(kg TĂ/10 quả trứng) TT n=3 ĐC TN1 n=3 TN2 n=3 TN3 n=3 20 26,56±2,44 28,22±0,69 25,94±1,50 28,58±3,35 21 9,27±0,55 9,35±0,02 8,62±0,13 8,80±0,19 22 3,12±0,08 3,22±0,04 3,17±0,08 3,18±0,07 23 2,49±0,07 2,46±0,05 2,43±0,08 2,44±0,10 24 2,18±0,07 2,10±0,04 2,08±0,09 2,09±0,05 25 2,08±0,07 2,08±0,03 2,05±0,05 2,06±0,11 26 1,91±0,07 1,86±0,02 1,85±0,05 1,86±0,10 27 1,74±0,06 1,73±0,01 1,72±0,06 1,76±0,01 28 1,72±0,08 1,67±0,05 1,65±0,05 1,68±0,05 29 1,69±0,06 1,66±0,04 1,64±0,02 1,66±0,03 30 1,72±0,05 1,71±0,06 1,69±0,01 1,71±0,01 31 1,74±0,03 1,71±0,04 1,70±0,01 1,74±0,05 32 1,77±0,04 1,74±0,04 1,74±0,02 1,76±0,03 33 1,78±0,04 1,76±0,04 1,76±0,02 1,76±0,04 34 1,74±0,05 1,73±0,01 1,74±0,01 1,74±0,05 35 1,79±0,05 1,78±0,07 1,78±0,04 1,78±0,05 36 1,83±0,09 1,80±0,07 1,76±0,05 1,78±0,02 TB 1,95 1,93 1,92 1,93
Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ở tuần đầu tiên của cả 4 thí nghiệm ở mức cao và khơng sai khác nhau nhiều, dao động từ 8,62-9,35kg TA/10 quả trứng. Khi tỷ lệ đẻ tăng dần thì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giảm dần, thấp nhất ở tuần thứ 31-34. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs. (2002), cho biết tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có xu hướng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006), tiêu tốn 2,64kg thức ăn/10 quả trứng và cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Kim Nhàn và cs. (2009), tiêu tốn 1,82 – 2,19kg thức ăn/10 quả trứng, cao hơn nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs. (1999) nghiên cứu trên gà bố mẹ ISA Brown cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,76 – 1,79kg thức ăn; nghiên cứu của Trần Thị Hoài Anh (2004), cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà ISA Brown là 1,91kg.Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở tuần thứ 29 thấp nhất ở lô TN2 là1,64 kg TA/10 quả trứng, tiếp đến là lô TN1 và TN3 tiêu tốn 1,66 kg TA/10 quả trứng và cao nhất ở lô ĐC là 1,69 kg TA/10 quả trứng.
Hiệu quả sử dụng thức ăn cho 10 quả trứng được thể hiện qua hình 4.3.
Hình 4.3. Tiêu tốn thức ăn qua các tuần thí nghiệm
Hình 4.3 cho thấy rõ tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng ở từng tuẩn tại lô đối chứng luôn cao hơn so với lô TN1 và lô TN2, TN3. Đặc biệt sự chênh lệch giữa lô TN2 và lô ĐC là rất rõ rệt. Điều này một lần nữa khẳng định việc sử dụng rong mơ cho gà mái đẻ làm giảm tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà mái đẻ.
Sau khi kết thúc thí nghiệm chúng tơi tiến hành tính tốn chi phí thức ăn cho 1 kg trứng và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng trong giai đoạn thí nghiệm với giá thành từng loại thức ăn của từng lơ thí nghiệm là khác nhau, Giá HHTA của lô đC là 7.350 đồng/kg, HHTA của lô TN1 là 7.350 đồng/kg và HHTA của lô TN2 là 7.365 đồng/kg, lô TN3 là 7.380 đồng/kg. Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng được thể hiện ở bảng 4.10.
Chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ. khi tỷ lệ đẻ tăng dần qua từng tuần thí nghiệm thì chi phí thức ăn cho 10 quả trứng giảm dần. Khi tỷ lệ đẻ của đàn gà đạt cao nhất thì khi đó chi phí thức ăn cho 10 quả trứng là thấp nhất. Chi phí thức ăn để đạt được 10 quả trứng cao nhất ở tuần tuổi 20, trong đó cao nhất ở lơ TN3 là 210.920 đồng, tiếp đến lô TN1, ĐC là 207.417, 195.216 đồng và thấp nhất ở lô TN2 là 191.048 đồng. Do tỷ lệ đẻ tuần thí nghiệm đầu tiên cịn thấp, mặt khác giá thức ăn ở lô TN1 và lô TN3 cao hơn lô ĐC, do vậy chi phi thức ăn cao hơn.