Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi huyện Thanh Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý khai thác các công trình thủy lợi

4.1.1. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi huyện Thanh Oai

Hệ thống CTTL của huyện Thanh Oai là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới, tiêu cho diện tích lớn cây trồng, cung cấp nước để phát triển chăn nuôi, thủy sản, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương chú trọng phát triển kinh tế - xã hội trên toàn huyện, các ngành nghề, lĩnh vực đều có bước phát triển mới. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn được xem là chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Trong giai đoạn 2012-2016, các kết quả mà huyện đạt được trong nông nghiệp là vô cùng quý trọng và rất đáng khen. Đặc biệt là về lĩnh vực thuỷ nông, thuỷ lợi nội đồng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đây có thể nói là những kết quả bước đầu trong việc thay đổi tư duy, thay đổi phương thức trong tổ chức và quản lý phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện có thể thấy một số kết quả về lĩnh vực thuỷ lợi, các CTTL như sau:

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Oai tính đến nay gồm có:

Bảng 4.1. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Oai Công trình Đơn vị tính Số lượng Công trình Đơn vị tính Số lượng

Trạm bơm Trạm 56

Kênh, mương Km 588

Cống Cái 812

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai (2016) Hệ thống thủy lợi của huyện Thanh Oai khá đa dạng với hàng nghìn công trình lớn, nhỏ được bố trí rải rác khắp các khu vực trên địa bàn huyện nhằm phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh. Với hệ thống 56 trạm bơm, 588 km kênh mương tưới, tiêu và hơn 800 cống đầu kênh trên địa bàn huyện có thể cung cấp dịch vụ thủy lợi trên diện rộng cho diện tích 8.457 ha đất nông nghiệp. Tổng mức kinh phí đưa giá trị xây dựng lên đến hàng

chục tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và kinh phí từ phía nhân dân đóng góp cho thấy lĩnh vực thủy lợi của huyện Thanh Oai được đầu tư tương đối lớn và cơ bản giải quyết được vấn đề về nước tưới, tiêu cho sản xuất, chủ động chống úng, chống lụt và chống hạn.

 Hệ thống các trạm bơm:

Bảng 4.2. Hệ thống trạm bơm cố định trên địa bàn huyện Thanh Oai

Đơn vị quản lý Đơn vị tính Công ty sông Đáy HTX nông nghiệp Tổng Số trạm bơm đang hoạt động bình thường Tỷ lệ (%) I. Trạm bơm Trạm 39 17 56 54 96,4 Tưới 10 5 15 15 100,0 Tiêu 14 7 21 20 95,2 Kết hợp 15 5 20 19 95,0

II.Máy bơm

Máy 168 61 229 221 96,5 8.400 m3/h 10 10 10 100,0 8.100 m3/h 6 6 6 100,0 4.000 m3/h 8 8 8 100,0 2.500 m3/h 12 12 12 100,0 1.800m3/h 6 12 18 17 94,4 1.000m3/h 122 34 156 150 96,2 540m3/h 4 14 18 17 94,4 200m3/h 1 1 1 100,0 III.Tổng lưu lượng máy bơm (m

3/h) 329.560 63.360

Nguồn: Phòng kinh tế Thanh Oai (2017) Tổng số trạm bơm trên địa bàn huyện Thanh Oai là 56 trạm bơm, gồm có 36 trạm bơm tưới, 6 trạm bơm tiêu và 14 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp do Công ty sông Đáy và các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện quản lý.Ngoài ra, Công ty sông Đáy còn thường xuyên tiến hành lắp đặt thêm 12 trạm bơm dã chiến với 4 máy loại 1000m3/h vào vụ xuân hàng năm để phục vụ phòng chống hạn. Diện tích tưới hỗ trợ của các máy bơm dã chiến cho các trạm bơm cố định là 2.915 ha, nhiều năm nay phát huy tác dụng tốt.

bơm) để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Việc vận hành trạm bơm, đóng mở cống, điều tiết được Công ty phân cấp theo từng địa bàn xí nghiệp quản lý. Hầu hết các trạm bơm được vận hành bằng đóng ngắt cầu dao khi vận hành. Các trạm bơm đều xây dựng quy trình vận hành riêng cho từng trạm và công nhân vận hành phải tuân thủ theo đúng quy trình.

Nhìn chung hệ thống trạm bơm trên địa bàn huyện vận hành khá tốt. Với tổng số máy bơm hiện có của cả Công ty sông Đáy và các HTX về cơ bản đáp ứng được việc cấp nước cho toàn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện,với lượng mưa nhỏ hơn 300 mm/ ngày hệ thống này có thể tiêu úng cứu lúa và phòng chống hạn đặc biệt trong vụ xuân hàng năm.

Tuy nhiên, nhiều trạm bơm trong hệ thống này được đầu tư từ những năm 60 của thế kỷ trước như trạm bơm Phù Bật (1965), Quế Sơn (1966), Ước Lễ (1966)… nên việc xảy ra hỏng hóc, xuống cấp là không thể tránh khỏi. Thực tế đã có nhiều trạm bơm cũ kỹ, hoen rỉ, không đảm bảo chất lượng công trình vẫn đang sử dụng mà chưa được tu sửa, nâng cấp. Đến nay đã có 2/56 trạm bơm: 1 trạm bơm tiêu và 1 trạm bơm kết hợp với 8 máy bơm đang dừng vận hành chờ sửa chữa, xây mới. Tỷ lệ trạm bơm đang hoạt động bình thường trên địa bàn huyện Thanh Oai chỉ đạt 96,5%. Mặt khác, một số trạm bơm trên địa bàn huyện mặc dù đã xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới nhưng vẫn đang phải “oằn mình” hoạt động để cung cấp nước tưới và tiêu nước cho một diện tích lớn đất nông nghiệp của huyện.Việc này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và hiệu quả tưới tiêu nước trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó hầu như các trạm bơm này đều hoạt động vượt công suất thiết kế mà không thường xuyên được tu sửa, bảo dưỡng dẫn đến làm giảm độ bền của các trạm bơm, giảm chất lượng và hiệu quả khai thác CTTL (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

 Hệ thống kênh tưới tiêu:

Bảng 4.3. Hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Thanh Oai

Loại kênh Đơn vị quản lý Số tuyến Chiều dài (m) Kiên cố hóa Số tuyến Chiều dài (m) Tỷ lệ (%)

Kênh cấp I, II Công ty sông Đáy 38 130.400 15 41.200 31,6

Kênh cấp III, nội đồng

HTX nông nghiệp - 457.600 - 194.673 42,5

Hiện nay Công ty sông Đáy (cụ thể là Xí nghiệp Thủy nông La Khê) đang quản lý 38 tuyến kênh tưới, tiêu trên địa bàn huyện Thanh Oai, trong đó:

+ Kênh tưới: 23 tuyến chiều dài 75.200 m.

+ Kênh tiêu tổng số 15 tuyến chiều dài 55.200 m.

Kênh cấp III và nội đồng trên địa bàn huyện do các HTX nông nghiệp quản lý có chiều dài là 457,6 km. Tính đến năm 2016, hệ thống kênh này mới kiên cố hoá được 194,673 km, chiếm 42,5%.

Hàng năm, huyện đều dành một khoản kinh phí để hỗ trợ các cụm thủy nông trong việc đầu tư nâng cấp, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Tuy nhiên do các tuyến kênh bằng đất thường xuyên bị bồi lắng, việc đầu tư tu bổ không kịp thời và đảm bảo yếu tố thiết kế kỹ thuật cộng với nguồn kinh phí có hạn nên việc tiêu úng chậm, nhất là các tuyến kênh tiêu lớn nội đồng do HTX nông nghiệp quản lý và một số tuyến tiêu nước cho khu dân cư, cần được sớm giải quyết dứt điểm và có biện pháp ngăn chặn việc đổ rác thải ra lòng kênh.

Như vậy, thông qua thực trạng của hệ thống thủy lợi ở huyện Thanh Oai chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực thủy lợi nói riêng cũng như ngành nông nghiệp của huyện nói chung, nó kéo theo sự phát triển của các mặt khác của đời sống xã hội, trực tiếp tác động tới chất lượng cuộc sống của nhân dân. Mặt khác, hệ thống CTTL còn tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu, nâng hiệu suất sử dụng đất, phân bố lại nguồn nước tự nhiên, cải tạo đất, cải tạo môi trường theo chiều hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng phát triển đa dạng, phong phú theo hướng hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa ở các xã Tam Hưng, Thanh Văn, cây ăn quả ở Kim Thư, Cao Viên, nuôi trồng thủy sản ở Cao Dương, Xuân Dương, Hồng Dương. Ngoài ra, hàng năm, hệ thống CTTL trong toàn huyện cung cấp một lượng nước lớn cho các ngành sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; cải tạo môi trường sinh thái, tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du lịch...

Những con số về đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thủy sản, những con số về diện tích canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được tăng lên, hoang hóa giảm xuống và chất lượng sản phẩm được nâng cao, đó không chỉ là những số liệu thông thường, mà đó phản ánh sức lao động của nhân dân toàn huyện, là sự cố gắng nỗ lực của tất cả mọi người, từ người nông dân, nhà khoa

học, người làm dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp,… và quan trọng nhất đó chính là sự chỉ đạo, lãnh đạo và định hướng của lực lượng quản lý các cấp, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 65 - 69)