Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi

Sự phát triển của thủy lợi và công tác quản lý khai thác các CTTL ở các vùng không đồng đều mà phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Nếu xét một cách tổng quát, có thể thấy công tác quản lý khai thác các CTTL phụ thuộc vào:

2.1.4.1. Các yếu tố khách quan

a. Cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Cơ chế chính sách đóng vai trò định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như huy động nguồn lực tham gia của các tổ chức. Cơ chế chính sách nếu phù hợp với điều kiện của từng vùng cụ thể thì sẽ là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của vùng và ngược lại, nếu chính sách không phù hợp sẽ làm cản trở sự phát triển của vùng đó. Cơ chế chính sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới QLKT hệ thống thủy lợi, ví dụ như việc đưa ra chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, chống xâm hại CTTL sẽ là động lực thúc đẩy sự ổn định, phát huy hiệu quả lâu dài của hệ thống thủy lợi và ngược lại, nếu vai trò của người dân hoặc các tổ chức trong việc QLKTCTTL chưa được quan tâm đúng mức hay chưa được thể hiện rõ thông qua cơ chế chính sách sẽ kìm hãm hiệu quả kinh tế của hệ thống thủy lợi (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

b. Nhận thức và sự tham gia của người dân và các tổ chức trong công tác quản lý khai thác CTTL

Suy cho cùng, mọi công trình nói chung và CTTL nói riêng được xây dựng nên đều có mục đích là phục vụ, bảo vệ nhân dân và nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, nhận thức và sự tham gia của người dân là một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến khai thác, bảo vệ CTTL.

Việc đánh giá hệ thống thuỷ lợi theo phương pháp có sự tham gia của người dân, tạo cho người dân nhận thức được những khó khăn cần phải giải quyết của họ là gì, từ đó họ đưa ra các biện pháp, các hoạt động phù hợp tương ứng đạt hiệu quả cao. Mặt khác, sự tham gia của người dân – người sử dụng nước - vào việc vận hành quản lý các hệ thống thuỷ lợi có tác dụng làm giảm đáng kể chi phí vận hành, quản lý công trình vì có sự góp sức lao động, vật liệu địa phương vào quá trình vận hành, tu sửa và bảo dưỡng công trình, hơn nữa các hư hỏng sự cố của công trình, kênh mương cũng được giảm bớt, tuổi thọ công trình được kéo dài do người dân có trách nhiệm hơn trong bảo vệ các CTTL. Những điều đó đều làm tăng hiệu quả khai thác hệ thống.

Bên cạnh đó, để quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống CTTL có hiệu quả cần phải dựa vào sức mạnh của tập thể. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống CTTL ở cơ sở để đáp

ứng nhu cầu của cuộc sống.

Một thực tế đang diễn ra hiện nay là người dân là người trực tiếp sử dụng nhưng không được hướng dẫn những điều tối thiểu để sử dụng hệ thống CTTL. Người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và bằng những ngôn ngữ phổ thông nhất, các kỹ thuật phải được cụ thể hoá thông qua quy trình thao tác từng bước. Do đó, các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền việc thực hiện pháp luật và kỹ thuậtvề khai thác, bảo vệ CTTL cũng như ý thức bảo vệ an toàn lao động đến tận hộ gia đình, hợp tác xã và tổ chức sản xuất, nâng cao dân trí và ý thức của người dân nơi có hệ thống CTTL để tự họ nhận thấy việc bảo vệ CTTL chính là bảo vệ lợi ích thiết thực của cộng đồng. Cần lưu ý rằng việc nâng cao nhận thức của người dân là không khó nhưng để họ thực hiện những hành động bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hệ thống CTTL một cách tự giác lại rất khó (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

Sự tham gia của người dân và các tổ chức như Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hợp tác xã... vào công tác quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống CTTL và hoà giải các tranh chấp là một trong những giải pháp quan trọng, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống CTTL không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp củng cố, phát triển hệ thống thủy lợi, mà còn là lực lượng giám sát công trình nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ngay từ khi mới xuất hiện.

c. Điều kiện tự nhiên của vùng

Đặc điểm tự nhiên, địa hình địa mạo của từng vùng ảnh hưởng rất lớn đến CTTL nói chung và việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác CTTL nói riêng. Các yếu tố này bao gồm:

Yếu tố địa tầng cấu tạo địa chất và đặc điểm kiến tạo của vùng ảnh hưởng đến độ ổn định của công trình như: phong hóa, trượt hoặc gây thấm mất nước của hồ chứa… (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).

Yếu tố địa chất thủy văn trong các điều kiện địa chất công trình: Nước dưới lòng đất là nguyên nhân gây nên hiện tượng trượt của các sườn dốc cũng như các quá trình biến dạng thấm như xói ngầm, cát chảy, đùn đất tạo nên áp lực với móng công trình và độ bền của công trình. Mặt khác, nghiên cứu nước dưới

đất có thể cho phép đánh giá được khả năng thấm mất nước của hồ chứa nước. (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).

Nguồn nước: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn hay sự phát triển bậc thang thủy điện... đòi hỏi mỗi hệ thống phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch về nguồn nước cho hệ thống (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).

Yếu tố về khí hậu thời tiết, khí tượng thuỷ văn: Diễn biến thời tiết, khí tượng thuỷ văn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của CTTL và thay đổi nhu cầu phục vụ tưới, tiêu của các CTTL (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).

Ngoài các đặc điểm về địa chất, địa hình, các yếu tố về điều kiện tự nhiên khác của vùng như độ cao của vùng, lượng nước, lượng mưa, tác dụng vật lý, sinh học của nước, dòng chảy và vận tốc dòng chảy… cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như công tác quản lý khai thác, bảo vệ và chi phí vận hành của các CTTL (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).

d. Các yếu tố khác

Tập quán sản xuất, cơ cấu cây trồng cũng như nhu cầu về nước trong sản xuất của từng vùng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống CTTL của vùng. Do vậy các yếu tố biến động ảnh hưởng đến việc phát triển cây trồng như chuyển định hướng sản phẩm chủ lực từ lúa, hoa màu sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, cây ăn quả... đòi hỏi phải bổ sung công trình chuyên ngành thích hợp. Điều này cũng có nhiều tác động tới hệ thống CTTL và công tác QLKT CTTL của vùng. Việc áp dụng cây trồng mới, giống mới, dẫn đến những yêu cầu khắt khe cho nhiệm vụ tưới tiêu. Thời gian tưới mỗi đợt có thể được rút ngắn hoặc thay đổi, diện tích tưới chủ động được nâng lên... Vì vậy quy trình tưới và việc QLKT các CTTL cũng phải được thay đổi.

Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh nhưng không bền vững, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế đã làm cho hệ thống thuỷ lợi bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm, vấn nạn ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Nhiều hệ thống thuỷ lợi bị thay đổi mục tiêu và giảm sự chi phối.

Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn tới hệ thống CTTL và công tác quản lý khai thác CTTL là vốn đầu tư. Vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thiện công trình cũng như việc tu bổ, sửa chữa, nạo vét CTTL. Việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích sẽ giúp cho CTTL hoàn thành kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng như thiết kế (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

2.1.4.2. Các yếu tố chủ quan

a. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác các CTTL.

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đến công z tác QLNN về khai thác, bảo vệ CTTL và cán bộ QLKT CTTL thuộc các công ty thuỷ nông cũng như đơn vị quản lý CTTL là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL, đồng thời cũng là những người sẽ làm công tác triển khai các văn bản pháp luật đó xuống cấp quản lý dưới và tới người dân và các đối tượng hưởng lợi khác. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

Bên cạnh việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về khai thác, bảo vệ CTTL nói riêng phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức, viên chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác QLNN về khai thác, bảo vệ CTTL, do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

c. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Qua nhiều năm, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng, tạo nên cơ sở vật chất cho hệ thống lợi trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, các năm gần đây, khủng hoảng kinh tế và chính sách thắt chặt chi tiêu, nguồn vốn trong nước cho thuỷ lợi giảm dần, thậm chí là thiếu hụt quá lớn, nợ đọng nhiều. Các hệ thống thủy lợi được đầu tư dàn trải dẫn tới nhiều hệ thống chưa khép kín, không đảm bảo để vận hành đúng thiết kế.

Mức đầu tư ban đầu cho một đơn vị diện tích được đảm bảo tưới tiêu hiện nay còn thấp nên không có điều kiện để đưa những công nghệ hiện đại, vật liệu và thiết bị quản lý tiên tiến vào xây dựng và quản lý các CTTL. Do vậy hiện nay

cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác QLKT CTTL hiện nay rất lạc hậu. Mặc dù Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành tiêu chuẩn ngành về trang thiết bị quản lý trong hệ thống CTTL phục vụ tưới tiêu (số 14TCN 131-2002 ngày 9/01/2003) nhưng trong nhiều dự án, tư vấn thiết kế vẫn chưa quan tâm tới những quy định trong tiêu chuẩn này. Sự lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị quản lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém về công tác QLKT CTTL hiện nay (Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

d. Ứng dụng khoa học công nghệ

Yếu tố về khoa học công nghệ bao gồm việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL cũng có ảnh hưởng đến công tác QLKT CTTL song lại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, trang thiết bị khoa học công nghệ trong QLKT CTTL hầu như không đáng kể, chủ yếu bằng thủ công như hệ thống đóng mở, vận hành cống...(Ngô Thị Thu Hoa, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)