4.2.2.1. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia.
Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS không ngừng tăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ, kế toán đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước về trình độ quản lý ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Đà Bắc
Nội dung
Đáp ứng Không đáp ứng
Số ý
kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Trình độ cán bộ quản lý NSNN 43 86 7 14 Việc quản lý NSNN hiện nay 42 84 8 16 Thủ tục hồ sơ quản lý NSNN 44 88 6 12 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, (2016)
Khi được hỏi về trình độ quản lý NSNN qua KBNN Đà Bắc thì còn trên 86% cán bộ quản lý được hỏi trả lời việc qiệc quản lý NSNN hiện nay đáp ứng 84% câu trả lời; về tính đầy đủ của hồ sơ quản lý NSNN cũng có tới 12% cán bộ đánh giá là việc thực hiện điều này của các đơn vị quản lý, sử dụng NSNN qua KBNN Đà Bắc còn chưa đáp ứng yêu cầu.
4.2.2.2. Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Ở Việt Nam trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
4.2.2.3. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt kế hoạch vào NS các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NS quốc gia.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC QUA KHO BẠC ĐÀ BẮC