Các nghiên cứu về rong mơ ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng rong mơ (sargassum spp ) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm (Trang 37 - 41)

Ở nước ta, rong mơ phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở khu vực miền Trung và phía Nam, chúng tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang.

Khi nghiên cứu về thành phần loài và phân bộ họ rong Mơ tại khu vực ven đảo Hải Vân-Sơn Chà - tỉnh Thừa Thiên Huế, Hồ Thị Thu Hoài và cs. (2012), thấy rằng, họ rong Mơ (Sargassaceae) có 7 loài thuộc 2 chi: Sargassum,

Turbinaria chiếm 70% tổng số loài trong ngành rong Nâu. Chi Sargassum có số

loài phong phú nhất rong họ rong mơ (5 loài) trong khi chi Turbinaria chỉ xác định được 2 loài, trong đó, rong Mơ xuất hiện đến 8/9 điểm khảo sát. Loài có tần

xuất xuất hiện cao ở các điểm thu mẫu là Sargassum swartzii,Sargassum

feldmannii là loài chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển phía Nam bán đảo. Đa số các điểm khảo sát định lượng rong Mơ đều có độ che phủ từ bậc 4- đến bậc 5, với giá trị trung bình % diện tích che phủ từ 37,5 – 75 % diện tích. Vùng có độ phủ rong Mơ lớn thường tập trung ở vùng giữa phía Bắc bán đảo trong đó vùng biển phía Nam bán đảo và các điểm độ phủ của rong Mơ trở nên nghèo nàn hơn.

Trong số các loài rong biển đã được xác định, ngoài một số loài có sản lượng thấp (K, cottonii, K, enerme) hoặc có giá trị kinh tế cao (Eucheuma arnoldii và Betaphycus gelatinum, rong Đông) được sử dụng làm thực phẩm (Porphyra, Gelidiella acrosa, Kappaphycus và Gracilaria, Ulva, Caulerpa racemosa…), dược phẩm và chế biến công nghiệp như các loại rong Câu (Gracilaria arcuata, G, tenuistipitata, G, firma, G, salicornia, G, bailiniae, Hydroputia edulis, H, eucheumomatoides, H, divergens, H, ramulosa), nhận thấy rằng, có một số loài có năng suất cao, sản lượng lớn, phân bố rộng rãi trong tự nhiên ở nhiều vùng biển từ Bắc vào Nam, có tiềm năng lớn mà không hoặc ít cạnh tranh với thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp chế biến có thể thu hoạch, chế biến sử dụng làm thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi nhưrong Mơ (Sargassum Spp).

Theo Nguyễn Hữu Dinh và cs. (1993), ở những vùng biển đáy đá, rong tập trung cao nhất tại phần trên của đới dưới triều, ở đây, các loài ưu thế đều thuộc giống rong Mơ, hình thành những dải hay “rừng” rậm rạp, Rong Mơ sinh trưởng khá tốt, kích thước tới vài ba mét. Trên diện tích một mét vuông mật độ rong Mơ đạt đến 200-300 bụi và cho sản lượng bình quân gần 1,0 kg trọng lượng khô. Trữ lượng chung của rong Mơ thuộc vùng biển nước ta được đánh giá khoảng 30.000

– 35.000 tấn, trong đó riêng loài Sargassum meclurei chiếm 30% trữ lượng. Nơi

có tiềm năng lớn nhất là Quảng Ninh (trên 12.000 tấn) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa -15.000 tấn.

Theo Titlyanov E.A. và cộng sự, biển Việt Nam có thể tìm thấy hơn 50 loài mơ, trong đó trữ lượng lớn nhất có các loài S,carpophyllum,S, rassifolium,S, cristaefolium [= S, duplicatum],S, glaucescens,S,graminifolium, S, henslowianum,S, mcclurei, S, oligocystum,S, polycystum,S,vachellianum, nguồn

dự trữ lớn nhất của Sargassum tập trung ở phía Bắc ở vịnh Bắc bộ, ở miền Trung

và ven bờ biển phía Nam Việt Nam và ở vịnh Thái Lan.

Theo Đặng Thị Diễm Hồng và cs. (2007), rong Mơ loại Sargassummcclurei

khai thác tại Bãi Tiên – Nha Trang có hàm lượng các chất dinh dưỡng theo chất khô như sau: protein khoảng 7,6%, trong đó có mặt 17 axit amin với hàm lượng tổng số là 5804,7 mg/g chất khô, trong đó, các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, threonine, leucine, isoleucine, phenyllalanine, valine… tương ứng là: 346,9; 110,8; 320,7; 546,9; 309,7; 345,8; 378,5 mg/g chất khô.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác trong rong Mơ Sargassum mcclurei

như lipit thô là 1,2%; carbonhydrat là 39,1%; xơ thô là 11,5%, bên cạnh đó, loài rong Mơ này có hàm lượng carotenoid đạt 36,2µg/g chất tươi; hàm lượng vitamin A là 0,96µg/g chất tươi, vitamin C–98,5; niacin và vitamin nhóm B đạt 6,7 µg/g chất tươi.

Rong Mơ cũng rất giàu các nguyên tố khoáng, khoáng tổng số khá cao – đạt 38,1%, trong đó, hàm lượng khoáng đại lượng K, Na, Mg, Ca trong

Sargassummcclurei lần lươt là: 1,25; 1,98; 1,78; 9,76% trong chất khô, Một số

nguyên tố khoáng vi lượng trong Sargassummcclurei như iod, sắt, và coban với

hàm lượng lần lượt là 590,01; 1301,00; 6,52 µg/g chất khô – là cao nhất trong các loại rong được khảo sát (Ulva reticulata, Caulerpa racemosa, Gelidiella acerosa, Laurencia obtusa, Gracilaria tenuistipitata, Hypnea valentiae, Porphyra crispata,Kappaphycus alvarezii). Hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng khác như Mn, Zn, Cu và Mo cũng khá cao, lần lượt là: 159,42; 9,76; 33,92; 10,92 và 41,32 µg/g chất khô.

Khi xác định thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong rong biển,

các nhà khoa học cũng tìm thấy trong rong Mơ Sargassummcclurei chứa lượng lớn

Chlorophyll a, b và c với hàm lượng lần lượt là 170,0; 39,7 và 31,9 µg/g chất tươi. Về phương diện sử dụng, hiện nay ở nước ta chưa có các thống kê và số liệu chính xác về tình hình khai thác, sử dụng rong mơ. Nhiều vùng ven biển, rong thường được khai thác và dùng làm phân bón cho các loài cây như thuốc lá,

Sau khi khảo sát tình hình sử dụng rong của cư dân ở các vùng ven biển, hải đảo nước ta. Nguyễn Văn Tiến (1994) nhận định: việc sử dụng rong Mơ làm thức ăn gia súc được một số người dân ven biển, hải đảo dùng nhưngđa phần vẫn dùng rong ở dạng tươi làm thức ăn cho gia súc như một nguồn cung cấp khoáng và các nguyên tố vi lượng quan trọng, phụ gia cho thức ăn gia súc.

Việc nghiên cứu rong Mơ làm thức ăn chăn nuôi cũng đã được Viện Chăn nuôi quốc gia bước đầu nghiên cứu, Sau khi được xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, bột rong Mơ được xếp vào nhóm Bột cỏ trong thức ăn cho lợn và gia cầm, theo đó, bột rong Mơ có 83,5% chất khô, với 5,9% protein thô, lipit thô khá thấp với 0,4%, hàm lượng xơ -10,5%, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy khoáng tổng số trong bột rong Mơ là khá cao- 32,7% với 3,0% canxi, 0,31% photpho, dẫn xuất không nitơ là 34,0% với mức năng lượng trao đổi 980,8kcal/kg ở gia cầm và 1233 kcal/kg ở lợn (Viện Chăn nuôi Quốc gia. 2001), Tuy nhiên, theo Singh K.S và Panda B. 1988 (Viện Chăn nuôi Quốc gia. 2001) thì các loại bột cỏ như cỏ alfalfa, cỏ hòa thảo, bột lá lạc, bột lá sắn... chỉ nên sử dụng tối đa 5% trong khẩu phần cho gà thịt sinh trưởng.

Về phương diện làm thuốc chữa bệnh, hiện nay cũng chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về việc sử dụng rong Mơ làm thuốc mà chỉ có một số hiệu thuốc Đông y bán rong khô như một loại dược thảo, theo đó, việc sử dụng cũng khá đơn giản: rong Mơ được ngâm vào nước nóng và uống như trà để chữa bệnh bướu cổ và cung cấp các nguyên tố vi lượng khác.

Về phương diện sử dụng làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp, ở nước ta rong Mơ từng được sử dụng để sản xuất alginate sử dụng trong công nghiệp dệt, nhuộm, tuy nhiên, do chưa có công nghệ tốt nên sản phẩm không đảm bảo chất lượng nên không có sức cạnh tranh.

PHẦN 3. NỘIDUNGVÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng rong mơ (sargassum spp ) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)