Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động củahuyện Thanh Oai năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

người, chiếm 59% dân số, trong đó:

Bảng 3.2. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động củahuyện Thanh Oai năm 2016 năm 2016

Lực lượng lao động theo ngành Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp 28.260 27,15

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 39.355 37,81

Thương mại, dịch vụ 32.048 30,79

Lao động trong độ tuổi không tham gia hoạt động kinh tế 4.424 4,25

Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện Thanh Oai đã có xu thế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ song tốc độ dịch chuyển còn chậm, bên cạnh đó số lượng lao động trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế còn cao, chiếm tới 4,25% số lượng lao động trong độ tuổi (UBND huyện Thanh Oai, 2016).

Về chất lượng nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện có chất lượng khá. Thanh Oai còn là huyện có khá nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống như giò chả Ước Lễ, lồng chim Dân Hoà, điêu khắc, cơ khí Thanh Thuỳ, tương, miến dong Cự Đà, chẻ tăm hương Hồng Dương (hiện nay huyện có 118 làng nghề trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận)... đã tạo điều kiện cho việc giải quyết hàng ngàn lao động địa phương. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo chủ yếu thông qua kinh nghiệm và sự truyền dạy của lớp người đi trước. Tuy nhiên, số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chất lượng không cao do lao động trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi có trình độ hạn chế, chưa qua đào tạo, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất chậm do lực lượng lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và giai đoạn mới (UBND huyện Thanh Oai, 2016).

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2012 - 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế huyện Thanh Oai vẫn có mức tăng trưởng khá, dần đi vào ổn định và phát triển. Huyện Thanh Oai đã tận dụng và phát triển lợi thế, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nên đã giành được những thành tựu quan trọng về mọi mặt. Tăng trưởng GDP bình quân của huyện trong giai đoạn này là 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14,6 triệu đồng/người/năm (năm 2012) lên 27,5 triệu đồng/người/năm (năm 2016), vượt 2,5 triệu đồng so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của huyện đề ra.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,42% (năm 2012) xuống còn 3,03% (năm 2016). Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 39,5% (UBND huyện Thanh Oai, 2017);

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai qua 2 năm 2012, 2016 và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua hình 3.2:

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế Thanh Oai năm 2012– 2016

Nguồn: Phòng kinh tế Thanh Oai (2017) Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ tọng ngành chăn nuôi.

Hướng chuyển đổi và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai đến năm 2016 đã phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện đề ra. Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển đa dạng và hoạt động có hiệu quả, kịp thời phục vụ các nhu cầu của nhân dân: Giá trị tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại của huyện năm 2012: 528,8 tỷ đồng, mức bình quân tăng trưởng 16,6%, đến năm 2016, giá trị dịch vụ - thương mại đạt 804,6 tỷ đồng (CARG đạt 10,3%). Hiện nay, huyện đã xây dựng xong các dự án quy hoạch 2 trung tâm thương mại tại thị trấn Kim Bài và Bình Đà - Bình Minh, đầu tư nâng cấp một số chợ trong huyện.

Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với việc tích cực tranh thủ huy động các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư hạ tầng giao thông du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch làng cổ... trên địa bàn huyện đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc hình thành các cụm kinh tế tập trung, thu hút đầu tư từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo nguồn thu và thúc đẩy nền kinh tế của huyện đi lên.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện thời gian qua đã có những thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi

28% 40,40% 31,60% Năm 2012 Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ - thương mại 19% 46,5 0% 34,5 0% Năm 2016

và dịch vụ nông nghiệp. Theo số liệu cung cấp bởi Phòng Kinh tế Thanh Oai, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, ngành trồng trọt giảm từ 38% năm 2012 xuống còn 35% năm 2016, giảm 3%, ngược lại ngành chăn nuôi, thủy sản tăng từ 54% năm 2012 lên 56% vào năm 2016, tăng 2%, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm đến 9% vào năm 2016, tăng 5% so với năm 2012. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như vậy làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2016 tăng 31,8 triệu đồng/ha so với năm 2012, đạt mức 119,74 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm 2012-2016 đạt mức 1.785 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,71%/năm (UBND huyện Thanh Oai, 2017).

Về mặt xã hội, huyện được đánh giá là địa phương có tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và từng bước hiện đại cơ bản. Xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa từ huyện tới cơ sở đạt được nhiều kết quả đáp ứng nhu cầu học tập và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện (UBND huyện Thanh Oai, 2017).

3.1.2.4. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Oai

Theo đánh giá của Chương trình 07-CTr/HU của Huyện ủy Thanh Oai (2016), trong thời gian tới, huyện Thanh Oai có những thuận lợi và tiềm năng là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội sau:

Là huyện ngoại thành, nằm trong quy hoạch vành đai xanh của thủ đô Hà Nội nên huyện Thanh Oai có lợi thế cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp, mở rộng giao lưu thị trường với các địa phương khác.

Thanh Oai có nhiều làng nghề, cùng với tiềm năng phát triển, hệ thống các cụm, điểm công nghiệp của huyện có lợi thế thu hút đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, huyện là một trong những vùng sản xuất nông sản lớn để cung cấp cho Thành phố. Đây là cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Thanh Oai có các di tích lịch sử, văn hóa có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch làng nghề.

Huyện có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ lao động trong các làng nghề truyền thống có trình độ tay nghề cao. Dân trí ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo cũng tăng lên đáng kể.

bước được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội của huyện có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.

Vì vậy, dự kiến trong tương lai, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh, xứng đáng với vị trí và vị thế của mình trong khu vực (Huyện ủy Thanh Oai, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu hệ thống CTTL và công tác quản lý khai thác CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai,một huyện thuần nông với hơn 8.000 ha đất canh tác nông nghiệp, do đó vai trò của các CTTL là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào 3 xã trên địa bàn huyện Thanh Oai, gồm: Xã Tam Hưng là một xã nằm ở trung tâm huyện Thanh Oai, đại diện cho xã có diện tích canh tác nông nghiệp lớn trong huyện. Năm 2010, xã Tam Hưng được nhà nước xem là nơi trồng lúa trọng điểm cần phát triển và mở rộng tại địa bàn Hà Nội và được khảo sát là nơi nuôi trồng thủy sản do Chi cục Thuỷ sản Hà Nội thực hiện. Điều này thể hiện tầm quan trọng trong việc phát triển CTTL của xã để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.

Xã Hồng Dương là xã nằm ở cuối huyện Thanh Oai, giáp với huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên. Diện tích đất nông nghiệp của xã thuộc loại trung bình trong huyện nhưng chủ yếu nằm ở vùng trũng nên việc tiêu thoát nước của các CTTL chiếm vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của xã.

Xã Thanh Cao là một trong những xã đông dân nhưng có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong huyện. Với mật độ dân số dày như vậy, song song với việc phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất canh tác còn đòi hỏi xã phải đưa ra phương án quy hoạch đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị cao hơn, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân. Do đó việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi cho phù hợp với quy hoạch nông nghiệp của xã để đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu nước cho các loại cây trồng có nhu cầu về nước khác nhau là rất quan trọng.

Đây là 3 xã điển hình có các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống CTTL của huyện Thanh Oai bao gồm nền đất trũng, diện tích đất canh tác lớn và cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. Do đó tác giả đã lựa chọn 3 xã này làm điểm nghiên cứu về công tác QLKT CTTL.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về hệ thống CTTL, công tác quản lý khai thác CTTL nói chung và của huyện Thanh Oai nói riêng… thông qua các bài giảng, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu nghiên cứu liên quan.

 Các số liệu chung của Huyện Thanh Oai như tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, diện tích đất canh tác, năng suất, diện tích tưới tiêu... và tình hình quản lý khai thác CTTL của huyện Thanh Oai thông qua các báo cáo tại UBND huyện: báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện, báo cáo dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi, tình hình quản lý khai thác và kết quả quản lý khai thác các CTTL, niên giám thống kê…và các phòng chuyên môn: chung của huyện thông qua phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Tài chính kế hoạch của huyện, Chi cục thống kê,các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua internet.

Trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được, luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLKTcác CTTL và chỉ ra những thuận lợi, hạn chế, tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Việc thực hiện thu thập số liệu sơ cấp thông qua tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên (dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn) 90 hộ nông dân thuộc 3 xã đại diện gồm: 30 hộ nông dân ở xã Tam Hưng, đại diện cho xã có diện tích đất nông nghiệp canh tác lớn ở huyện, 30 hộ nông dân ở xã Hồng Dương, đại diện cho xã diện tích đất nông nghiệp canh tác trung bình của huyện, 30 hộ nông dân ở xã Thanh Cao, đại diện cho xã diện tích đất nông nghiệp canh tác nhỏ của huyện. Nội dung phỏng vấn các hộ bao gồm tình hình sản xuất, canh tác và sử dụng nước tưới của hộ trong thời gian qua, ảnh hưởng của các CTTL đối với diện tích canh tác, các chi phí phải chi trả liên quan đến thuỷ lợi, mức độ hài lòng của các hộ và khó khăn, nguyện vọng cần đề xuất với cơ quan quản lý về CTTL.

Ngoài ra, tác giả còn tham vấn ý kiến các bên liên quan đến công tác QLKT CTTL bao gồm các nội dung: tình hình tổ chức thực hiện, nhận định về

mặt mạnh, mặt yếu, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTTL và công tác QLKT CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai, cụ thể:

 Cấp huyện:06 lãnh đạo và chuyên viên tại các phòng chức năng gồm:

phòng Kinh tế (2 cán bộ), phòng Kế hoạch Tài chính (1 cán bộ), chi cục Thống kê (1 cán bộ), phòng Tài nguyên và môi trường (1 cán bộ), ban Quản lý dự án của huyện Thanh Oai (1 cán bộ);

 Cấp xã: 3cán bộ lãnh đạo cấp xã, 3 cán bộ phụ trách địa chính, thủy

nông, 15 cán bộ các tổ chức đoàn thể gồm có hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi tổ chức chọn 3 cán bộ.

 Các công ty thuỷ nông trên địa bàn huyện: 5 cán bộ gồm 1 lãnh đạo, 2

cán bộ kỹ thuật, 2 công nhân vận hành..

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp sẽ được tiến hành thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan bằng phương pháp: Phỏng vấn, lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê bằng phần mềm Excel.

Các phiếu điều tra không phù hợp sẽ bị loại bỏ.

Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định sau đó được xử lý bằng phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel.

Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến, tranh ảnh.

3.2.4. Phương pháp phân tích

Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài bao gồm:

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng,

tổng số, số lớn nhất, nhỏ nhất…), tương đối (cơ cấu,…) và số bình quân để phân

tích tình hình đầu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi, mức độ thực hiện các nội dung quản lý khai thác đối với các CTTL của huyện Thanh Oai.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh giữa các nhóm, theo quy mô, giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh theo thời gian để đánh giá thực trạng quản lý khai thác các CTTL trên địa bàn huyện Thanh Oai, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý khai thác các CTTL trên địa bàn trong thời gian tới.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý khai thác các CTTL, tác giả tiến hành phân tích, kết hợp điểm mạnh, cơ hội và thách thức để tìm ra các giải pháp phù hợp. Nội dung phương pháp này được thể hiện qua bảng 3.3: ma trận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)