công ty cổ phần Hải sản Thái Bình
Chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty cổ phần Hải sản Thái Bình bao gồm nhiều loại, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Công ty vì vậy để kiểm soát các loại chi phí trong công ty, Công ty tiến hành các bước sau:
Xây dựng hệ thống định mức chi phí cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức này được phòng kỹ thuật xây dựng dựa trên cơ sởcác mẫu sản xuất thử.
Căn cứ định mức đã được xác định bởi phòng kỹ thuật, đơn giá dự toán và số lượng đơn hàng thực tế, phòng kế hoạch sẽ tiến hành lập “Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu”, chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh thực tế được bộ phận kế toán tập hợp và tiến hành so sánh với các báo cáo dự toán chi phí để lập báo cáo kiểm soát chi phí. Báo cáo này được lập cho từng phân xưởng để kiểm soát tình hình thực hiện chi phí dự toán của phân xưởng đó và có kết cấu tương ứng với phương pháp xây dựng dự toán cho từng phân xưởng. Trên cơ sở so sánh giữa số liệu dự toán và kết quả thực hiện để các nhà quản trị đánh giá được sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở từng bộ phận và từ đó đề ra được các biện pháp phấn đấu tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Căn cứ vào báo cáo kiểm soát chi phí, bộ phận kế toán và bộ phận kế hoạch sẽ tiến hành phân tích và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất từ đó đưa ra được biện pháp quản lý thích hợp.
* Công tác phân tích và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định kỳ, cuối mỗi quý phòng các tổ kế hoạch, kế toán, nghiệp vụ đã xem xét, so sánh chi phí sản xuất của đơn vị nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí. Tuy nhiên, việc phân tích không sâu sắc, chỉ mang tính chất so sánh với kế hoạch, với định mức, tìm nguyên nhân,... Nói chung đơn vị đã tiến hành phân tích thông tin nhưng ở mức độ thấp, chưa mang lại hiệu quả cao.
Khâu kiểm soát đánh giá tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu sản xuất thường chỉ được đánh giá khi hết tháng, quý, năm. Bộ phận kế toán kết hợp cùng với phòng kế hoạch sau mối tháng, quý, năm tổng kết đánh giá so sánh số liệu
thực tế và số liệu dự toán để đưa ra nhận xét đánh giá kết quả thực hiện chi phí nguyên vật liệu thực tế với dự toán.
Tình hình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua bảng số liệu đánh giá chênh lệch thực tế so với dự toán như sau:
Bảng 4.14. Tình hình kiểm soát thực hiện chi phí nguyên vật liệu so với dự toán tháng 11/2017
(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)
TT Nội Dung ĐVT
Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ)
DT TH % TH/DT DT TH % TH/DT DT TH % TH/DT 1 Cá cơm Kg 3474.75 3450 99,28 70293 68000 0.9673794 244.250.602 234.600.000 96 2 Đường kính Kg 108.54 105 96,74 13543 13000 0.95990549 1.469.957 1.365.000 93 3 Muối ăn Kg 40.7025 38 93,36 2543 2540 0.99882029 103.506 96.520 93 4 Chất phụ gia Kg 150.75 145 96,18 3274 3270 0.99877825 493.556 474.150 96 5 Nhãn mác Cái 15375 15300 99,51 212 210 0.99056604 3.259.500 3.213.000 98 6 Thùng Carton Cái 636 630 99 4260 4250 0.99765258 2.710.638 26.775.00 99
7 Chai thủy tinh Ml 15075 15000 99,50 1000 1100 1.1 15.075.000 16.500.000 109
8 Vật tư khác Lô 15075 15000 99,50 67.5 67 0.99259259 1.017.563 10.05.000 99
Tổng 268.380.321 259.931.170
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Qua bảng 4.14, công ty đã căn cứ vào dự toán có phương án để mua nguyên vật liệu chính theo từng giai đoạn đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên do sản lượng tiêu thụ giảm khối lượng sản xuất giảm theo nên chi phí nguyên vật liệu giảm do khối lượng sản xuất giảm. Bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào biến đổi tăng không đáng kể do thị trường vật liệu xây dựng biến động. Tỷ lệ hao hụt trong định mức cũng không tăng, đảm bảo yêu cầu đặt ra. Nhưng tại các bộ phận vẫn còn để xảy ra tình trạng vật tư thừa theo dự toán được lập, tuy số lượng không nhiều nhưng đây là kết quả không tốt, công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng thừa vật tư để đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
* Công tác phân tích và kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Khoản mục này có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội, một mặt đảm bảo được mức lợi nhuận của doanh nghiệp, mặt khác phản ánh đời sống của người lao động trong Công ty.
Công ty thực hiện công tác định mức chi phí NCTT khá hiệu quả. Định mức chi phí nhân công trực tiếp không thay đổi do Công ty thực hiện việc khoán khối lượng đối với lao động trực tiếp.
Tình hình biến động chi phí NCTT được thể hiện qua bảng :
Bảng 4.15. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tháng 11/2017
(Sản phẩm: Nước mắm cá cơm 1l) STT Khoản mục Dự toán(đồng) Thực hiện(đồng) So sánh +/- % 1 Công chế biến 98.880.000 93.936.000 -4.944.000 95 2 Công cơ khí 65.250.000 61.987.500 -3.262.500 95 3 Công kĩ thuật 56.700.000 53.865.000 -2.835.000 95 4 Các khoản trích theo lương - - - - Tổng cộng 220.830.000 209.788.500 -11.041.500 95
Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng 4.15, ta có thể nhận thấy so với dự toán thì chi phí nhân công trực tiếp mà doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ giảm xuống 4.944.000 đồng tương ứng với 5%. Công chế biến và kỹ thuật trực tiếp đều giảm điều này có được do trình
độ của công nhân sản xuất ở mức cao, chất lượng lao động tốt, tay nghề cao đặc biệt là cách thức quản lý, bố trí sắp xếp và phối hợp lao động trong sản xuất hiệu quả. Công cơ khí giảm 3.262.500 đồng là do công ty có những máy móc, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lao động lớn, chế độ bảo dưỡng tốt tạo điều kiện cho sản xuất. Qua việc phân tích ta thấy công ty kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp khá hiệu quả, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm nước mắm cá cơm 1l.
* Công tác phân tích và kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục chi phí liên quan tới sản xuất trong kỳ tại phân xưởng như tiền lương nhân viên quản lý, chi phí khấu hao, tiền điện, công cụ dụng cụ….Tình hình biến động chi phí sản xuất chung được thể hiện qua bảng 4.13.
Bảng 4.16. Kiểm soát chi phí sản xuất chung tháng 11/2017
(Sản phẩm : Nước mắm cá cơm 1l) Khoản mục Dự toán(đồng) Thực hiện(đồng) Chênh lệch Tỉ lệ (%)
1. Chi phí tiền lương và các
khoản phụ cấp, tiền ăn ca 43.500.000 42.195.000 -1.305.000 97 2. Chi phí NVL,công cụ dụng cụ 13.600.000 13.328.000 -272.000 98 3. Chi phí khấu hao TSCĐ và
sửa chữa bảo dưỡng 95.200.000 90.440.000 -4.760.000 95 4. Chi phí dịch vụ điện nước
mua ngoài 54.500.000 55.590.000 1.090.000 102
5. Chi phí bằng tiền khác 11.500.000 11.040000 - 460.000 96
Tổng 218.300.000 212.593.000
Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng 4.16 phân tích biến động chi phí SXC ta nhận thấy tổng chi phí thực tế giảm so với kế hoạch là tương ứng với 5.707.000 đồng. Công ty thực hiện tiết kiệm chi phí khá tốt. Nguyên nhân là chi phí khấu hao TSCĐ giảm so với kế hoạch, chi phí khấu hao giảm chứng tỏ công ty sử dụng tài sản hiệu quả, khai thác hết được công suất máy móc. Chi phí nguyên liệu gián tiếp và công cụ dụng cụ cũng giảm do sản lượng của công ty bị giảm. Đặc biệt một số chi phí có xu hướng tăng nhưng không đáng kể như chi phí khác, tăng so với chi phí kế
hoạch sở dĩ có sự chênh lệch này là do chi phí tiền điện phục vụ sản xuất trong tháng tăng. Do chính sách khuyến khích người tài của công ty nên một số cán bộ quản lý phân xưởng được tăng lương làm cho chi phí nhân viên gián tiếp tăng tương ứng với đồng.
Do công ty triển khai khoán chi phí theo định mức nên tình hình thực hiện chi phí của phân xưởng khá sát với thực tế. Tuy nhiên công ty chưa làm rõ được trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình thực hiện sản xuất. Kết hợp với việc công ty phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và phân tích biến động chi phí nhân công và sản xuất chung chưa được phân tích theo hai hướng là biến động lượng và biến động giá nên sẽ khó có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể cho các biến động nhỏ và không rõ ràng.