Kỹ thuật: Thiết kế mẫu mã, quy cách, kiểu dáng sản phẩm phù

hợp thị hiếu của khách hàng. Đồng thời theo dõi quy trình hoạt động của máy móc thiết bị để kịp thời sữa chữa khi có sự cố xảy ra.

* Phòng Kế toán: gồm 7 nhân viên có chức năng tham mưu và giám sát

việc thu chi tài chính theo quy định của phát luật hiện hành. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

* Phòng TC – HC: Tổ chức cán bộ, lao động, công tác lao động tiền lương, y tế, bảo hiểm, quản lý hồ sơ, bảo hộ lao động, xây dựng quy chế làm việc đồng thời còn làm công tác văn thư tạp vụ cấp dưỡng.

* Đại lý : Nơi phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty

Nguồn : Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình Giám đốc Phòng kế hoạch SXKD Phòng kỹ thuật Phòng P.GĐ Phòng kế toán Phòng TC- HC

3.1.5. Tình hình lao động của công ty

Công ty luôn xác định yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển và sự thành công của DN. Chính vì vậy, công ty luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ công nhân viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn để đáp ứng được sự thay đổi công nghệ trong sản xuất.

DN luôn tạo môi trường làm việc thân thiện giữa quản lý với công nhân viên, tạo mối quan hệ mật thiết giữa mọi người trong công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong lâu dài và mãi mãi.

Tình hình lao động của công ty luôn có sự biến động qua các năm và được thể hiện cụ thể trong bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2. Phân tích tình hình lao động của Công ty (2014- 2016)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 75 100 89 100 105 100

Phân loại theo trình độ

Đại học trở lên 15 20 17 19,1 21 20

Cao đẳng 17 22,67 21 23,6 26 24,7

Trung cấp 31 41,33 39 34,8 43 40,9

Trình độ khác 12 16 12 22,5 15 14,4

Phân loại theo giới tính

Nữ 35 46.67 41 46 46 43,8

Nam 40 53,33 48 54 59 56,2

Qua bảng 3.2 cho thấy, tổng số lao động của công ty có sự biến đổi qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)