Biện pháp nhúng rau vào nước nóng sôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 49 - 52)

Nhiệt độ cao có tác động ức chế quá trình sinh lý của cơ thể sống, đồng nghĩa rằng nhiệt độ cao cũng sẽ ức chế sự phát triển của trứng giun. Vì vậy, từ lâu nay, người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng biện pháp đơn giản này để tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng có trong rau xanh.

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm nhúng trứng giun đũa ở 600C và 900C trong thời gian 10, 15, 30, 60 và 120 giây để đánh giá hiệu quả thực sự của biện pháp này. Kết quả trình bầy ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tỷ lệ trứng giun đũa không phát triển thành trứng có ấu trùng khi nhúng rau vào nước nóng

Thời gian nhúng rau (giây) Số trứng thử nghiệm 600C 900C Số trứng Không có Â/T Tỷ lệ % Số trứng không có Â/T Tỷ lệ % 10 17 2 2/17 16 16/16 15 14 2 2/14 14 14/14 30 15 2 2/15 9 9/9 60 16 2 2/16 12 12/12 120 19 2 2/19 15 15/15 Đối chứng 15 1 1/15 2 2/15

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy:

Ở nhiệt độ 600C, trứng không có ấu trùng khá cao: 2/19 trứng trong khi đó ở lô đối chứng chỉ có 1/15 trứng không phát triển tới có ấu trùng. Ở nhiệt độ 900C, tất cả các trứng giun đũa thí nghiệm đều bị tiêu diệt, tất cả các trứng thu được sau khi nhúng đều không phát triển thành ấu trùng sau thời gian nuôi.

Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai (2012) cho thấy, trứng giun móc và trứng giun đũa ở nhiệt độ 600C chỉ có dưới 2,00% trứng còn phát triển đến giai đoạn có ấu trùng.

Ở nhiệt độ 800C và 900C, tất cả số trứng giun móc, giun mỏ và trứng giun đũa đều bị hỏng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả.

Từ kết quả thí nghiệm với 4 phương pháp diệt mầm bệnh ký sinh trùng trên rau, phương pháp rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy cho hiệu quả tương đối cao và biện pháp nhúng rau vào nước nóng cho hiệu quả cao nhất vì đã diệt 100% trứng có trong rau. Trong 2 biện pháp có hiệu quả, biện pháp nhúng rau trong nước sôi sẽ làm rau bị biến đổi màu sắc, giảm độ tươi của rau, giảm hàm lượng vitamin trong rau; do đó biện pháp rửa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần tỏ ra ưu việt hơn, vẫn đảm bảo rau tươi sống và giữ được vitamin chưa bị biến đổi.

Biện pháp ngâm rau trong nước muối và thuốc tím cho hiệu quả diệt mầm bệnh ký sinh trùng chưa cao. Tuy nhiên, thói quen xử lý rau của người Việt Nam nói chung hiện nay là ngâm rửa rau bằng nước muối, hoặc trước khi ăn thì nhúng rau vào nước nóng. Do đó, để ứng dụng được kết quả của nghiên cứu này vào thói quen ăn sau sống của người dân, theo chúng tôi cần đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục người dân thay đổi thói quen hàng ngày là trước khi ăn rau sống phải rửa ít nhất là 4 lần dưới vòi nước sạch đối với các rau sống trồng trên cạn. Đối với các rau trồng trong nước thì nên nhúng rau vào nước sôi trong 60 giây trước khi ăn để tránh ấu trùng sán lá gan và sán lá ruột vì các nang ấu của sán bám rất chắc vào rau rửa không thể tách được chúng ra. Biện pháp an toàn nhất là trước khi ăn rau sống thì nên nhúng các loại rau vào nước sôi sau 60 giây.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)