Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH youngbo vina (Trang 40)

Những tài liệu, công tŕnh nghiên cứu tiêu biểu như: Sách “Giáo tŕnh kinh tế nguồn nhân lực”, tác giả Trần Xuân Cầu chủ biên (2012); “Những vấn đề lư luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Lộc chủ biên (2010); Bài viết chuyên gia “Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực trong các công ty vừa và nhỏ ở Châu Á” của tác giả Vũ Văn Tuấn (2013); Sách “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á” của tác giả Lê Thị Ái Lâm (2003); “Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Minh Hạc (2001); Luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Giang (2011)…

Những công tŕnh trên đă đề cập một cách khá toàn diện về NNL và quản trị NNL của tổ chức, DN. Trong cuốn sách “Giáo tŕnh kinh tế nguồn nhân lực”

của Trần Xuân Cầu chủ biên, với kết cấu 6 phần, 20 chương, tác giả đă tŕnh bày khá cụ thể về NNL, nhu cầu đào tạo, quản trị NNL đang đ ̣i hỏi phải không ngừng đổi mới, những vấn đề về dân số - cơ sở h́nh thành NNL, phân bố, đào tạo và phát triển NNL, cung - cầu lao động, chính sách và chế độ tiền lương, quản lý quỹ lương trong các cơ quan, DN, xoay quanh NNL tác giả đă vẽ bức tranh với nhiều màu sắc chuyển động, quản trị NNL của DN đối với các nhà quản trị, chủ DN cần xem xét sự tác động qua lại giữa các yếu tố tác động bên ngoài, nội lực bên trong DN và cả xu thế phát triển. Đối với tác giả Nguyễn Lộc với đề tài

“Những vấn đề lư luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam,” tác giả đă trình bày một cách có hệ thống lý luận cơ bản về phát triển NNL cấp quốc gia,

từ kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia và thực tiễn đặc điểm ở Việt Nam, tác giả nhận định tình trạng thể lực NNL đă được cải thiện song c ̣n khá nhiều hạn chế, NNL cơ cấu trẻ song đang có xu hướng “già” đi, trình độ học vấn NNL tăng nhưng vẫn thấp… và đă đưa ra những định hướng chiến lược về phát triển NNL Việt Nam trong thập kỷ tới. Cùng với vấn đề này, tác giả Lê Thị Ái Lâm lại nh́n nhận nghiên cứu ở góc đỗ khác, tổng kết kinh nghiệm phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á, từ đó gợi mở một số vấn đề đối với Việt Nam. Tác giả nhận định cần đầu tư hơn nữa cho giáo dục, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo nghề, tạo khả năng hơn nữa cho đội ngũ nhân lực tích ứng với tình hình và xu hướng toàn cầu hóa (phải kiến tạo xă hội học tập suốt đời và thực hiện cải cách các quá trình dạy và học), cải cách hệ thống đãi ngộ và sử dụng lao động bằng cách hướng tới một hệ thống tiền lương khuyến kích tự đào tạo và nâng cao tŕnh độ. Thực tế hiện nay đang có độ vênh rõ rệt giữa các cơ sở đào tạo NNL với nhu cầu NNL của các DN, đa số các DN chưa “đặt hàng” NNL tại các cơ sở đào tạo và ngược lại nhiều cơ sở đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu của DN, dẫn đến thừa thầy, thiếu thợ, hay ngành này thừa, ngành kia thiếu hụt NNL đă qua đào tạo.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

- Tên công ty: Công ty TNHH Yuongbo ViNa

- Địa chỉ: Lô G3, KCN Quế Võ, Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh - Năm thành lập: 15/01/2014

- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất linh kiện điện tử

- Có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc là vender cấp 1 chuyên sản xuất pin và tai nghe cung cấp cho công ty TNHH Samsung.

3.1.1. Bộ máy tổ chức của công ty

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Youngbo ViNa

Nguồn: Phòng Nhân sự Phòng Kế toán TỔNG GIÁM ĐỐC Các P. Tổng Giám Đốc Phòng Kế hoạch Phòng Cung ứng và tổng hợp Phòng Nhân sự Phòng Mark eting Phòng Hậu cần Phòng Kỹ thuật Phòng Phụ trợ Phòng Cơ khí

- Tổng giám đốc: Mr. LEE MUNLAK

Quản lý và kiểm tra tất cả các bộ phận trong Công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề của Công ty. Giám đốc lập, phê duyệt các mục tiêu, chiến lược dài hạn, ngắn hạn của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của Công ty.

Các Phó Tổng giám đốc

- Giúp việc cho Giám đốc Công ty, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty.

- Khai thác thị trường tìm đối tác, mở rộng và duy trì quan hệ với khách hàng.

- Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

- Quản lý và kiểm tra bộ phận kinh doanh.

- Củng cố phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Xem xét các văn bản pháp lý, hợp đồng để Giám đốc ký và thay mặt Giám đốc điều hành công tác sản xuất kinh doanh của Công ty khi giám đốc đi công tác.

Phòng kế toán

Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Công ty.

- Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp; Điều lệ, Quy chế tài chính Công ty; nghị quyết Đại hội cổ đông của Công ty và các văn bản pháp luật có liên quan. Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Phòng Kế hoạch

- Đưa ra kế hoạch chung và dài hạn , các quy định, quy chế, liên hệ với các cơ quan chủ quản, địa phương…

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế.

- Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm kể cả thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa.

- Khai thác đầu vào nguyên phụ liệu trong và ngoài nước.

- Mở rộng mạng lưới vệ tinh ra các tỉnh lân cận để gia công xuất khẩu cho công ty.

- Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp.

Phòng Cung ứng và tổng hợp

- Tổ cung ứng: Mua các nguyên vật liệu đầu vào: nhôm, thiếc nhựa, chất màu, các nguyên vật liệu khác…

- Tổ tổng hợp: Xe cộ đi lại, tiếp khách, các hoạt động, quần áo bảo hộ…

Phòng Nhân sự

Thiết lập quy định chung cho toàn công ty, tuyển dụng, chính sách lương, đào tạo, nâng lương, các vấn đề về nhân sự

- Quản lý nhân sự toàn công ty, bố trí sắp xếp lao động cho phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho công ty.

- Cung cấp tài liệu và lưu trữ hồ sơ.

Phòng Marketing

Bán hàng, nghiên cứu các chiến lượng Marketing, quy định các đại lý cấp 1, cấp 2.

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng - Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng

- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng )

- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.

giá cả, phân phối, xúc tiến; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin.

Phòng Hậu cần

Lo các vấn đề sau của sản xuất (lưu kho, xuất hàng, đóng gói,…)

Phòng Kỹ thuật

- Thiết lập các tiêu chuẩn công ty - Vận hành trực tiếp để ra sản phẩm.

- Nắm vững các thông tin khoa học kỹ thuật quốc tế trong lĩnh vực linh kiện, phụ kiện điện thoại.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu trong nước, chế tạo ra các sản phẩm mẫu mốt mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng trong nước cũng như ngoài nước.

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến.

Phòng Phụ trợ

- Cung cấp các nguyên vật liệu phụ trợ ( điện khí ga + dầu…)

- Thiết lập ra các chế độ dài hạn về quản lý bảo dưỡng các thiết bị điện - Sửa chữa, thay thế, bảo trì…

Phòng Cơ khí

- Bảo trì về máy móc - Xây dựng

- Bảo vệ môi trường

Các phân xưởng sản xuất: có 33 phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, pin, tai nghe điện thoại...

3.1.2. Kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn chung doanh thu có sự trồi sụt không đều qua các năm, doanh thu tăng lên ở năm 2016 nhưng lại giảm ở năm 2017. Cụ thể trong năm 2015 doanh thu là 2.309 triệu USD và trong năm 2016 doanh thu đạt 2.485 triệu USD tăng lên 176 triệu USD, tức tăng 7,08% so với năm 2015. Bên cạnh đó chi phí năm 2016 cũng tăng so với năm 2015 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu

nên làm cho lợi nhuận năm 2016 tăng cao (59,36%) so với năm 2015. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả trong năm 2016.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2015 –2017)

ĐVT: triệu USD Tên chỉ tiêu Năm 2015 (tr.USD) Năm 2016 (tr.USD) Năm 2017 (tr.USD) So sánh 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 2.309 2.485 3.126 176 7,08 641 20,51 Chi phí 2.233 2.298 2.812 65 2,83 514 18,28

Lợi nhuận trước thuế 76 187 314 111 59,36 127 40,45 Thuế TNDN 16,72 41,14 69,08 24,42 59,36 27,94 40,45 Lợi nhuận sau thuế 59,28 145,86 244,92 87 59,36 99 40,45 Nguồn: Phòng kế toán Riêng năm 2017 doanh thu tăng so với năm 2016 là 641 triệu USD (20,51%) cùng với doanh thu chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu (18,28%) nên đã làm cho lợi nhuận năm 2017 tăng mạnh với giá trị 99 triệu USD (hay 40,45%) so với năm 2016.

Bảng 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Doanh thu thuần Triệu USD 2.309 2.485 3.126

107,62 125,79 Lợi nhuận sau thuế Triệu USD 59,28 145,9 244,9

246,05 167,91 Tổng tài sản Triệu USD 1.659 2.207 2.142

133,03 97,05 Vốn chủ sở hữu Triệu USD 1.564 2.118 2.111

135,42 99,67 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 0,026 0,059 0,078

228,63 133,48 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản % 0,036 0,066 0,114

184,96 173,01 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu % 0,038 0,069 0,116

181,69 168,47 Nguồn: Phòng kế toán

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 2,6 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 thì tỷ suất này tăng lên là 5,9% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 5,9 đồng lợi nhuận. Năm 2017 tỷ số này là 7,8%.

Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản cao qua các năm. Cụ thể năm 2015 tỷ suất này là 3,6% tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 3,6 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 nó lại tăng lên đến 6,6% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 6,6 đồng lợi nhuận, năm 2017 tỷ suất này là 11,4 % tăng đáng kể. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty qua các năm là rất tốt.

3.1.3. Tình hình nhân lực tại Công ty

Theo trình độ lao động tại Công ty

Năm 2016 số lao động của toàn công ty là 3.512 người, tăng 111,67% so với năm 2015, trong đó tuyển mới 367 người. Năm 2017 tổng số lao động là 3.614 người tăng 103,67% so với năm 2016, trong đó tuyển mộ mới là 129 người.

Từ bảng số liệu cho thấy, nhân lực của Công ty cơ bản tăng cả về số lượng và chất lượng theo từng năm. Công ty có số lượng lao động phổ thông là chủ yếu, chiếm trên 80% tổng số lao động toàn công ty. Số lượng lao động phổ thông không ngừng tăng qua các năm, năm 2015 là 2.617 người, đến năm 2016 là 2.966 người, năm 2017 là 3.077. Tốc độ tăng trung bình/năm là 108,44%. Chiếm vị trí thứ hai là lực lượng lao động có trình độ ĐH-CĐ có tỷ lệ tăng bình quân /năm là 102,27%. Lực lượng lao động có tỷ trọng ít nhưng lại có tốc độ tăng nhanh nhất là lao động có trình độ trên ĐH, có tốc độ tăng trung bình/năm là 127,09%. Lực lượng này tập trung ở khối phòng ban.

NL của Công có trình độ tương đối đồng đều, đã gắn bó lâu dài với Công ty, ở mỗi vị trí công tác đội ngũ NL luôn có trách nhiệm, trình độ năng lực kinh nghiệm tương xứng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong vài năm tới NL của Công ty không có biến động lớn, nhưng thực tế bộ máy hành chính của công ty còn cồng kềnh, NL gián tiếp thì nhiều, NL trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh còn ít, phần nào dẫn đến lãng phí NL, một số ít chưa thấm nhuần văn hóa đạo đức Công ty, chưa thực sự gắn bó với công ty, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, sẵn sàng rời bỏ công ty chạy theo mục đích cá nhân, số ít cán bộ lãnh đạo năng lực quản trị thấp dẫn đến không điều hành

được sản xuất kinh doanh, công ty làm ăn thua lỗ… Trong hệ thống còn thiếu NL chất lượng cao ở vị trí lãnh đạo điều hành của một số công ty thành viên và ở lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, thiếu nhà quản trị giỏi trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược NL.

Theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp của toàn công ty chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) và có xu hướng tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân/năm là 108,88%. Lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng 15%, có xu hướng giảm, là lực tượng làm ở các phòng ban của công ty.

Hình 3.2. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc

Bảng 3.3. Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: người

STT Đơn vị

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

BQ

(Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) 16/15 17/16

Tổng 3.145 100,00 3.512 100,00 3.641 100,00 111,67 103,67 107,67 I Phân theo trình độ 1 Trên ĐH 7 0,22 11 0,30 11 0,30 150,51 103,67 127,09 2 ĐH - CĐ 501 15,93 507 14,44 524 14,39 101,22 103,31 102,27 3 Trung cấp 20 0,65 28 0,81 29 0,81 139,16 103,67 121,42 4 LĐ phổ thông 2.617 83,20 2.966 84,45 3.077 84,50 113,35 103,73 108,54

II Phân theo tính chất công việc

1 LĐ trực tiếp 2.617 83,2 2.984 84,96 3.095 85 114,03 103,72 108,88 2 LĐ gián tiếp 528 16,8 528 15,04 546 15 99,97 103,40 101,68

III Theo giới tính

1 Nam 1.340 42,62 1.326 37,77 1.376 37,8 98,96 103,76 101,36 2 Nữ 1.805 57,38 2.186 62,23 2.265 62,2 121,11 103,62 112,37 IV Theo cấp bậc 1 Cán bộ quản trị 214 6,80 216 6,15 181 4,97 100,93 83,80 92,37 2 Lao động thừa hành 2.931 93,20 3.296 93,85 3.460 95,03 112,45 104,98 108,71 V Theo hình thức tuyển dụng 1 LĐ thời vụ 389 12,37 423 12,04 413 11,34 108,74 97,64 103,19 2 LĐ thường xuyên 2.756 87,63 3.089 87,96 3.228 88,66 112,08 104,50 108,29 Nguồn: Phòng Nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH youngbo vina (Trang 40)