Giải pháp tăng cường quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 117 - 124)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý khai thác công trình thủy lợi trên

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn

bàn huyện Thanh Oai

4.3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác thuỷ lợi

Xây dựng chính sách chuyên biệt về QLKT CTTL cũng như văn bản thống nhất điều chỉnh công tác thủy lợi, tạo môi trường thuận lợi, phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức QLKT, tạo điều kiện để các tổ chức QLKT CTTL phát huy tiềm năng, lợi thế của mình đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền và tổ chức QLKT trong QLKT và bảo vệ CTTL.

Lồng ghép và nêu cụ thể vấn đề QLKT CTTL vào trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội, thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện thuần nông.

Hoàn thiện các văn bản theo hướng cụ thể hóa các nội dung đặc biệt là các biện pháp thực hiện, thể hiện văn bản một cách dễ hiểu như ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật Thủy Lợi; rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản có liên quan phục vụ cho công tác QLKT CTTL, thay thế một số văn bản đã ban hành từ lâu và không phù hợp với điều kiện hiện tại.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…

Tách bạch chức năng quản lý nhà nước với QLKT CTTL. Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với đơn vị QLKT CTTL, giữa các đơn vị QLKT CTTL với nhau, tránh sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ

quan thực thi.

Thúc đẩy công tác xã hội hóa về thủy lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia QLKT CTTL, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân; thúc đẩy chuyển dịch vai trò của nhà nước từ cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang thúc đẩy đầu tư công - tư đặc biệt trong hoạt động xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng.

Bổ sung các quy định, chế tài nhằm trang bị cho đội ngũ QLKT CTTL đủ mạnh, đủ thẩm quyền để xử lý vi phạm, bảo vệ, tránh các hành vi xâm hại đến hệ thống thủy lợi.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi

 Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch QLKT CTTL

- Quy hoạch lại hệ thống thủy lợi của huyện từ năm 2016 đến năm 2020. - Tập trung chỉ đạo hoàn thành hồ sơ quy hoạch chi tiết: chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, đê điều; các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xác định các phân khu quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất tập trung để trình phê duyệt theo đúng tiến độ đồng thời tổ chức công bố quy hoạch sau khi được duyệt nhằm tăng tính minh bạch. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch tại các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp và Công ty sông Đáy.

- Rà soát quy hoạch thủy lợi cho cây trồng cạn chủ lực và quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái…; xây dựng đề án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Phân định rõ mục đích của điều tra cơ bản, đảm bảo tính sát thực và độ tin cậy cao, tránh điều tra dàn trải làm lãng phí thời gian và nguồn lực.

- Đẩy mạnh thực hiện các nội dung của đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi đồng thời thực hiện rà soát, cập nhật, điều chỉnh nội dung kế hoạch hành động thực hiện đề án cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện phù hợp với điều kiện thực tế. Rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

 Về công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống

CTTL theo hướng hiện đại hóa:

hướng hiện đại hóa, đặc biệt là hệ thống đã có công trình đầu mối và kênh nội đồng để có thể áp dụng phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ưu tiên cấp nước cho cây trồng cạn chủ lực đang có thị trường, tưới cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ,…

- Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước, tưới công nghệ hiện đại cho lúa, rau sạch, các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và một số mô hình thủy lợi phục vụ thủy sản.

- Chú trọng đầu tư xây dựng công trình đã xuống cấp, ưu tiên những công trình khẩn cấp cần thực hiện ngay, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu của huyện, đặc biệt nâng năng lực tiêu nước của hệ thống CTTL đạt 100% diện tích đất canh tác.

- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng công trình, nạo vét, khơi thông dòng chảy hàng năm do nguồn kinh phí được cấp chưa đủ để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng CTTL nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất của các CTTL.

- Tăng cường quản lý, giám sát, thi công CTTL, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

- Công ty sông Đáy và các cán bộ giám sát tại các HTX nông nghiệp thường xuyên tổ chức thực địa, điều tra khảo sát, kiểm tra hiện trạng công trình, kịp thời đưa ra giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề sạt lở, xuống cấp, ách tắc dòng chảy, sự cố bất ngờ trong hệ thống để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

- Thúc đẩy các dự án đầu tư công – tư thông qua rà soát, phân loại dự án đầu tư, như:cung cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ, kết hợp cung cấp nước cho thủy sản, nông nghiệp có giá trị cao; phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, như: Trạm bơm điện, hệ thống thủy lợi nội đồng; các dự án cấp nước cho thủy sản, v.v...

- Bên cạnh đó thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nguồn nước từ sông Nhuệ và sông Đáy.

- Áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước vào sản xuất. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Về nguồn kinh phí: tăng cường hợp tác và tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức, dự án nước ngoài, tìm kiếm các nguồn vốn hợp pháp khác, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng.

4.3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác đầu tư ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

- Đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để tưới tiên tiến - tiết kiệm nước.

- Tập trung nghiên cứu, hướng dẫn thiết kế các hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch tái cơ cấu của từng vùng đồng thời phát triển nền nông nghiệp canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, như: công nghệ thông tin, vật liệu mới, nâng cao năng lực trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn trong QLKT CTTL và phòng, chống lũ.

- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống thủy lợi, từ đó đưa ra giải pháp quản lý vận hành hệ thống thủy lợi phù hợp.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất: lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp, phương pháp phòng chống dịch bệnh, tưới tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp canh tác khoa học trong sản xuất.

- Hướng dẫn tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, người dân phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp canh tác khoa học, phục vụ mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản(hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thuỷ sản - công nghệ không thay nước RAS) nhằm tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ trong nước và quốc tế về công nghệ, giải pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công nghệ cao, công nghệ quản lý vận hành công trình…

4.3.2.4. Nhóm giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức, trình độ người dân

Thực hiện tuyên truyền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong QLKT và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, thông qua truyền thanh và các buổi tập huấn để nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm. Cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực QLKT CTTL.

- Lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền về QLKT CTTL trong nội dung thông tin tuyên truyền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại huyện;

- Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, các chủ trương chính sách trong QLKT CTTL;

- Tổ chức tham quan, học tập cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị tại một số mô hình QLKT và bảo vệ CTTL tiên tiến, hiệu quả, bền vững.

Phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể để vận động toàn dân tham gia QLKT và bảo vệ công trình thủy lợi.

Phổ biến các mô hình QLKT và bảo vệ CTTL tiên tiến, hiệu quả, bền vững để phát triển và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

4.3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi

Việc QLKT CTTL hiệu quả không chỉ đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp mà cần phải tạo nên một mô hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi rõ ràng nhưng lại hoạt động và kết hợp với nhau trong một khung thể chế thống nhất phù hợp. Thực tế đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất theo hướng công ty không quản lý các CTTL mà năng lực của cộng đồng có thể quản lý để tinh giảm biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập, tạo điều kiện để củng cố và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLKT CTTL.

Hoàn chỉnh việc phân cấp QLKT CTTL dựa trên quy mô, công suất của công trình, ranh giới hành chính, mức độ phức tạp trong quản lý và mức độ nguy hiểm của công trình. Phân định rõ trách nhiệm QLKT công trình giữa công ty khai thác CTTL với các cá nhân, tổ chức quản lý khác, đặc biệt trong vận hành, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng nhằm bảo đảm an toàn công trình đồng thời gắn liền với phân cấp tỷ lệ kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí tương ứng.

Bên cạnh đó cần tăng cường nguồn lực cho bộ phận tham mưu về QLKT công trình thủy lợi của phòng Kinh tế huyện và các xã, thị trấn, đảm bảo phòng

Kinh tế huyện có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi và mỗi xã, thị trấn có cán bộ chuyên trách về thủy lợi.

Kiện toàn nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi để tăng cường năng lực thực thi các quy định về QLKT CTTL.

Rà soát, kiện toàn mô hình QLKT CTTL trên địa bàn theo chủ trương, định hướng chung của Nhà nước, của ngành.

Nâng cao hiệu quả QLKT CTTL: Lồng ghép, bố trí kinh phí các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đặc biệt là các dự án ODA để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tổ chức quản lý hệ thống CTTL phục vụ đa mục tiêu, tái cơ cấu ngành.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với đơn vị QLKT CTTL, giữa các đơn vị QLKT CTTL với nhau, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan thực thi.

4.3.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi

Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ QLNN về thủy lợi của huyện và các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhận thức cho các đối tượng thực hiện nhiệm vụ QLKT công trình thủy lợi.

Tăng cường tổ chức đào tạo tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực QLKT cho cán bộ, nhân viên ở địa phương, trọng tâm là cấp xã, HTX, tổ hợp tác dùng nước trực tiếp tham gia QLKT CTTL. Cụ thể:

+ Phổ biến, giới thiệu về các chủ trương, chính sách trong QLKT CTTL nói chung và công tác quản lý hệ thống thủy lợi trên địa bàn cụ thể nói riêng.

+ Đào tạo kỹ năng, phương pháp tham gia QLKT CTTL, trình tự, biện pháp ứng phó trong các tình huống khẩn cấp.

+ Phổ biến, đào tạo kỹ năng, lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp thực trạng năng lực hệ thống thủy lợi, thị trường, mùa, nguồn nước đảm bảo phát triển các thế mạnh của vùng, nâng cao giá trị kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các nhóm.

+ Phổ biến, đào tạo phương pháp áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, sản xuất nông nghiệp như cách sử dụng nước tiết kiệm, cách chọn giống, phòng chống dịch bệnh…

+ Tổ chức trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thực tế với các địa phương trong cả nước và nước ngoài.

Hàng năm, huyện cần bố trí kinh phí thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia QLKT CTTL đáp ứng yêu cầu QLNN về thủy lợi. Cần nhấn mạnh rằng yêu cầu đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn, QLKT CTTL cho cán bộ, đặc biệt ở cấp xã là rất cần thiết, có vai trò quan trọng và tác động đến cả quy trình vận hành và an toàn công trình.

4.3.2.7. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực QLKT CTTL theo kế hoạch được giao, chú trọng đến việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành; việc thực hiện quy định về đầu tư xây dựng các CTTL do địa phương quản lý, tránh lãng phí; kiểm tra công tác quản lý chống vi phạm pháp luật về đê điều và CTTL.

Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm trong công tác quản lý ngành; kiến nghị với cấp trên sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong lĩnh vực QLKT, bảo vệ CTTL.

Tiếp tục thường trực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực QLKT CTTL theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)