Thực trạng côngtác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 60 - 68)

xuất tại Công ty

Công tác dự toán sản xuất để tiết kiệm và kiểm soát chi phí luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như xét về chiến lược kinh doanh lâu dài. Công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tuy nhiên với đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng gia công hoặc FOB, số lượng và quy mô đơn hàng không ổn định, các điều kiện thực hiện đơn hàng cũng đa dạng, thay đổi tùy theo từng đơn hàng hoặc từng mã sản phẩm nên công tác lập dự toán còn rất nhiều khó khăn. Công ty xây dựng hệ thống dự toán sản xuất nhưng sơ sài, lập định mức dựa trên phương pháp ước tính và thống kê kinh nghiệm.

* Lập dự toán sản xuất

Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được lập dưới sự phối hợp của các Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch sản xuất - Kinh doanh. Trong đó phòng kế toán sẽ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán của năm trước kết hợp với các định mức tiêu chuẩn như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tiền lương...lấy từ Phòng Kế hoạch sản xuất cùng với các thông tin về mối quan hệ cung-cầu, tình hình tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ nước mắm cá cơm 1l có được từ Phòng Kế hoạch sản xuất - kinh doanh . Căn cứ vào các dữ liệu trên cùng với kế hoạch kinh doanh của công ty, phòng kế hoạch sản xuất - kinh doanh lập ra kế hoạch sản xuất sản phẩm cho tháng tới. Dựa vào kế hoach sản xuất sản xuất mà kế toán trưởng lập bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm nước mắm cá cơm 1l.Số lượng sản phẩm sự kiến của sản phẩm nước mắm cá cơm loại 1l tháng 11 năm 2017 là 15.000 chai.

Dự toán chi phí sản xuất được xây dựng từ dự toán khối lượng sản xuất và chi phí tiêu hao cho từng sản phẩm. Công thức dự toán được xác định như sau:

CP SX =  Qi * Ci

Trong đó : Qi : Số lượng sản phẩm sự kiến i dự toán sản xuất CI : Chi phí sản xuất tiêu hao từng loại sản phẩm i

Bảng 4.2. Dự toán chi phí sản xuất cho 15.000 sản phầm Tháng 11/2017 (Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Khoản mục chi phí ĐVT Dự toán chi phí sản

xuất

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đồng 268.380.321

2 Chi phí nhân công trực tiếp Đồng 220.830.000

3 Chi phí sản xuất chung Đồng 218.300.000

Tổng cộng Đồng 707.510.321

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

4.1.4.1.Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Xây dựng định mức NVLTT

Để hình thành sản phẩm có chất lượng và tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu sản xuất, việc xây dựng định mức là vô cùng quan trọng. Căn cứ từ kinh nghiệm sản xuất cũng như chất lượng của nguyên liệu đầu vào mà công ty tiến hành xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm nước mắm cá cơm loại chai 1lít.

Xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở, căn cứ khoa học để tính các chi phí trong sản xuất. Vì vậy, công tác xây dựng định mức đã được công ty khá quan tâm, việc xây dựng định mức nguyên vật liệu sẽ do phòng kỹ thuật thực hiện. Nhân viên phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào các thông tin kỹ thuật để xác định lượng nguyên vật liệu và hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp. Ngoài ra nhân viên phòng kỹ thuật còn căn cứ vào chi phí phát sinh ở những kỳ trước và nhu cầu sản xuất của kỳ này để xây dựng định mức cho phù hợp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một sản phẩm và định mức giá chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Để xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một sản phẩm công ty cần tính toán được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, hao hụt sản xuất cho phép và lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng (bảng 4.3).

Nguyên vật liệu chính là cá cơm, do đặc tính là sản phẩm hải sản nên thời gian bảo quản khá ngắn, phải đảm bảo độ tươi , yêu cầu kỹ thuật cao do đó định mức tiêu hao được xây dựng cơ sở thực tiễn sản xuất.

Bên cạnh vật liệu chính được kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm ngặt thì nguyên vật liệu phụ cũng được kiểm tra kỹ về tiêu chuẩn, kích cỡ khớp với các chỉ tiêu chất lượng. Như chai thủy tinh có thể tích theo yêu cầu của sản phẩm, mẫu mã phù hợp và đảm bảo độ bền, không dễ vỡ dễ nứt vì phải vận chuyển , bên ngoài in nhãn sản phẩm, nắp hộp loại dễ mở. Thùng carton 3 lớp, muối ăn, đường kính phải đảm bảo chi tiêu lý hóa.

Bảng 4.3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 01 SP tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Khoản mục ĐVT Định mức Hao hụt sản xuất cho phép (%) Định mức sản phẩm hỏng cho phép (%) Định mức cho 01 sản phẩm I Nguyên vật liệu chính 1 Cá cơm Kg 0.226 2 0.5 0.23165 II Nguyên liệu phụ 1 Đường kính Kg 0.0072 0 0.5 0.007236 2 Muối ăn Kg 0.0027 0 0.5 0.0027135 3 Phụ gia Cái 0.01 0 0.5 0.01005 4 Nhãn mác Cái 1 2 0.5 1.025 5 Thùng Carton Cái 0.042 0.5 0.5 0.04242

6 Chai thủy tinh Kg 1 0 0.5 1.005

7 Vật tư khác Lô 1 0 0.5 1.005

Bảng 4.4. Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp, tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng)

CP vận chuyên, bốc dỡ(đồng) Định mức giá NVLTT (đồng)

I Nguyên liệu trực tiếp

1 Cá cơm Kg 1 70.000 293 70.293 II Nguyên liệu phụ 1 Đường kính Kg 1 13.500 43 13.543 2 Muối ăn Kg 1 2.500 43 2.543 3 Chất phụ gia Lít 1 3.272 1.9 3.274 4 Nhãn mác Cái 1 210 2 212 5 Thùng Carton Cái 1 4.250 10 4.260

6 Chai thủy tinh Lit 1 996 4 1.000

7 Vật tư khác Lô 1 65.5 65.5

Nguồn : Phòng kế hoạch Công ty Trước khi xây dựng định mức đơn giá nhân viên phòng kế hoạch phải tiến hành tìm hiểu kỹ về thị trường tham khảo chất lượng và giá cả nguyên liệu của các nhà cung cấp khác nhau để xây dựng định mức giá sao cho hợp lý nhất nhằm giảm bớt chi phí sản xuất mà chất lượng sản phẩm vẫn không đổi.

Định mức chi phí NVTTT được xác định theo định mức tiêu hao NVLTT và định mức giá NVLTT và được xác định bằng công thức:

Định mức chi phí NVLTT cho một

sản phẩm

=

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho

một sản phẩm

x

Định mức giá nguyên vật liệu trực

Bảng 4.5. Định mức chi phí NVLTT cho 01 sản phẩm, tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Khoản mục ĐVT Định mức Đơn giá

Định mức chi phí (đồng/sp)

I Nguyên liệu trực tiếp

1 Cá cơm Kg 0,23165 70.293 16.283.37 II Nguyên liệu phụ 1 Đường kính Kg 0,007236 13.543 98,00 2 Muối ăn Kg 0,0027135 2.543 6,90 3 Chất phụ gia Kg 0,01005 3.274 32.90 4 Nhãn mác Cái 1.025 212 217,30 5 Thùng Carton Cái 0,04242 4.260 180,71

6 Chai thủy tinh Lit 1.005 1 1,01

7 Vật tư khác Lô 1.005 65,5 65,83

Tổng cộng 16.886

Nguồn: Phòng kế hoạch công ty

- Công tác lập dự toán NVLTT

Bảng 4.6. Dự toán CP NVLTT cho sản xuất 15.000 SP, tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá Dự toán PNVLTT (đồng)

I Nguyên liệu trực tiếp

1 Cá cơm Kg 3474,75 70.293 244.250.601,8 II Nguyên liệu phụ 1 Đường kính Kg 108,54 13.543 1.469.957.22 2 Muối ăn Kg 40,71 2.543 103.506 3 Chất phụ gia Kg 150,75 3.274 493.555 4 Nhãn mác Cái 15.375 212 3.259.500 5 Thùng Carton Cái 636 4.260 2.710.638

6 Chai thủy tinh Kg 15.075 1.000 15.075.000

7 Vật tư khác Lô 15.075 67.5 1.017.562,5

Tổng 268.380.321

Sau khi dự toán khối lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất, nhân viên phòng vật tư sẽ tiến hành lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa vào khối lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất và định mức đơn giá của nguyên vật liệu.

4.1.4.2. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp - Xây dựng định mức nhân công trực tiếp

Lao động là bộ phận vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Lực lượng lao động có vai trò chuyển đổi nguyên vật liệu thành hàng hóa. Mặc dù công ty đã và đang áp dụng dây chuyền công nghệ cao nhưng lực lượng lao động vẫn là chủ lực điều hành máy móc, quản lý chất lượng sản phẩm. Chi phí nhân viên phát sinh trong toàn bộ quy trình sản xuất nước mắm cá cơm đóng chai đóng vai trò then chốt trong hoàn thành sản phẩm. Chính vì thế việc định mức chi phí nhân công trực tiếp là việc vô cùng cần thiết. Việc định mức chi phí này do kế toán đảm nhận. Việc xây dựng định mức nhân công trực tiếp được tính dựa vào công thức:

Định mức chi phí NCTT

cho một đơn vị sản phẩm =

Đơn giá thời gian cho

một đơn vị sản phẩm x

Định mức giá tiền lương Để xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp, trước tiên nhân viên phòng kế hoạch xây dựng định mức thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất một sản phẩm. Định mức thời gian lao động là công việc khó khăn và phức tạp nhất. Khi xây dựng định mức thực tế nhân viên phòng kế hoạch căn cứ vào công suất hoạt động của máy móc, thiết bị, thời gian nghỉ ngơi, bảo dưỡng, các công tác chuẩn bị khác.

Định mức thời gian cho một SP

=

Lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 SP + Thời gian chờ đợi cho phép + Thời gian ngừng sửa chữa máy

móc thiết bị Sau khi xây dựng định mức lượng thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phòng tổng hợp tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương cho một giờ lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Đơn giá một giờ lao động của công nhân bao gồm: đơn giá một đơn vị thời gian lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, phụ cấp lương….

Định mức đơn giá lương = Tiền lương một giờ công + Các khoản trích theo lương + Phụ cấp

Bảng 4.7. Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 01 SP tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Chỉ tiêu Định mức thời gian (công) Đơn giá (đồng ) Chi phí cho 01 sản phẩm (đồng) 1 Công chế biến 0.0412 160.000 6.592 2 Công cơ khí 0.029 150.000 4.350

3 Công kỹ thuật trực tiếp 0.021 180.000 3.780

4 Các khoản trích theo lương - - -

Tổng cộng 14.722

Nguồn: Phòng kế toán công ty Định mức chi phí nhân công trực tiếp chi một sản phẩm nước mắm cá cơm chai 1l là 14.722 đồng. Việc nắm được định mức giúp doanh nghiệp điều chỉnh được lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất sản phẩm trong kỳ. Có những biện pháp khuyến khích người lao động vượt định mức, kích thích tăng năng suất lao động.

-Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là dự kiến tổng số giờ công trực tiếp cần cho sản xuất và tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ kế hoạch. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm giúp công ty có kế hoạch chủ động trong việc huy động và sử dụng lao động trong từng kỳ tránh tình trạng thiếu hoặc thừa lao động.

Bảng 4.8. Dự toán CP NCTT cho sản xuất 15.000 SP, tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Chỉ tiêu Số công Đơn

giá(đồng)

Dự toán chi phí NCTT (đồng)

1 Công chế biến 618 160.000 98.880.000

2 Công cơ khí 435 150.000 65.250.000

3 Công kỹ thuật trực tiếp 315 180.000 56.700.000 4 Các khoản trích theo lương - - -

Tổng cộng 220.830.000

4.1.4.3. Lập dự toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong các xưởng sản xuất của công ty. Việc lập dự toán chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng dựa vào chi phí thực tế các kỳ trước và kế hoạch sản xuất kỳ thực tế.

Dựa vào chi phí sản xuất chung của sản phẩm nước mắm cá cơm 1l tháng 10/2017 trên cơ sở đó lập dự toán chi phí sản xuất chung cho sản phẩm nước mắm cá cơm 1l tháng 11/2017 theo bảng sau:

Bảng 4.9. Dự toán chi phí sản xuất chung cho 15.000 SP tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Chỉ tiêu Thực chi tháng

10/2017(đồng)

Dự toán tháng 11/2017(đồng) 1 Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp,

tiền ăn ca 42.400.000 43.500.000

2 Chi phí NVL,công cụ dụng cụ 12.200.000 13.600.000

3 Chi phí khấu hao TSCĐ và sửa chữa bảo

dưỡng 93.450.000 95.200.000

4 Chi phí dịch vụ điện nước mua ngoài 52.200.000 54.500.000

5 Chi phí bằng tiền khác 10.500.000 11.500.000

Tổng 210.750.000 218.300.000

Nguồn : Phòng kế toán công ty Chi phí SXC gồm chi phí tiền lương, chi phí thường xuyên, chi phí sửa chữa lớn, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác.

+ Chi phí tiền lương là chi phí trả cho nhân viên cán bộ công nhân viên quản lý ở phân xưởng.

+ Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sửa chữa thường xuyên gồm chi phí công cụ dụng cụ, thiết bị phục vụ thay thế sửa chữa thường xuyên trong thời gian sản xuất. Chi phí này được tính toán dựa vào số liệu của năm trước để làm cơ sở tính toán cho năm kế hoạch. Cách tính thường xác định tổng chi phí công cụ dụng cụ, sửa chữa thường xuyên của năm trước. Căn cứ

vào chi phí của năm trước tiến hành điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với năm kế hoạch.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn: Các chi phí này được tính toán cụ thể và chi tiết tại dự toán khấu hao TSCĐ và dự toán sửa chữa lớn phần nội dung và tiến trình lập dự toán.

+ Chi phí khác như mua ngoài, bằng tiền khác: Thường bao gồm các chi phí như điện nước mua ngoài, chi phí dịch vụ thuê ngoài gia công sửa chữa, các dịch vụ khác. Chi phí này được tính căn cứ vào số liệu của năm trước để làm cơ sở để tính toán cho năm kế hoạch.

4.1.4.4 Dự toán giá thành sản phẩm

Đối với Công ty thì công tác lập dự toán giá thành là một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác kế toán quản trị chi phí, thông tin về giá thành dự toán là căn cứ để phòng kế hoạch SX- KD xác định giá bán trong các hợp đồng sản xuất hay gia công cho khách hàng.

Công tác lập dự toán giá thành được tiến hành vào đầu mỗi tháng và được xây dựng cho cả năm do bộ phận kế toán thực hiện kết hợp với phòng kế hoạch SX-KD.

Bảng 4.10. Dự toán giá thành sản phẩm cho 01 sảm phẩm tháng 11/2017

(Sản phầm : Nước mắm cá cơm loại chai 1 lít)

STT Chi phí TK hạch toán Số tiền cho

15000sp (đồng) CP cho 1 sp(đồng) 1 Chi phí NVL TT TK621 268.3803321 17.892 2 Chi phí NCTT TK622 220.830.000 14.722 3 Chi phí SXC TK627 218.300.000 14.553 Tổng 707.510.321 47.167

Nguồn : Phòng kế toán công ty Dự toán giá thành cho 1 sản phẩm Nước mắm cá cơm 1l là 47.167 đồng là tương đối hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)