Thực trạng nhu cầu sử dụng kế toán quản trị chi phítrong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 56 - 57)

Thông tin kế toán quản trị chi phí là một nhu cầu không thể thiếu được trong việc đưa ra các quyết định điều hành của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi thông tin kế toán quản trị là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ thủy, hải sản trong và ngoài tỉnh Thái Bình. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh, thời tiết giá rét bất thường, hệ thống bảo quản các sản phẩm đông lạnh còn nhiều hạn chế, đồng thời sản phẩm nhập ngoại với giá thành rẻ, trong khi giá thức ăn thủy, hải sản thì liên tục tăng giá khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản giảm thậm chí ngừng nuôi.Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, sự thay đổi khó lường của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi công ty không ngừng phát triển và đứng vững được trên thương trường.

Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp liên tục cập nhật, tìm hiểu thông tin về chi phí để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh với mục tiêu tối thiểu chi phí, tăng lợi nhuận.Việc giảm thiểu các chi phí, xây dựng chiến lược hợp lý và bền vững là nhiệm vụ quan trọng đối với DN. Đồng thời sự cần thiết của thông tin chi phí phù hợp, tin cậy và hiệu quả là rất lớn.

Để quản lý và kiểm soát có hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí, nhà quản trị phải dựa vào quy trình sản xuất chế biến thủy, hải sản.

Quy trình chế biến hải sản gồm các giai đoạn: Giai đoạn 1: Tiếp nhận nguyên vật liệu; Giai đoạn 2: Cắt hầu, ngâm rửa;Giai đoạn 3: Fitter; Giai đoạn 4:

Lạng da, chỉnh hình; Giai đoạn 5: Xử lý phụ gia, phân mẫu-cỡ;Giai đoạn 6 : Xếp khuôn, chờ đóng, Giai đoạn 7 : Đóng gói, bảo quản. Tuy nhiên, tại DN, công việc này vẫn chưa được thực hiện. Nhà quản trị chỉ tập trung vào tìm hiểu sự phát sinh của chi phí NVL TT, còn các chi phí còn lại chưa thực sự được quan tâm. Do chi phí NVL TT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.

Về nguyên vật liệu thô: Để đảm bảo cho nguyên vật liệu đủ dùng cho sản xuất, đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Phòng kế hoạch vật tư thường xuyên theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu thông qua bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn. Và qua kiểm kê kho nguyên vật liệu hàng ngày. Kết hợp với bộ phận cân nguyên liệu để có kế hoạch phù hợp.

Về nguyên vật liệu tinh: Tổ cân vi lượng hàng ngày sẽ cân lượng vi lượng cần thiết cho từng loại sản phẩm căn cứ vào lệnh sản xuất để cân đúng tỷ lệ. Cuối mỗi ca sản xuất, người trực tiếp cân vi lượng đó sẽ lên phòng kế hoạch vật tư ghi lại lượng vi lượng xuất dùng trong ca. Và cũng giúp phòng kế hoạch vật tư kiểm soát lượng vi lượng này.

Về máy móc trong dây chuyền: thường ổn định, ít có hỏng hóc gây gián đoạn dây chuyền. Vì hàng tháng, dây chuyền máy móc đều được kiểm tra, sửa chữa và thay thế các phụ tùng như dây cu-roa,…Việc kiểm tra máy móc được giao cho bên kỹ thuật đảm nhiệm và phải báo cáo tình hình hàng ngày cho ban quản lý.

Hàng ngày, phòng kế hoạch sẽ in kế hoạch sản xuất và gửi xuống phân xưởng. Dựa vào bản kế hoạch này, công nhân sẽ sản xuất theo đúng kế hoạch. Thủ kho sẽ trực tiếp xuống kho để lấy đủ lượng bao cần dùng mang cho tổ đóng gói tiến hành đóng gói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)