Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý khai thác các công trình thủy lợi
4.1.2. Thực trạng quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
4.1.2. Thực trạng quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh oai huyện Thanh oai
4.1.2.1. Công tác quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi
a. Tình hình phổ biến, thực thi các văn bản pháp luật về thuỷ lợi và quản lý khai thác công trình thủy lợi
Các chính sách về thuỷ lợi và quản lý khai thác CTTL
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta có khá nhiều văn bản về lĩnh vực thủy lợi, quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL, các quyết định triển khai cụ thể về thực hiện chính sách phân cấp quản lý CTTL, chính sách về thuỷ lợi phí trên địa bàn. (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy lợi nói chung, QLKT CTTL nói riêng, huyện Thanh Oai đã ban hành một số văn bản có nội dung liên quan đến công tác QLKT CTTL, chủ yếu là các văn bản về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Nhìn chung các văn bản này đều theo định hướng chung của Nhà nước, tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ CTTL, các văn bản pháp luật liên quan và đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ đối với nhiệm vụ phát triển thủy lợi.
Các văn bản được ban hành nhìn chung bảo đảm tính khả thi và đáp ứng kịp thời yêu cầu thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, công tác ban hành các văn bản chi tiết để thực thi các nội dung về QLKT CTTL còn chậm. Một số nội dung phức tạp cũng được ban hành, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, như việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLKT và bảo vệ CTTL.
Thực trạng việc triển khai các văn bản về thủy lợi và QLKT CTTL
Bên cạnh việc thành lập hệ thống quản lý thực hiện thì công tác triển khai các văn bản nhằm thực hiện QLKT CTTL cũng rất quan trọng. Các vấn đề như văn bản triển khai xuống cơ sở có phù hợp với tình hình thực tế không? Liệu các văn bản được triển khai xuống cơ sở có bị chồng chéo, khó khăn cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện không? Thời gian thực hiện các văn bản có gấp không?... Để đánh giá về những vấn đề này, đề tài tiến hành phỏng vấn 32 cán bộ
bao gồm: 27 cán bộ huyện, xã của huyện Thanh Oai (gồm 06 cán bộ huyện và 21 cán bộ xã đại diện cho 3 xã Tam Hưng, Hồng Dương, Thanh Cao, mỗi xã 07 cán bộ)và 05 cán bộ là nhân viên các công ty thủy nông trên địa bàn huyện, đề tài thu được kết quả tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 4.4. Công tác triển khai các văn bản về thủy lợi và quản lý khai thác công trình thủy lợi
Nội dung Số phiếu cho ý kiến (n=32) (phiếu)
Tỷ lệ (%)
Tính phù hợp và thời gian triển khai thực hiện của các văn bản nhà nước về QLKT, bảo vệ CTTL xuống cơ sở:
1. Cán bộ cấp huyện/xã 27
Phù hợp 24 88,89
Không phù hợp 3 11,11
2. Cán bộ công ty thủy nông 5
Phù hợp 4 80,00
Không phù hợp 1 20,00
3. Tổng 32
Phù hợp 28 87,50
Không phù hợp 4 12,50
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra(2017) Bảng 4.4 cho thấy về cơ bản các văn bản được triển khai xuống cơ sở là phù hợp với thực tế tại địa phương (87,5%). Có thể nói rằng thời gian để thực hiện các văn bản là khá hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% cán bộ cho rằng các văn bản được triển khai là chưa thực sự phù hợp.
Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi và công tác QLKT CTTL cũng không tránh khỏi những hạn chế. Cụ thể:
Một là: Chưa có chính sách chuyên biệt về QLKT CTTL cũng như văn
bản thống nhất điều chỉnh tổng thể công tác thủy lợi.
Đối với chính sách QLKT CTTL của Nhà nước: tính đến cuối năm 2016, ở tầm vĩ mô chưa có một văn bản pháp lý chuyên biệt nào về QLKT CTTL ngoài các chính sách về phân cấp QLKT CTTL. Việc ban hành Luật Thủy lợi cũng chưa được Quốc hội thông qua mặc dù dự thảo của Luật Thủy lợi đã được góp ý từ rất lâu gây khó khăn cho các địa phương trong việc có căn cứ pháp lý cụ thể,
thống nhất để triển khai thực hiện kế hoạch. Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội rất hẹp, những nội dung rất quan trọng như quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình, hệ thống CTTL; quản lý môi trường nước CTTL; vận hành công trình; tổ chức quản lý... là những nội dung rất quan trọng nhưng chưa được đề cập. Mặt khác, một số nội dung đã được quy định nhưng chưa được thực hiện được hoặc chồng chéo với văn bản pháp luật liên quan như trong Luật Tài nguyên nước số 17/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định nội dung phòng, chống tác hại do nước gây ra, tuy nhiên một số nội dung liên quan chỉ được nêu chung chung mang tính nguyên tắc, các nội dung liên quan đến đê điều, phòng chống lũ, lụt, khai thác và bảo vệ CTTL quy định trong Luật Tài nguyên nước đều đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Đê điều; Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão; Pháp lệnh Khai thác và Bảo về công trình thủy lợi, luật Tài nguyên nước không quy định cụ thể về lĩnh vực thủy lợi; Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11, có phạm vi điều chỉnh rộng, trong đó các nội dung của luật có quy định đối với việc bảo vệ môi trường nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, ao, hồ, kênh, rạch, nước ngầm, tuy nhiên các nội dung được quy định rất chung. Vì vậy, cần được chi tiết hóa đối với từng lĩnh vực để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
Đây là một trong những tồn tại lớn trong việc thể chế hoá công tác QLKT CTTL cần phải khắc phục để QLKT CTTL có một cơ sở pháp lý trong việc triển khai thực hiện.
Hai là: Tính hiệu lực thực thi của các văn bản về QLKT CTTL chưa cao
đặc biệt là các văn bản xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão. Mặt khác, thời gian ban hành và điều chỉnh các văn bản cũng có nhiều bất cập, một số văn bản khó có thể thực thi trong thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản cồng kềnh nhưng chưa đầy đủ, vừa thừa vừa thiếu có thể gây chồng chéo và khó khăn nhất định khi áp dụng nhưng lại chưa có một văn bản pháp luật điều chỉnh toàn diện những nội dung liên quan đến các nhiệm vụ phát triển thủy lợi. Điển hình như công tác xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, Chính phủ đã ban hành một số văn bản về xử phạt vi phạm hành chính về khai thác, bảo vệ CTTL, đê điều, phòng chống lụt bão như Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013, tuy nhiên, tính thực thi triệt để trong thực tế của văn bản này không cao. Tình trạng vi phạm CTTL vẫn đang là vấn đề nhức nhối và có chiều hướng
gia tăng do nhu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và các vấn đề khác. Nhiều trường hợp được lập biên bản xử phạt, song mức phạt cho cấp xã chỉ là dưới 2 triệu đồng, nên chưa đủ tính răn đe, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn. Nhiều biên bản phạt để lâu song chính quyền xã vẫn không thực hiện... Những hoạt động đào bới bờ đê, xả thải xuống lòng sông..., cấp chính quyền nào sẽ giải quyết?
Với Thanh Oai: hoạt động QLKT CTTL chưa được quy định cụ thể, quá chung chung, các quy định văn bản chỉ dừng lại ở việc nên thế này phải thế kia, tính hiệu lực không cao. Các văn bản cua UBND huyện về QLKT CTTL sau này cũng chỉ là những biện pháp tình thế, chưa đảm bảo được tính hiệu quả lâu dài.
Ba là: Thiếu lồng ghép vấn đề QLKT CTTL vào trong các chính sách phát triển KTXH. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện hành của Thanh Oai còn thiếu các quy định kèm theo về công tác QLKT CTTL.
Tính đến thời điểm hiện tại, UBND huyện với tư cách là cơ quan QLNN ở địa phương chưa ban hành một chính sách chuyên biệt nào cho hoạt động QLKT CTTL của mình. Mặc dù quy hoạch, định hướng phát triển thủy lợi có được đưa vào trong các văn bản quan trọng mang tính định hướng chiến lược của huyện như Chương trình 07-CTr-HU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân huyện Thanh Oai song còn quá chung chung, chưa có quy định về QLKT cụ thể và chưa xứng tầm với tầm quan trọng của ngành thủy lợi đối với một huyện thuần nông như Thanh Oai.
Công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Nhận thức rõ quy hoạch thủy lợi không chỉ phục vụ riêng phát triển thủy lợi mà còn là cơ sở cho các quy hoạch ngành, kinh tế - xã hội khác nên công tác điều tra cơ bản thuỷ lợi nhằm tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, lập quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình, xây dựng hệ thống thể chế chính sách, điều hành sản xuất và công tác quy hoạch thủy lợi luôn được các cấp lãnh đạo của huyện Thanh Oai nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung quan tâm chỉ đạo.
Do tầm ảnh hưởng lâu dài nên công tác quy hoạch không chỉ có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của hệ thống thủy lợi nói riêng mà của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của thành phố đã được đưa vào chi tiết quy hoạch thành phố, cho thấy vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển hệ thống thủy lợi đối với Thủ đô. Theo đó, trong những năm qua các loại quy hoạch chủ yếu đã được TP Hà Nội ban hành và thực hiện như:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó cần hoàn thiện dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, cải tạo các tuyến sông, mương thoát nước... Xây dựng hệ thống tưới và tiêu cho các vùng chuyên canh.
+ Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo đó quy định giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước để cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị,... Thiết lập các tuyến hành lang bảo vệ cho các sông, hồ, đập thủy lợi.
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, theo đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững. Tận dụng diện tích mặt nước các hồ chứa để kết hợp nuôi thủy sản. Phát triển sản xuất thủy sản tập trung chủ yếu tại các vùng trũng, thấp thuộc các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai.
+ Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó cần phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ đa mục tiêu với nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước, phòng chống lũ, đồng thời kết hợp phục vụ giao thông; du lịch, cảnh quan đô thị; Phát triển thủy lợi hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành; Phát triển thủy lợi đảm bảo tính đồng bộ; kế thừa, ổn định, đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới; Phát triển thuỷ lợi gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, và bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn, ven đô, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên để góp phần bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông nhằm xác định giải pháp công trình tiêu nước, chống ngập úng khu vực nội thành thành phố Hà Nội; tiêu nước chống úng ngập các khu vực dân cư nông thôn, các khu công nghiệp trên địa bàn và tiêu nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
lưu lượng, mực nước lũ thiết kế, chỉ giới thoát lũ, giải pháp thực hiện quy hoạch; khai thác vùng bãi ven sông, làm sống lại các dòng sông, cải thiện môi trường nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện Thanh Oai được quy hoạch nằm trong vùng vành đai nông nghiệp của TP Hà Nội, do đó đối với khu vực này, các dịch vụ thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất được khuyến khích phát triển. Các giải pháp theo Quy hoạch này đưa ra là phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp, các loại cây trồng mang giá trị kinh tế cao, phát triển thủy sản; chuyển đổi một số loại cây trồng, vật nuôi sang phát triển các loại cây công nghiệp, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Theo đánh giá các định hướng này là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tại huyện Thanh Oai khi diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày một giảm đi do tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số. Cùng với đó, các định hướng quy hoạch của TP Hà Nội ban hành đều đưa ra định hướng phát triển Thanh Oai thành một khu vực chuyên cung cấp các sản phẩm nông sản cho thành phố dẫn đến việc đầu tư cho hệ thống thủy lợi cũng được chú trọng phát triển như một lĩnh vực phụ trợ không thể thiếu cho sự phát triển của huyện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác điều tra cơ bản, lập quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch thủy lợi vẫn còn không ít tồn tại:
+ Việc phân loại điều tra cơ bản thủy lợi (điều tra phục vụ chỉ đạo sản xuất, quy hoạch…) chưa được phân loại rõ, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của công tác điều tra chưa sâu, còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Công tác phê duyệt, công bố, khai thác sử dụng kết quả điều tra cơ bản chưa được quy định rõ.
+ Trong công tác quy hoạch thủy lợi, thẩm quyền quyết định việc lập, phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch vùng, lãnh thổ chưa rõ; chưa có quy định cụ thể về công bố, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch thủy lợi sau khi duyệt. Ví dụ như chưa có quy định quy hoạch phải được niêm yết công khai ở các điểm sinh hoạt tập trung của người dân dẫn tới tình trạng đa phần người dân không biết tới quy hoạch như thế nào, nhằm mục đích gì, làm giảm yếu tố công khai, minh bạch của người dân.
+ Công tác quy hoạch thuỷ lợi chưa thực sự có tầm nhìn xa, chưa gắn được quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đôi khi quy hoạch phải
chạy theo thực tế để đáp ứng sự phát triển đột phát về kinh tế-xã hội. Công tác dự báo chưa tốt dẫn đến quy hoạch của nước ta mang tầm nhìn ngắn, đến nay thời gian quy hoạch thủy lợi tối đa mới chỉ đến 2050 mà còn rất mơ hồ, đến khi thực hiện phải điều chỉnh rất nhiều. Mặt khác do sự bất cập về phân công, phân cấp