Hàm lượng các axit amin của bột rong Mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng rong mơ (sargassum spp ) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm (Trang 49 - 51)

Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng

Lysine % 0,17 Methionine % 0,05 Leucine % 0,30 L-leucine % 0,21 Phenylalanine % 0,25 Valine % 0,26 Threonine % 0,28 Glycine % 0,22 Glutamic axit % 0,25 Histidine % 0,10 Arginine % 0,17 Serine % 2,44 Alanine % 0,19 Proline % 0,19 Cysteine % 0,08 Tyrosine % 0,14 Aspartic axit % 0,40

Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, do bột rong Mơ có hàm lượng protein thấp - 4,03% nên hàm lượng các axit amin không được cao, cụ thể là hàm lượng lysine là 0,17%. theo NRC (1994) chỉ số này của bột cỏ linh lăng (Alfalfa) 17% protein là 0,73% thì hàm lượng lysine của rong Mơ thấp hơn khoảng 4 lần nhưng do protein thô của rong Mơ cũng thấp hơn bột cỏ này đến hơn 4 lần nên tỷ lệ lysine/protein của 2 loại bột này là tương đương nhau.

Kết quả thu được cũng cho thấy. hàm lượng methionine của bột rong mơ cũng khá thấp – chỉ là 0,05%, nếu so với bột cỏ linh lăng 17% protein thô (hàm lượng methionine là 0,24%) thì hàm lượng methionine của bột rong mơ thấp hơn gần 5 lần.

Hàm lượng serine của bột rong Mơ là 2,44%, đây là chỉ số rất cao, nếu so với bột cỏ linh lăng 17% (theo NRC. 1994 hàm lượng serine chỉ là 0,72%) thì serine trong rong mơ cao gấp 3,4 lần. Cũng theo NRC (1994) serine là axit amin cần thiết đối với gia cầm nuôi thịt, nhu cầu tổng glycine và serine trong thức ăn của chúng tùy theo độ tuổi dao động từ 0,97-1,25%, như vậy, hàm lượng serine cao cũng là một ưu điểm của bột rong Mơ. Theo Featherston (1976), mặc dù gia cầm có thể tổng hợp được glycine nhưng khơng đủ để thỏa mãn sinh trưởng tối đa. Serine có thể được chuyển hóa thành glycine trên cơ sở cân bằng phân tử, vì vậy, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra mối quan hệ qua lại giữa hai axit amin này, trong đó. như chúng ta đã biết, glycine là một trong các axit amin rất quan trọng với gia cầm non vì vậy, là ngun liệu có hàm lượng serine cao sẽ giúp rong Mơ có những ưu điểm khi đưa vào sử dụng trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm.

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT RONG MƠ TRONG KHẨU PHẦN CỦA GÀ PHẦN CỦA GÀ

4.2.1. Tỷ lệ đẻ bình qn của các lơ qua các tuần tuổi

Trong chăn nuôi gà sinh sản đặc biệt là gà đẻ trứng thương phẩm thì tỷ lệ đẻ là một trong những chỉ tiêu được người chăn nuôi rất quan tâm. Tỷ lệ đẻ là thước đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản. Đối với một giống gà tỷ lệ đẻ cao. thời gian đẻ kéo dài là kết quả của q trình chăm sóc ni dưỡng hợp lý. Đảm bảo thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng thoả mãn đủ nhu cầu sinh lý, sinh sản của gà cũng như thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ dẫn đến năng suất trứng cao. Ở gà cũng như các loại gia cầm khác, với tỷ lệ đẻ thấp ở các tuần đầu, sau đó tăng dần đạt tới đỉnh cao trong các tháng đẻ thứ 2, thứ 3 và tiếp tục giảm dần, tỷ lệ đẻ thấp ở cuối chu kỳ đẻ.

Đểtheo dõi được chỉ tiêu này, hàng ngày chúng tơi tiến hành nhặt trứng. Q trình nhặt trứng được chia làm 4 lần trong ngày, nhặt và xếp riêng số trứng ở mỗi lô đến cuối ngày tiến hành đếm và ghi chép cẩn thận số trứng ở mỗi lô. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng rong mơ (sargassum spp ) trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)