2.4.1. Giới thiệu về rong mơ
Rong mơ là một giống tảo lớn (macroalgae) thuộc bộ rong đuôi ngựa (Fucales). ngành rong nâu, họ rong mơ (Sargassaceae). Rongmơ mọc ở những vùng biển ấm nóng, trên nền đá vôi, san hô chết, nơi sóng mạnh và nước trong, nhất là ven các đảo. Rong mơ phân bố rộng ở các vùng biển nước ta, kéo dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Chúng mọc từ phía trên của mức nước trung bình thấp của con nước, thường đến độ sâu từ 2 - 4m, điều kiện độ mặn khoảng 30–32‰, nhiệt độ khoảng 25–300C. Sinh trưởng trung bình từ 2000 - 4000g/m2, tuy nhiên, ở
một số vùng như ở Hòn Chồng, Nha Trang có thể đạt đến 7000g/m2
Rong mơ có thân dạng trụ gần tròn. màu từ xanh ô liu. vàng đến nâu, dài từ0,7-1,2m, có nhiều mấu lỗi nhỏ nhưng có khi mọc dài đến một vài mét bao gồm một chân bám, một bộ cuống dài phân nhánh và bộ lá mang theo các túi sinh dục (noãn, phấn). Nơi một số loài mọc ra nhiều túi khí hình cầu giúp cây đứng thẳng nhờ đó bộ lá dễ dàng quang hợp. Nơi một số loài khác có thân khá nhám để bấu vào nhau nhằm giữ cho cây khỏi bị cuốn trôi nơi dòng chảy mạnh.
Nhánh chính trụ dẹp, các nhánh thứ cấp trụ tròn, dài 5-6cm, mọc theo kiểu lông chim không theo quy luật về hai phía của nhánh chính, trên đó mọc ra nhiều
đặc biệt là phần ở gốc; thường chia nhánh, dài 3,5-6,5cm, rộng 3-8mm; mép nhẵn hay có răng cưa, đôi khi có răng cưa kép, có ổ lông, có gân giữa. Túi khí hình cầu hay hình bầu dục tròn. đường kính 2-3mm, có cuống hình trục, dài 3-8mm.
Rong mơ là loài có kích thước cá thể lớn và trữ lượng cao nhất trong các loài rong biển Việt Nam. Rong mơ mọc trên tất cả các loài vật bám cứng, trên các vách đá dốc đứng, các bãi đá tảng, các vùng có đá ngầm hay rạn san hô ngầm, nhưng thích nghi nhất là trên vật bám đá san hô. Trên các bờ đá dốc đứng. chúng phân bố thành đai hẹp ở dưới mức triều thấp đến sâu khoảng 0,5 m. Ở các bờ biển đá tảng nằm trên nền cát hay đá cuội, chúng mọc thành quần thể dày, phân bố tương đối đều, mật độ khi rong trưởng thành có thể đạt 10 cá thể/dm2, cho nên vào mùa phát triển của chúng rất ít các loài rong biển khác có thể mọc chen được vào trong quần thể rong này. Đa số các loài rong đều thích mọc nơi có sóng mạnh. Ở các đảo, bờ phía Đông chúng mọc dày và phong phú hơn bờ phía Tây. Ở các bãi đá hướng ra biển khơi, chúng phát triển mạnh và sinh lượng cao hơn nhiều so với các bãi rong trong các vũng, vịnh yên sóng. Các bãi rong trên bờ biển dốc, thềm san hô chết, đá vôi đóng vai trò quan trọng trong nguồn lợi của rong mơ. nhiều vùng rộng 30 – 50 ha hay hàng trăm ha, kéo dài vài chục km, thường gặp ở ven biển miền Trung. nhất là từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Mùa vụ rong mơ có sự sai khác chút ít tùy thuộc từng loài. nơi phân bố, tùy các điều kiện môi trường sống… nhưng nhìn chung qui luật về mùa vụ khá rõ rệt. Chúng tăng trưởng rất mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, đa số các loài có kích thước tối đa vào tháng 3, 4 và hình thành các cơ quan sinh sản, sau đó sẽ bị sóng nhổ tấp vào bờ và tàn lụi. Đến tháng 7 hầu hết các loài rong đều trơ trụi. Một số loài mọc lên cao hoặc phân bố lên cao (vùng triều thấp) như: Sargassum
mcclur,Sargassum polystum phát triển và tàn lụi sớm (tháng 4). Trong khi đó các
loài mọc vùng dưới triều như Sargassum binderi,Sargassum microcystum… mọc
chậm hơn, đến tháng 6, 7 đôi nơi vẫn còn các quần thể rong này. Một vài loài thích nghi trong các vũng, vịnh yên sóng có thể tồn tại và phát triển tốt vào tháng 7 như Sargassum polycystum và Sargassum longicaulis.
Rong trưởng thành và phóng thích giao tử vào các tháng 3, 4, 5 vào thời điểm này, kích thước của rong đạt đến tối đa và sinh lượng cao nhất. Các đặc điểm này rất quan trọng, phù hợp và có lợi cho việc khai thác nguồn lợi từ tháng 4 trở đi. Việc khai thác đúng mùa vụ hoàn toàn có khả năng bảo vệ nguồn giống tự nhiên. giúp cho rong tái phát triển lại vào mùa sau. Ngoài ra việc khai thác
bằng cách cắt cách gốc rong từ 10cm giúp cho một số nhánh còn sót lại vẫn tiếp tục phát triển tạo ra các cơ quan sinh sản. Các bãi rong mơ mọc trên thềm san hô
chết có diện tích rộng lớn, mật độ dày, sinh lượng cao (trên 12kg rong tươi/m2)
rất quan trọng với nguồn lợi, tìm thấy ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Các bãi rong rộng lớn nằm gần trục giao thông rất thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển. Sản lượng hàng năm ước tính có thể đạt 10.000 tấn rong tươi.
2.4.2. Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu hoạch của rong mơ vùng bờ biển Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (1997), nhiều nơi, rong hình thành nên những thảm rong dày đặc, rất nhiều bãi có diện tích 30-50ha, một số bãi có diện tích lên tới 100ha, kéo dài hàng chục km như ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sinh lượng rong trung bình đạt 7kg tươi/m2. Tại vùng Hòn Chồng (Nha Trang – Khánh Hòa), 15.000 tấn rong khô/năm. Cũng theo nghiên cứu của ông. trong thời gian trưởng thành của rong, có tới 10 cá thể/dm2.
Các vùng có khả năng khai thác lớn nhất nguồn lợi rong mơ tự nhiên theo thứ tự là: Khánh Hòa (Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Văn Phong – Hòn Khói). Bình Định (Qui Nhơn – Phù Mỹ), Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên...
Rong mơ phân bố dọc bờ biển nước ta. khu vực miền Trung và phía Nam. rong mơ tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu,Kiên Giang.
Bảng 2.1. Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ
Các địa danh Diện tích
(m2)
Năng suất sinh lượng (kg/m2) Mùa vụ (tháng) Quảng Nam – Đà Nẵng 190.000 2 – 7 3-4-5 Bình Định 42.750 2.5 3-4-5 Khánh Hòa 2.000.000 5.5 3-4-5 Ninh Thuận 1.500.000 7 3-4-5
Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong Mơ mọc cao nhất, tổng diện tích lên đến 2 000 000m2, sinh lượng khá cao có thể lên tới hơn 5,5 kg/m2, trữ lượng có thể khai thác hàng năm ước tính hơn 11 000 tấn rong tươi.
Theo kết quả khảo sát của Bùi Minh Lý (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang) cho thấy rong Mơ là loài chiếm ưu thế nhất ở các khu vực với trữ lượng chiếm 98% tổng trữ lượng của các bãi rong, mật độ cây trung bình 43,8 ± 20,2 cây/m2 và sinh lượng trung bình đạt 456 ± 642g khô/m2. Diện tích phân bố rong Mơ tại Khánh Hòa ước tính là 1 167 33 ha, trữ lượng 7 30212 tấn khô/năm, tập trung ở 4 khu vực chính: Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Số lượng loài ưu thế tạo nên sinh lượng lớn ở các điểm khảo sát là 21 loài. Trong đó có loài Sagarssum mcclurei có tần suất xuất hiện cao trên 95%, thường thấy ở phần lớn các bãi triều ven bờ với độ sâu từ 1 đến 6m.
2.4.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ
Rong mơ chứa 10-15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,05-0,25%, asen, kali), 0,2-0,6% lipid, 5-15% protein và rất nhiều algin hay acid alginic.
Hàm lượng protein trong rong Mơ không cao, chỉ từ 5-15% so với trọng lượng khô. Lượng protein này không chỉ phụ thuộc vào loài mà còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của cá thể, điều kiện sống của rong, cách phơi sấy, bảo quản rong nguyên liệu, Rong mơ chứa 17 loại axit amin thiết yếu. Vì vậy protein của rong mơ có tính dinh dưỡng cao hơn các protein của các cây trồng trên cạn.
Hàm lượng lipid chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chất hữu cơ khác có trong rong. Rong mơ có tới 28 loại axit béo chủ yếu là axit palmitic, axit linoleic, axit oleic với khoảng 0,2-0,6% so với trọng lượng khô.
Thành phần quan trọng nhất trong rong là các gluxid, gồm nhóm monosaccarid và polysaccarid. Nhóm monosaccarrid gồm các đường đơn với tỷ lệ khác nhau như mannitol, galactose, manose, xylose...nhóm polysaccarid gồm có alginat, laminaran, fucoidan, cellulose...trong đó thành phần hoá học quan trọng nhất là alginat, Laminarin chiếm 10-15%, có khi tới 43%; fucoidan chiếm khoảng 4%, có khi tới 20%. Dạng chủ yếu của alginat trong rong là các sợi calci và magie alginat không tan, giúp tạo độ rắn chắc cho tế bào. Phần nhầy vô định hình bao quanh dạng sợi chủ yếu là alginat tan trong nước hoặc fucoidan. Hàm lượng alginat trong rong chiếm khoảng 19-44%. So với hàm lượng của các loài rong nâu trên thế giới thì hàm lượng này của rong mơ Việt Nam khá cao.
Các chất khoáng có mặt trong rong với tỷ lệ tùy thuộc vào từng loài, nơi phân bố và giai đoạn phát triển. Tổng lượng khoáng theo trọng lượng khô dao
động từ 20-40%. Ngoài các nguyên tố phổ biến như K, Na, Ca, Mg... rong mơ Việt Nam cũng có khả năng tích tụ nguyên tố stronti khá cao. Hàm lượng iod khoảng 0,05-0,25%. Ngoài ra còn có chất diệp lục và một số chất khác.
Giá trị dinh dưỡng của rong mơ là cung cấp đầy đủ các khoáng chất đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin, các carbohydrate đặc trưng và các hoạt chất sinh học có lợi cho cơ thể, đồng thời có khả năng phòng và trị bệnh. Theo số liệu nghiên cứu của Nhật Bản trong rong mơ có chứa các vitamin sau đây (miligam %): tiền vitamin A (caroten)-1,1; A – 622; B1 – 0,53; B2 – 0,41; acid nicotin- 1,6; acid folic – 0,14; B12 – 0,0033 và ascorbic – 28. Rong mơ có hàm lượng lipid rất thấp (ít hơn 2%). Nhưng acid licozopentae khá cao tới 20 ÷ 25% tổng số lượng các acid béo, trong rong biển còn tìm thấy nhiều fucosterol và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong rong mơ có chứa nhiều Iod hữu cơ rất có giá trị trong y học.
2.4.4. Ứng dụng của rong mơ
Các sản phẩm hữu cơ từ rong mơ ngày nay được sử dụng hết sức rộng rãi trong các ngành như: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp dệt, nông nghiệp. công nghệ sinh học và nghiên cứu khoa học.
Các polysaccharide từ rong mơ được coi là những hợp chất hữu cơ không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khi được sử dụng như chất tạo đông. làm đặc. chất ổn nhũ và chất ổn định. Giá trị công nghiệp của rong mơ là cung cấp các chất keo rong quan trọng như: Agar, Alginate, Carrageenan. Fucryllanzan… dùng cho thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Khoảng 20% sản lượng rong biển Thế giới được dùng để sản xuất các loại keo rong, chế biến thức ăn cho vật nuôi và làm phân bón, số còn lại chủ yếu được dùng làm thức ăn cho người (Ohno and Critchley. 1997). Năm 1870 người ta điều chế xà phòng từ các chất K2O. Na2O lấy từ rong biển (rong mơ), phát hiện trong rong mơ có chứa Iod. từ đó người ta dùng nguyên liệu rong mơ để điều chế Iod và được dùng làm thuốc phòng chống và chữa bệnh bướu cổ (Basedow).
2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RONG MƠ Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, rong mơ phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở khu vực miền Trung và phía Nam, chúng tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang.
Khi nghiên cứu về thành phần loài và phân bộ họ rong Mơ tại khu vực ven đảo Hải Vân-Sơn Chà - tỉnh Thừa Thiên Huế, Hồ Thị Thu Hoài và cs. (2012), thấy rằng, họ rong Mơ (Sargassaceae) có 7 loài thuộc 2 chi: Sargassum,
Turbinaria chiếm 70% tổng số loài trong ngành rong Nâu. Chi Sargassum có số
loài phong phú nhất rong họ rong mơ (5 loài) trong khi chi Turbinaria chỉ xác định được 2 loài, trong đó, rong Mơ xuất hiện đến 8/9 điểm khảo sát. Loài có tần
xuất xuất hiện cao ở các điểm thu mẫu là Sargassum swartzii,Sargassum
feldmannii là loài chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển phía Nam bán đảo. Đa số các điểm khảo sát định lượng rong Mơ đều có độ che phủ từ bậc 4- đến bậc 5, với giá trị trung bình % diện tích che phủ từ 37,5 – 75 % diện tích. Vùng có độ phủ rong Mơ lớn thường tập trung ở vùng giữa phía Bắc bán đảo trong đó vùng biển phía Nam bán đảo và các điểm độ phủ của rong Mơ trở nên nghèo nàn hơn.
Trong số các loài rong biển đã được xác định, ngoài một số loài có sản lượng thấp (K, cottonii, K, enerme) hoặc có giá trị kinh tế cao (Eucheuma arnoldii và Betaphycus gelatinum, rong Đông) được sử dụng làm thực phẩm (Porphyra, Gelidiella acrosa, Kappaphycus và Gracilaria, Ulva, Caulerpa racemosa…), dược phẩm và chế biến công nghiệp như các loại rong Câu (Gracilaria arcuata, G, tenuistipitata, G, firma, G, salicornia, G, bailiniae, Hydroputia edulis, H, eucheumomatoides, H, divergens, H, ramulosa), nhận thấy rằng, có một số loài có năng suất cao, sản lượng lớn, phân bố rộng rãi trong tự nhiên ở nhiều vùng biển từ Bắc vào Nam, có tiềm năng lớn mà không hoặc ít cạnh tranh với thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp chế biến có thể thu hoạch, chế biến sử dụng làm thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi nhưrong Mơ (Sargassum Spp).
Theo Nguyễn Hữu Dinh và cs. (1993), ở những vùng biển đáy đá, rong tập trung cao nhất tại phần trên của đới dưới triều, ở đây, các loài ưu thế đều thuộc giống rong Mơ, hình thành những dải hay “rừng” rậm rạp, Rong Mơ sinh trưởng khá tốt, kích thước tới vài ba mét. Trên diện tích một mét vuông mật độ rong Mơ đạt đến 200-300 bụi và cho sản lượng bình quân gần 1,0 kg trọng lượng khô. Trữ lượng chung của rong Mơ thuộc vùng biển nước ta được đánh giá khoảng 30.000
– 35.000 tấn, trong đó riêng loài Sargassum meclurei chiếm 30% trữ lượng. Nơi
có tiềm năng lớn nhất là Quảng Ninh (trên 12.000 tấn) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa -15.000 tấn.
Theo Titlyanov E.A. và cộng sự, biển Việt Nam có thể tìm thấy hơn 50 loài mơ, trong đó trữ lượng lớn nhất có các loài S,carpophyllum,S, rassifolium,S, cristaefolium [= S, duplicatum],S, glaucescens,S,graminifolium, S, henslowianum,S, mcclurei, S, oligocystum,S, polycystum,S,vachellianum, nguồn
dự trữ lớn nhất của Sargassum tập trung ở phía Bắc ở vịnh Bắc bộ, ở miền Trung
và ven bờ biển phía Nam Việt Nam và ở vịnh Thái Lan.
Theo Đặng Thị Diễm Hồng và cs. (2007), rong Mơ loại Sargassummcclurei
khai thác tại Bãi Tiên – Nha Trang có hàm lượng các chất dinh dưỡng theo chất khô như sau: protein khoảng 7,6%, trong đó có mặt 17 axit amin với hàm lượng tổng số là 5804,7 mg/g chất khô, trong đó, các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, threonine, leucine, isoleucine, phenyllalanine, valine… tương ứng là: 346,9; 110,8; 320,7; 546,9; 309,7; 345,8; 378,5 mg/g chất khô.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác trong rong Mơ Sargassum mcclurei
như lipit thô là 1,2%; carbonhydrat là 39,1%; xơ thô là 11,5%, bên cạnh đó, loài rong Mơ này có hàm lượng carotenoid đạt 36,2µg/g chất tươi; hàm lượng vitamin A là 0,96µg/g chất tươi, vitamin C–98,5; niacin và vitamin nhóm B đạt 6,7 µg/g chất tươi.
Rong Mơ cũng rất giàu các nguyên tố khoáng, khoáng tổng số khá cao – đạt 38,1%, trong đó, hàm lượng khoáng đại lượng K, Na, Mg, Ca trong
Sargassummcclurei lần lươt là: 1,25; 1,98; 1,78; 9,76% trong chất khô, Một số
nguyên tố khoáng vi lượng trong Sargassummcclurei như iod, sắt, và coban với
hàm lượng lần lượt là 590,01; 1301,00; 6,52 µg/g chất khô – là cao nhất trong các loại rong được khảo sát (Ulva reticulata, Caulerpa racemosa, Gelidiella acerosa, Laurencia obtusa, Gracilaria tenuistipitata, Hypnea valentiae, Porphyra crispata,Kappaphycus alvarezii). Hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng khác như Mn, Zn, Cu và Mo cũng khá cao, lần lượt là: 159,42; 9,76; 33,92; 10,92 và 41,32 µg/g chất khô.