Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý khai thác các công trình thủy lợi
4.1.3. Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên
được tham gia các buổi tập huấn này, bình quân mỗi cán bộ được đào tạo 2 năm/ lần. Nội dung đào tạo thường xuyên được cập nhật phù hợp với tình hình thực tế liên quan đến hệ thống thủy lợi, do đó có thể nói các cán bộ của công ty sông Đáy có chuyên môn khá vững trong QLKT CTTL. Tuy nhiên công tác này chưa được triển khai đến người dân làm giảm hiệu quả quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong QLKT CTTL.
4.1.3. Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Oai trên địa bàn huyện Thanh Oai
4.1.3.1. Kết quả đạt được
- Công tác QLKT CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai được thực hiện theo hệ thống xuyên suốt từ cấp huyện xuống cấp xã, thôn, khu vực dùng nước,
đang từng bước đi vào nền nếp nên cơ bản đảm bảo phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
- Công tác phân cấp QLKT và bảo vệ CTTL cơ bản được hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Công tác chuyên môn như quản lý nước, quản lý công trình, ghi chép sổ sách vận hành, tổng hợp giờ bơm, điện năng được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, công nhân vận hành nói chung đều nắm được quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật của công trình phục vụ công tác vận hành.
- Vào mùa mưa lũ, các cơ quan quản lý các CTTL trên địa bàn huyện đã vận hành điều tiết tốt hệ thống, chủ động tiêu lượng nước dư thừa... làm hạn chế được khả năng gây úng, ngập và có chế độ tích nước hợp lý, không xảy ra hạn hán, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống thủy lợi của huyện đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt. UBND huyện đã đứng ra làm chủ đầu tư nhiều dư án duy tu, sửa chữa, nâng cấp CTTL.
- Các công trình tưới, tiêu như kênh dẫn nước, cống đầu kênh… (kể cả đầu mối và nội đồng) đã từng bước được kiên cố hóa, cải tạo, nâng cấp, bổ sung, xây mới giúp giảm thất thoát nước tưới và lượng điện năng tiêu thụ.
- Việc huy động nhân dân cùng tham gia vào công tác QLKT CTTL của huyện đã đạt được những thành công nhất định, nâng cao vai trò giám sát của nhân dân trong việc QLKT và bảo vệ CTTL trên địa bàn huyện.
- Công tác kiểm tra giám sát các CTTL của huyện Thanh Oai được tiến hành thường xuyên, phần lớn các công trình đều hoạt động bình thường.
- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi được tiến hành thường xuyên và tiến hành với tất cả các CTTL trên địa bàn huyện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến an toàn công trình.
4.1.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
a. Tồn tại
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác QLKT CTTL của huyện Thanh Oai vẫn còn tồn tại không ít hạn chế ở những vấn đề:
vào cuộc sống của người dân, mang tính hình thức, chung chung chứ chưa tính đến hiệu quả của nó đến đâu, tác dụng đến mức nào.
- Công tác quy hoạch thủy lợi chưa thực sự có tầm nhìn xa, còn thiếu đồng bộ, chắp vá. Độ tin cậy của quy hoạch chưa thật cao.
- Hệ thống tổ chức QLKT CTTL thời gian qua có nhiều biến động, chưa đồng bộ, thống nhất, đặc biệt ở các công ty thủy nông. Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các văn bản pháp luật còn yếu. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp chung giữa các đơn vị trong QLKT CTTL.
- Tổ chức, nhân lực QLKT CTTL hầu như không có chuyên môn về thủy lợi, chưa đáp ứng yêu cầu gây khó khăn cho việc phát huy ưu điểm của chính sách thủy lợi và yêu cầu QLKT, bảo vệ hệ thống CTTL. Mặc dù mỗi xã, thị trấn có bố trí cán bộ thủy lợi, giao thông nội đồng nhưng còn mang tính hình thức.
- Chất lượng nước tưới cho một diện tích lớn đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề suy thoái nguồn tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước nhưng các cấp chính quyền vẫn lúng túng trong khâu xử lý.
- Hệ thống công trình chưa phát huy được hiệu quả từ đầu mối đến mặt ruộng do hạn chế về công tác đầu tư xây dựng, khơi thông dòng chảy.
- Cơ chế tài chính trong QLKT CTTL chưa đồng bộ, nhất là khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, việc cấp và sử dụng thủy lợi phí còn nhiều bất cập. Nguồn thu của các tổ chức QLKT CTTL chủ yếu từ cấp bù thủy lợi phí nhưng mức thu này chưa đáp ứng được chi phí hợp lý của các tổ chức.
- Công tác đầu tư vào xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương của huyện Thanh Oai còn chưa được thực sự chú trọng xứng tầm. Việc đầu tư sửa chữa nâng cấp CTTL còn chậm mặc dù đã được đề nghị nhiều lần dẫn đến làm giảm hiệu quả tưới và tiêu thoát nước của hệ thống công trình.
- Chưa hình thành được hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành, nên việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết, ngăn ngừa và xử phạt các hành vi vi phạm CTTL, đê điều còn rất nhiều hạn chế.
- Việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm về thủy lợi, đê điều ở huyện Thanh Oai chưa được thực thi nghiêm, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, quyền lực của cơ quan quản lý chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng tái vi phạm.
CTTL tới cán bộ quản lý hay người dân đã được chú trọng thực hiện nhưng kết quả chưa cao.
b. Nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại
Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, thiên tai ngày càng khắc nghiệt dẫn đến sự hư hại của nhiều công trình và làm thay đổi yêu cầu phục vụ của hệ thống thủy lợi.
- Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho các hệ thống CTTL bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong các CTTL.
- Kinh phí dùng cho đầu tư xây dựng, sửa chữa, nạo vét, nâng cấp CTTL, còn hạn hẹp dẫn đến việc kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi mới chỉ đạt được tỷ lệ nhỏ.Cơ chế về tài chính trong QLKT công trình còn mang nặng tính xin - cho. Bên cạnh đó, có hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thủy lợi nội đồng.
- Chất lượng một số công trình kém do đơn vị xây dựng công trình chạy theo lợi nhuận, chưa tuân thủ nghiêm các quy định theo đúng thiết kế, sử dụng vật liệu công trình kém chất lượng nhằm làm giảm chi phí xây dựng công trình.
- Ý thức của nhiều người dân chưa thực sự tốt, nhiều đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi như phá hoại CTTL, chiếm dụng khoảng đất của công trình làm của riêng để tăng gia sản xuất hoặc làm lều quán, lấn chiếm lòng kênh làm công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng.
Nguyên nhân chủ quan
- Việc thực thi các cơ chế chính sách trong QLKT CTTL chưa triệt để, toàn diện, dẫn đến nhiều hành vi vi phạm xâm hại CTTL, hành vi gây ảnh hưởng dòng chảy còn chưa được xử lý kịp thời, đúng mức.
- Sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước như quản lý chất lượng nước; trách nhiệm trong bảo vệ các CTTL, nhất là việc cấp phép và xử lý các hành vi vi phạm.
chính, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp khai thác CTTL còn chưa phát huy hết tiềm năng, trong khi vai trò của người hưởng lợi chưa được coi là trọng tâm, cần được đề cao đặc biệt trong khâu giám sát.
- Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, hình thành được hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL.
- Nguồn nhân lực trong lĩnh vực QLKT CTTL còn hạn chế về trình độ, ít được đào tạo và đào tạo lại, thiếu những khóa học thực tế, giao lưu với những địa phương tiên tiến áp dụng khoa học công nghệ mới. Cán bộ phụ trách công tác thủy lợi của phòng Kinh tế huyện đều phải hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Chưa tập trung nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác QLKT nhằm nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thủy lợi trong cộng đồng chưa đạt hiệu quả cao; ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ CTTL của một số cán bộ, người dân còn thấp. Chưa nhận thức đủ về tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý, đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.
Để làm rõ thêm kết quả đạt được, những tồn tại về công tác quản lý khai thác các CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai trong thời gian tới, luận văn tiến hành phân tích ma trận SWOT. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, thách thức mà công tác QLKT CTTL của huyện Thanh Oai gặp phải đã được nêu ở trên và các kết hợp giữa chúng để đưa ra các giải pháp phù hợp, đúng hướng nhằm tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tìm cơ hội phát huy điểm mạnh và giải pháp khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức cho công tác QLKT CTTL của huyện Thanh Oai trong thời gian tới.
Điểm mạnh trong QLKT CTTL của huyện Thanh Oai
- Công tác phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ CTTL của huyện cơ bản được hoàn thiện, có sự phân cấp hợp lý giữa các đơn vị tham gia.
- Lực lượng cán bộ làm công tác QLKT CTTL được bố trí đủ, có trình độ phù hợp, ham học hỏi.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn huyện Thanh Oai từng bước được đầu tư thực hiện.
Điểm yếu trong QLKT CTTL của huyện Thanh Oai
- Tổ chức QLKT chưa hoàn thiện (đặc biệt từ phía các công ty QLKT CTTL), nguồn nhân lực có chuyên ngành đào tao chưa phù hợp, phần lớn không được đào tạo bởi chuyên ngành thủy lợi.
- Mức độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các CTTL hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng thủy lợi lạc hậu, chưa đồng bộ, thiếu thốn. Nhiều công trình xuống cấp làm ảnh hưởng tới khả năng tưới tiêu. Các công trình hầu như đều phải hoạt động vượt công suất thiết kế.
- Ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra chậm. Cơ hội trong QLKT CTTL của huyện Thanh Oai
- Nhà nước có chính sách cấp bù thủy lợi phí phù hợp. - Điều kiện kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.
- Vốn đầu tư cho công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp CTTL lợi được UBND TP, UBND huyện cấp thường xuyên.
- Có sự đồng thuận và tham gia của người dân trong công tác giám sát và bảo vệ CTTL.
- Sự tham gia của người/tổ chức hợp tác dùng nước tạo cơ hội cho việc thu hút các dự án ODA từ các tổ chức quốc tế khi quản lý tưới có sự tham gia là một trong các điều kiện giải ngân.
Thách thức trong QLKT CTTL của huyện Thanh Oai
- Cơ chế quản lý chưa phù hợp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi nhẹ, chưa nghiêm.
- Ý thức người dân trong QLKT và bảo vệ CTTL chưa cao.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về QLKT CTTL còn diễn ra phổ biến. - Tình hình biến đổi khí hậu và thời tiết biến động phức tạp.
- Sự thay đổi nhu cầu về dịch vụ thủy lợi.
- Quá trình đô thị hóa tăng gây áp lực trong việc xử lý nước thải.
- Vốn đầu tư cho thủy lợi không nhiều trong khi một CTTL cần lượng vốn lớn.
Chiến lược SWOT trong QLKT CTTL huyện Thanh Oai.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các buổi tập huấn, các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức và các buổi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm.
- Hoàn chỉnh phân cấp quản lý CTTL, tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị.
- Xây dựng chính sách cấp bù thủy lợi phí ngày hoàn thiện với sự tham gia đóng góp của những người dân đặc biệt những người có tiềm lực kinh tế.
- Tranh thủ vốn từ các nguồn khác nhau để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học công nghệ hiện đại vào QLKT CTTL.
Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO)
- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp CTTL có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ.
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm. Kết hợp giữa điểm mạnh và thách thức (ST)
- Xây dựng hệ thống văn bản điện tử, thư điện tử, đường dây nóng là cầu nối giữa người dân và nhà quản lý nhằm khắc phục khuyết điểm của cơ chế quản lý đồng thời giải quyết nhanh gọn tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
- Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về HTTL và có khen thưởng cho đối tượng phát hiện vi phạm nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ lợi.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào QLKT, bảo vệ CTTL, xử lý nước thải, đảm bảo chất lượng nước cho sản xuất.
- Đẩy mạnh sự tham gia giám sát của nhân dân, tận dụng tối đa tác dụng của quản lý dựa vào cộng đồng.
Kết hợp giữa điểm yếu và thách thức (WT)
- Tăng cường công tác QLKT hệ thống CTTL.
- Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp đối với lĩnh vực thủy lợi.
- Đổi mới dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất, dân sinh theo hướng sản xuất đặt hàng nhằm tăng tính tiết kiệm, đảm bảo bình đẳng và lợi ích kinh tế.
- Xây dựng chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm HTTL. - Có biện pháp thu hút đầu tư, nguồn vốn nhàn rỗi từ bên ngoài vào phát triển dịch vụ thủy lợi.
Bảng 4.21. Ma trận phân tích SWOT trong quản lý khai thác công trình thủy lợi của huyện Thanh Oai Điểm mạnh (T)
- Công tác phân cấp quản lý cơ bản được hoàn thiện, phân cấp phù hợp.
- Lực lượng lao động đủ, có trình độ, ham học hỏi.
- Ứng dụng khoa học công nghệ từng bước
được đầu tư thực hiện.
Điểm yếu (W)
- Tổ chức QLKT chưa hoàn thiện (đặc biệt từ phía các công ty QLKT CTTL), nguồn nhân lực có chuyên ngành chưa phù hợp.
- Mức độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng thủy lợi lạc hậu, chưa đồng bộ.
- Ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra