Nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH youngbo vina (Trang 81 - 84)

Môi trường kinh tế xã hội của Bắc Ninh (xếp hạng thứ 1 – 4,26 điểm)

Những thành tích nổi bật trong bức tranh kinh tế, xã hội năm 2017 đó là quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm

3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vượt trong năm 2018.

Bảng 4. 14. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị nhân lực của Công ty

Đơn vị tính: phiếu TT Nội dung ảnh Rất hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Rất không ảnh hưởng Điểm TB XH 1 Ý thức chấp hành kỷ luật cá nhân người lao động 32 44 15 7 2 3,97 2

2 Đạo đức, tác phong làm việc 32 44 15 7 2 3,97 2 3

Tâm lý, hành vi cá nhân người lao

động 32 44 15 7 2 3,97 2

4 Chính sách hỗ trợ đào tạo 32 44 15 7 2 3,97 3 5

hệ thống giáo dục đào tạo nghề của

Bắc Ninh 38 48 10 2 2 4,18 3

6 Thể lực người lao động 32 44 15 7 2 3,97 2

7 Trình độ chuyên môn người lao động 32 44 15 7 2 3,97 2 8 Chính sách pháp luật về lao động hiện nay 38 48 10 2 2 4,18 3

9 Lực lượng lao động địa phương 32 44 15 7 2 3,97 2

10 Môi trường kinh doanh 40 47 10 3 0 4,24 2

11

Môi trường kinh tế xã hội của tỉnh

Bắc Ninh 45 41 10 3 1 4,26 1

Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là thu hút FDI, năm 2017, cấp mới đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD. Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5%.

Thu nhập bình quân đầu người trong các năm qua có sự tăng lên đáng kể.cụ thể: năm 2015 là 1.318 USD/người, năm 2016 là 1.576,9 USD và đến năm 2017 là 1.690 USD (35,5 triệu đồng). Điều đó cho thấy thu nhập bình quân đầu người đă dần được nâng cao, góp phần cải thiện mức sống của người dân trong tỉnh.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (xếp hạng thứ 2 – 4,24 điểm)

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đă có 72 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phục vụ điện thoại, máy tính đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp nhiều nhất là doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,3%, kế đến là Công ty TNHH chiếm tỷ lệ 25,0%, Công ty Cổ phần chiếm 13,9%, tiếp theo là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ lệ 18,1% và loại h́nh khác chiếm tỷ lệ 2,8%.

Với nhiều doanh nghiệp hoạt động trên bàn nên đã ảnh hưởng đến lượng lao động tại Công ty, hàng năm công ty có sự thiếu hút lớn trong tuyển dụng nguyên nhân là do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tiếp đó lượng lớn lao động ra đi của của công ty sang các công ty khác. Đây là lực lượng có tay nghề tại Công ty.

Chính sách pháp luật về lao động (xếp hạng thứ 3 – 4,24 điểm) đó là những yếu tố liên quan đến hệ thống chính sách về lao động hiện nay, hệ thống giáo dục đào tạo nghề của Bắc Ninh; chính sách hỗ trợ đào tạo

Bộ Luật lao động có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hưởng đến đào tạo ở khía cạnh đáp ứng đúng yêu cầu của công việc về an toàn lao động. Luật dạy nghề (2015) đă quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề. Một nội dung đáng quan tâm là doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về ngành nghề, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho cơ quan quản lư nhà nước về dạy nghề, tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập kỹ năng nghề tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề. Nhìn

chung, các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực của cấp Trung ương và địa phương bước đầu đă mang lại những hiệu quả tích cực, số lượng lao động tham gia học nghề tăng lên, qui mô, chất lượng của các cơ sở đào tạo thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa thực sự tạo nên “đột biến” trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh (xếp hạng thứ 4 – 3,97 điểm). Bao

gồm các yếu tố như: ý thức chấp hành kỷ luật cá nhân người lao động; đạo đức, tác phong làm việc; tâm lý, hành vi cá nhân người lao động; thể lực người lao động; trình độ chuyên môn người lao động.

- Lực lượng lao động của tỉnh thuộc loại trẻ và tăng cao hơn tốc độ tăng dân số, năm 2015 lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.300.239 người, chiếm 76,23% dân số, lao động trong độ tuổi lao động là 1.011.148 người chiếm tỷ lệ 77,76% so với lao động từ 15 tuổi trở lên. Dân số trung bình tỉnh tăng từ 1.618.412 người năm 2010 lên 1.705.767 người năm 2015, tăng bình quân 0,37%/năm, trong đó dân số trong độ tuổi lao động (15 - 60 nam, và 55 – nữ) tăng 1%, năm 2017 là 1.148.637 người, chiếm 67,96% dân số trung bình toàn tỉnh. Yếu tố này ảnh hưởng đến nguồn tuyển dụng của công ty (Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017).

Do các ngành công nghiệp của tỉnh hiện này chủ yếu là công nghiệp nên nhu cầu cán bộ quản lý chưa nhiều, chủ yếu là công nhân qua các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo sơ cấp nghề. Cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh nhìn chung còn bất hợp lý;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH youngbo vina (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)