Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trên vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 45)

Bảng 4.3 thể hiện kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng ở vùng trồng rau và chợ tại tỉnh Hà Nam.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh giun sán trên rau vùng nghiên cứu

Loại mầm bệnh Vùng trồng rau Chợ Tính chung

(+) % (+) % (+) % Â/T giun 48 48,00 49 47,11 97 45,32 Trứng giun đũa 31 28,18 30 28,84 61 28,50 Trứng giun móc 26 23,60 21 20,19 47 21,96 Â/T sán lá 5 4,54 4 3,84 9 4,20 Tổng 110 56,41 104 53,33 214 66,87

Ghi chú: Â/T là ấu trùng

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy:

Tỷ lệ rau xanh nhiễm ấu trùng giun cao nhất là ở vùng trồng rau 48,00%, tại nơi tiêu thụ là 47,11%. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Đinh Thị Thanh Mai (2011) khảo sát hơn 1000 mẫu rau quả ở Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun theo thứ tự là 36,82% và 19,71%.

Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa tương ứng ở vùng trồng rau và chợ là 28,18% và 28,84%.

Ấu trùng sán lá nhiễm trên rau với tỷ lệ thấp nhất là 4,54% ở vùng trồng rau và 3,84% ở rau tại các chợ nhưng chúng ta cũng không được phép chủ quan vì sán lá có thể gây bệnh cho người với nhiều triệu chứng, đặc biệt các năm gần đây số người mắc bệnh tăng cao đặc biệt ở miền trung có 13/15 tỉnh có người bị bệnh mà nguyên nhân là do ăn sống rau ngổ, cải xoong và rau muống…

Tỷ lệ nhiễm trứng giun móc trên rau ở vùng trồng rau 23,60% và ở rau mua tại các chợ là 29,19%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)