Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Sau khi điều chỉnh ranh giới theo Nghị định 01/2006/NĐ-CP, huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.386,74 ha, được phân bổ cho các mục đích sử dụng được nêu tại bảng 3.1.

Thanh Oai là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên chất đất chủ yếu là đất phù sa, có độ phì nhiêu, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả. Năm 2016, trong 12.386,74 ha đất, diện tích đất nông nghiệp là 8.456,9 ha, chiếm 68,27% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 31,04% diện tích tự nhiên, còn lại khoảng 85,49 ha là đất chưa sử dụng, chiếm 0,69% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện cho thấy nền kinh tế huyện Thanh Oai vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi sản xuất nông nghiệp.

hướng giảm đi do huyện chịu ảnh hưởng bởi quá trình công nghiệp hoá và tốc độ đô thị hoá khá cao của TP Hà Nội trong những năm gần đây. Cùng với đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên hơn 200 ha trong giai đoạn 2012-2016 (từ 3.640,2 ha năm 2012 lên 3.844,34 ha năm 2016) và chủ yếu được sử dụng cho mục đích xây dựng khu đô thị.

Mặt khác, diện tích đất chưa sử dụng tính đến năm 2016 chỉ còn khoảng 85,49 ha (giảm 54,71 ha so với năm 2012). Do đó, quỹ đất này không còn nhiều cho việc sử dụng trong quy hoạch trong tương lai theo đúng yêu cầu về quy mô của đô thị hiện tại.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2016 Loại đất (Chỉ tiêu sử dụng đất) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Loại đất (Chỉ tiêu sử dụng đất) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Tổng diện tích đất tự nhiên

II. Tổng diện tích đất nông nghiệp

12.386,74 8.456,90

100,00 68,27

1.Đất sản xuất nông nghiệp 7.682,19 62,02

2.Đất nuôi trồng thủy sản 658,20 5,31

3. Đất nông nghiệp khác 116,52 0,94

Diện tích đất nông nghiệp được tưới bởi hệ thống CTTL của huyện

8.456,90 100,00

Diện tích đất nông nghiệp được tiêu bởi hệ thống CTTL của huyện (2 vụ/năm)

13.525,00 80,00

III. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3.844,34 31,04

1. Đất ở 1.044,52 8,43

2. Đất chuyên dùng 112,32 0,91

3. Đất sản xuất phi nông nghiệp, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ

138,57 1,12

4. Đất có di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng 79,04 0,64

5.Đất phát triển hạ tầng 1.949,18 15,74

6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 151,15 1,22

7. Đất sông suối và mặt nước 364,03 2,94

8. Đất phi nông nghiệp khác 5,54 0,04

IV. Đất chưa sử dụng 85,49 0,69

Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như (Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B.; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên Bình Đà... Khi thực hiện các dự án này, diện tích đất nông nghiệp của huyện bị giảm đáng kể trong khi đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất không còn nhiều, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân không còn đất sản xuất, kéo theo một lượng lớn lao động đáng kể cần chuyển đổi việc làm.

Đất đai là lợi thế của huyện nhưng là nguồn lực không thể tái tạo được, vì vậy cần có biện pháp khai thác nguồn lực này một cách hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp để chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp thì việc nâng cao năng suất trên một diện tích đất canh tác là rất cần thiết.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số, lao động

Theo số liệu điều tra của UBND huyện Thanh Oai, dân số của huyện năm 2016 có 176.419 người với mật độ dân số khoảng 1.291 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của toàn thành phố Hà Nội là 1.979 người/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện Thanh Oai giai đoạn 2012-2016 là 1,1%/năm. Với xu thế đô thị hoá, trong những năm tới, dân số huyện Thanh Oai không chỉ tăng tự nhiên mà xu thế tăng cơ học sẽ khá cao khi các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị được hình thành, thu hút người dân ngoài huyện tới sinh sống và làm việc.

Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của huyện Thanh Oai là 104.087 người, chiếm 59% dân số, trong đó:

Bảng 3.2. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động củahuyện Thanh Oai năm 2016 năm 2016

Lực lượng lao động theo ngành Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp 28.260 27,15

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 39.355 37,81

Thương mại, dịch vụ 32.048 30,79

Lao động trong độ tuổi không tham gia hoạt động kinh tế 4.424 4,25

Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện Thanh Oai đã có xu thế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ song tốc độ dịch chuyển còn chậm, bên cạnh đó số lượng lao động trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế còn cao, chiếm tới 4,25% số lượng lao động trong độ tuổi (UBND huyện Thanh Oai, 2016).

Về chất lượng nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện có chất lượng khá. Thanh Oai còn là huyện có khá nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống như giò chả Ước Lễ, lồng chim Dân Hoà, điêu khắc, cơ khí Thanh Thuỳ, tương, miến dong Cự Đà, chẻ tăm hương Hồng Dương (hiện nay huyện có 118 làng nghề trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận)... đã tạo điều kiện cho việc giải quyết hàng ngàn lao động địa phương. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo chủ yếu thông qua kinh nghiệm và sự truyền dạy của lớp người đi trước. Tuy nhiên, số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chất lượng không cao do lao động trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi có trình độ hạn chế, chưa qua đào tạo, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất chậm do lực lượng lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và giai đoạn mới (UBND huyện Thanh Oai, 2016).

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2012 - 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế huyện Thanh Oai vẫn có mức tăng trưởng khá, dần đi vào ổn định và phát triển. Huyện Thanh Oai đã tận dụng và phát triển lợi thế, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nên đã giành được những thành tựu quan trọng về mọi mặt. Tăng trưởng GDP bình quân của huyện trong giai đoạn này là 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14,6 triệu đồng/người/năm (năm 2012) lên 27,5 triệu đồng/người/năm (năm 2016), vượt 2,5 triệu đồng so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của huyện đề ra.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,42% (năm 2012) xuống còn 3,03% (năm 2016). Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 39,5% (UBND huyện Thanh Oai, 2017);

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai qua 2 năm 2012, 2016 và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua hình 3.2:

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế Thanh Oai năm 2012– 2016

Nguồn: Phòng kinh tế Thanh Oai (2017) Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ tọng ngành chăn nuôi.

Hướng chuyển đổi và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai đến năm 2016 đã phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện đề ra. Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển đa dạng và hoạt động có hiệu quả, kịp thời phục vụ các nhu cầu của nhân dân: Giá trị tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại của huyện năm 2012: 528,8 tỷ đồng, mức bình quân tăng trưởng 16,6%, đến năm 2016, giá trị dịch vụ - thương mại đạt 804,6 tỷ đồng (CARG đạt 10,3%). Hiện nay, huyện đã xây dựng xong các dự án quy hoạch 2 trung tâm thương mại tại thị trấn Kim Bài và Bình Đà - Bình Minh, đầu tư nâng cấp một số chợ trong huyện.

Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với việc tích cực tranh thủ huy động các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư hạ tầng giao thông du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch làng cổ... trên địa bàn huyện đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc hình thành các cụm kinh tế tập trung, thu hút đầu tư từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo nguồn thu và thúc đẩy nền kinh tế của huyện đi lên.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện thời gian qua đã có những thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi

28% 40,40% 31,60% Năm 2012 Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ - thương mại 19% 46,5 0% 34,5 0% Năm 2016

và dịch vụ nông nghiệp. Theo số liệu cung cấp bởi Phòng Kinh tế Thanh Oai, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, ngành trồng trọt giảm từ 38% năm 2012 xuống còn 35% năm 2016, giảm 3%, ngược lại ngành chăn nuôi, thủy sản tăng từ 54% năm 2012 lên 56% vào năm 2016, tăng 2%, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm đến 9% vào năm 2016, tăng 5% so với năm 2012. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như vậy làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2016 tăng 31,8 triệu đồng/ha so với năm 2012, đạt mức 119,74 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm 2012-2016 đạt mức 1.785 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,71%/năm (UBND huyện Thanh Oai, 2017).

Về mặt xã hội, huyện được đánh giá là địa phương có tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và từng bước hiện đại cơ bản. Xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa từ huyện tới cơ sở đạt được nhiều kết quả đáp ứng nhu cầu học tập và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện (UBND huyện Thanh Oai, 2017).

3.1.2.4. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Oai

Theo đánh giá của Chương trình 07-CTr/HU của Huyện ủy Thanh Oai (2016), trong thời gian tới, huyện Thanh Oai có những thuận lợi và tiềm năng là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội sau:

Là huyện ngoại thành, nằm trong quy hoạch vành đai xanh của thủ đô Hà Nội nên huyện Thanh Oai có lợi thế cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp, mở rộng giao lưu thị trường với các địa phương khác.

Thanh Oai có nhiều làng nghề, cùng với tiềm năng phát triển, hệ thống các cụm, điểm công nghiệp của huyện có lợi thế thu hút đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, huyện là một trong những vùng sản xuất nông sản lớn để cung cấp cho Thành phố. Đây là cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Thanh Oai có các di tích lịch sử, văn hóa có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch làng nghề.

Huyện có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ lao động trong các làng nghề truyền thống có trình độ tay nghề cao. Dân trí ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo cũng tăng lên đáng kể.

bước được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội của huyện có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.

Vì vậy, dự kiến trong tương lai, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh, xứng đáng với vị trí và vị thế của mình trong khu vực (Huyện ủy Thanh Oai, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu hệ thống CTTL và công tác quản lý khai thác CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai,một huyện thuần nông với hơn 8.000 ha đất canh tác nông nghiệp, do đó vai trò của các CTTL là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào 3 xã trên địa bàn huyện Thanh Oai, gồm: Xã Tam Hưng là một xã nằm ở trung tâm huyện Thanh Oai, đại diện cho xã có diện tích canh tác nông nghiệp lớn trong huyện. Năm 2010, xã Tam Hưng được nhà nước xem là nơi trồng lúa trọng điểm cần phát triển và mở rộng tại địa bàn Hà Nội và được khảo sát là nơi nuôi trồng thủy sản do Chi cục Thuỷ sản Hà Nội thực hiện. Điều này thể hiện tầm quan trọng trong việc phát triển CTTL của xã để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.

Xã Hồng Dương là xã nằm ở cuối huyện Thanh Oai, giáp với huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên. Diện tích đất nông nghiệp của xã thuộc loại trung bình trong huyện nhưng chủ yếu nằm ở vùng trũng nên việc tiêu thoát nước của các CTTL chiếm vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của xã.

Xã Thanh Cao là một trong những xã đông dân nhưng có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong huyện. Với mật độ dân số dày như vậy, song song với việc phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất canh tác còn đòi hỏi xã phải đưa ra phương án quy hoạch đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị cao hơn, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân. Do đó việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi cho phù hợp với quy hoạch nông nghiệp của xã để đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu nước cho các loại cây trồng có nhu cầu về nước khác nhau là rất quan trọng.

Đây là 3 xã điển hình có các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống CTTL của huyện Thanh Oai bao gồm nền đất trũng, diện tích đất canh tác lớn và cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. Do đó tác giả đã lựa chọn 3 xã này làm điểm nghiên cứu về công tác QLKT CTTL.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về hệ thống CTTL, công tác quản lý khai thác CTTL nói chung và của huyện Thanh Oai nói riêng… thông qua các bài giảng, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu nghiên cứu liên quan.

 Các số liệu chung của Huyện Thanh Oai như tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, diện tích đất canh tác, năng suất, diện tích tưới tiêu... và tình hình quản lý khai thác CTTL của huyện Thanh Oai thông qua các báo cáo tại UBND huyện: báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện, báo cáo dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi, tình hình quản lý khai thác và kết quả quản lý khai thác các CTTL, niên giám thống kê…và các phòng chuyên môn: chung của huyện thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 54)