Thực tiễn quản lý ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Hồ Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước qua kho bạc đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 48)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Thực tiễn quản lý ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Hồ Bình, tỉnh

Hồ Bình

Nhìn chung cơng tác quản lý NSNN qua KBNN Hịa Bình gần giống nhau là đều dựa vào Luật NSNN như thực hiện quá trình NSNN: Lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN qua KBNN. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương cũng có khác nhau nên cũng có phần khác nhau trong việc khai thác nguồn thu để đảm nhu cầu chi của địa phương.

Quản lý chi NSNN qua KBNN Hồ Bình khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm sốt nghiêm ngặt của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương. Thực hiện khoán thu - chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi NSNN của đơn vị thụ hưởng NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN.

Bên cạnh đó việc kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN được tăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình quản lý thu - chi NSNN,.... Từ những tính đột phá, năng động, tích cực trên trong quá trình quản lý NSNN của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, ngành của địa phương đã mang lại những thành công và hiệu quả trong quản lý NSNN qua KBNN Hồ Bình trong thời gian qua trên các phương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu, tiết kiệm và hiệu quả chi thăng bằng NS huyện.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Đà Bắc

Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số nước có thể vận dụng để nâng cao công tác quản lý NSNN ở Việt nam và ở KBNN Đà Bắc cụ thể:

chặt chẽ các khoản chi NSNN, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa NSTƯ và NSĐP nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Kiểm tra quyết tốn chi rất chú trọng đến hiệu quả của cơng tác quản lý thu, chi NSNN. Q trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết tốn NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng. Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm tốn quản lý NSNN ln coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Phân chia rõ ràng nguồn thu giữa các cấp chính quyền để tài trợ gánh nặng chi tiêu công. Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN. Đôn đốc các địa phương huy động tối đa khả năng tài chính, loại bỏ tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên.

- Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa NSTƯ và NSĐP nhằm tạo ra dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng với nguồn tài chính hạn hẹp. Trong điều kiện nguồn thu chưa đảm bảo chi thì việc vay nợ của chính quyền địa phương thơng qua phát hành trái phiếu là cần thiết, vừa tạo ra thế chủ động cho địa phương góp phần thị trường tài chính phát triển.

Để duy trì kỷ luật tài khóa trong quá trình quản lý điều hành NSNN là phải tìm ra một cách nào đó để chuyển từ chế độ ngân sách vốn tập trung vào loại trừ bội chi NSNN sang chế độ NSNN hướng tới giải quyết cân đối NS giữa sức ép dài hạn và nhu cầu ngắn hạn.

Để giải quyết vấn đề này cần tăng cường tính minh bạch, tính trách nhiệm và mục tiêu của chính sách tài khóa. Về quản lý NSNN cũng cần nhìn nhận xem quá trình quản lý NSNN qua KBNN Đà Bắc có hiệu quả đúng mức chưa và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý NSNN qua KBNN Đà Bắc thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước qua kho bạc đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)