Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về hệ thống CTTL, công tác quản lý khai thác CTTL nói chung và của huyện Thanh Oai nói riêng… thông qua các bài giảng, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu nghiên cứu liên quan.

 Các số liệu chung của Huyện Thanh Oai như tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, diện tích đất canh tác, năng suất, diện tích tưới tiêu... và tình hình quản lý khai thác CTTL của huyện Thanh Oai thông qua các báo cáo tại UBND huyện: báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện, báo cáo dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi, tình hình quản lý khai thác và kết quả quản lý khai thác các CTTL, niên giám thống kê…và các phòng chuyên môn: chung của huyện thông qua phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Tài chính kế hoạch của huyện, Chi cục thống kê,các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua internet.

Trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được, luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLKTcác CTTL và chỉ ra những thuận lợi, hạn chế, tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Việc thực hiện thu thập số liệu sơ cấp thông qua tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên (dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn) 90 hộ nông dân thuộc 3 xã đại diện gồm: 30 hộ nông dân ở xã Tam Hưng, đại diện cho xã có diện tích đất nông nghiệp canh tác lớn ở huyện, 30 hộ nông dân ở xã Hồng Dương, đại diện cho xã diện tích đất nông nghiệp canh tác trung bình của huyện, 30 hộ nông dân ở xã Thanh Cao, đại diện cho xã diện tích đất nông nghiệp canh tác nhỏ của huyện. Nội dung phỏng vấn các hộ bao gồm tình hình sản xuất, canh tác và sử dụng nước tưới của hộ trong thời gian qua, ảnh hưởng của các CTTL đối với diện tích canh tác, các chi phí phải chi trả liên quan đến thuỷ lợi, mức độ hài lòng của các hộ và khó khăn, nguyện vọng cần đề xuất với cơ quan quản lý về CTTL.

Ngoài ra, tác giả còn tham vấn ý kiến các bên liên quan đến công tác QLKT CTTL bao gồm các nội dung: tình hình tổ chức thực hiện, nhận định về

mặt mạnh, mặt yếu, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTTL và công tác QLKT CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai, cụ thể:

 Cấp huyện:06 lãnh đạo và chuyên viên tại các phòng chức năng gồm:

phòng Kinh tế (2 cán bộ), phòng Kế hoạch Tài chính (1 cán bộ), chi cục Thống kê (1 cán bộ), phòng Tài nguyên và môi trường (1 cán bộ), ban Quản lý dự án của huyện Thanh Oai (1 cán bộ);

 Cấp xã: 3cán bộ lãnh đạo cấp xã, 3 cán bộ phụ trách địa chính, thủy

nông, 15 cán bộ các tổ chức đoàn thể gồm có hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi tổ chức chọn 3 cán bộ.

 Các công ty thuỷ nông trên địa bàn huyện: 5 cán bộ gồm 1 lãnh đạo, 2

cán bộ kỹ thuật, 2 công nhân vận hành..

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp sẽ được tiến hành thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan bằng phương pháp: Phỏng vấn, lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)