Một số yếu tố ảnh hưởng tớ iô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tớ iô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh

SINH TRÙNG TRÊN RAU XANH

2.4.1. Yếu tố con người

Do con người là vật chủ khong thường xuyên của sán lá gan Fassciola, Fassciolopsis buski. Cn người là vật chủ không thích hợp của giun móc chó mèo Ancylostoma caninum, giun đũa chs Toxocara canis, giun đũa lợn Ascaris suum nên trứng của các loại ký sinh trùng này được thải ra phân, ra ngoài môi trường. Từ đây trứng ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người hay không tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như thói quen canh tác, tập quán ăn uống sinh hoạt đặc biệt là thói quen ăn rau sống... Trong khi con người lại tham gia vào tất cả các khâu từ trồng trọt, vận chuyển, buôn bán, chế biến rau. Chỉ cần một trong số các khâu đó không đảm bảo vệ sinh thì đã đủ để tạo điều kiện cho mầm bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Như vậy yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua ăn rau sống.

- Người trồng rau

Ngày nay, do mặt trái của cơ chế thị trường nên đa số người trồng rau đều đặt lợi ích kinh tế lên trên tất cả. Họ chỉ quan tâm rau có lớn nhanh, có đẹp mắt và bán được giá cao hay không chứ hầu như không cần biết rau có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Chính vì thế mà thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng nước thải, phân tươi, phân bắc ... vẫn tồn tại ở khắp mọi nơi trên cả nước Việt Nam. Đồng thời với sự quản lý lỏng lẻo, không đồng bộ của các ngành các cấp dẫn đến ngày càng có nhiều các trường hợp ngộ độc do rau, gây bức xúc, lo lắng cho người tiêu dùng.

Thực hành công tác tốt (GAP) đã phát triển mạnh vào những năm gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển. Tiêu chuẩn của GAP đưa ra có những yêu cầu cao về nhiều mặt: Quản lý địa điểm sản xuất, vật liệu gieo trồng, phân bón và chất phụ gia cho đất, tưới tiêu, thu hoạch, xử lý... Nên ở Việt Nam mới chỉ có rất

ít các cơ sở trồng rau được công nhận đạt tiêu chuẩn này. - Người phân phối vận chuyển rau

Xã hội càng phát triển thì sự chuyên môn hóa càng sâu, trồng rau cũng vậy nên ngày càng phải vận chuyển và phân phối đi xa hơn. Nếu không đảm bảo vệ sinh trong khâu này cũng làm cho rau bị nhiễm thêm các loại mầm bệnh trong đó có ký sinh trùng. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng Bộ Y tế (2007) đã có những quy định cụ thể: Rau quả phải được sơ chế sạch trước khi vận chuyển. Khi vận chuyển rau quả được bao gói bảo vệ khỏi sự ô nhiễm thêm mầm bệnh từ các rau quả bên cạnh và từ môi trường. Thương nhân, lao động tại các điểm kinh doanh phải được khám sức khỏe định kỳ, không có bệnh truyền nhiễm. Tất cả những người trực tiếp kinh doanh phải có giấy chứng nhận đã qua tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau quả kinh doanh phải có nguồn gốc.

Người chế biến rau

Dù chúng ta đã có rau sạch nhưng khi chế biến rau lại là đôi bàn tay bẩn thì rau vẫn bị nhiễm mầm bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa, bệnh do giun, sán, đơn bào. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh rau ăn thì người chế biến rau phải khỏe mạnh, phải làm sạch tay và dụng cụ trước khi chế biến.

- Người tiêu dùng

Thực trạng hiện nay ở Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị, khi ra chợ người dân đều phải đắn đo không biết phải chọn thịt nào, rau nào để đảm bảo vừa ngon vừa lành. Đặc biệt khi chọn mua rau sống, vì rau sống không chỉ tươi ngon mà còn giàu vi chất lại là món ăn truyền thống không thể loại bỏ. Nhưng trước tình hình canh tác và kinh doanh rau hiện hay thì người tiêu dùng phải tự đào tạo mình để trở nên thông thái.

2.4.2. Yếu tố môi trường

Nước ta với đặc điểm khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho trứng giun sán tồn tại phát triển ngoài môi trường. Thêm vào đó là tình hình ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước càng góp phần làm tăng tỉ lệ nhiễm và diện nhiễm ký sinh trùng trên khắp các vùng miền.

+ Môi trường đất bị ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng

Môi trường đất rất dễ bị ô nhiễm bởi phân của người và vật nuôi do thói quen chăn thả vật nuôi và sinh hoạt của con người. Khi trời mưa trứng giun, sán

bị cuốn trôi và tập trung vào những vũng nước trũng trên mặt đất. Ở Việt Nam trứng giun đũa, giun tóc phân bố nhiều ở môi trường đất, đặc biệt ở vùng đồng bằng, trứng có ở chuồng nuôi gia súc, phân gia súc, quanh chuồng nuôi gia súc, ngoài đồng cỏ bãi chăn, ao hồ. Theo thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì ở miền Bắc Việt Nam mọi mẫu đất đều tìm thấy trứng giun đũa. Như vậy thực sự khó khăn để phòng chống giun sán ở Việt Nam.

+ Môi trường nước bị ô nhiễm

Trên thế giới nguồn nước bị ô nhiễm hoặc cạn kiệt làm khoảng hơn 2 tỷ người mắc các loại bệnh tật do thiếu nước sinh hoạt, ăn uống. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo điều tra của Liên Hợp Quốc tình trạng khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều vùng thuộc các châu lục khác nhau. Ở các nước đang phát triển khoảng 70 - 75% dân cư đô thị được dùng nước sạch, tỉ lệ này ở nông thôn chỉ 20 - 30%. Ở Việt Nam vẫn còn nhiều nơi người dân vừa rửa rau, vo gạo vừa tắm giặt trên cùng một khu vực ao hồ thậm chí còn đại tiện luôn xuống đó. Nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam còn nuôi gia súc thả rông, còn tập quán bón phân người và vật nuôi cho cây tròng, nuôi cá bằng nguồn nước thải từ trại nuôi gia súc hoặc bằng phân tươi và có hiện tượng đổ rác và xả thẳng nước thải ra sông, ngòi. Vì vậy mà nhiều con sông đã “chết” không thể phục hồi. Cũng vì nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm nên mới có tình trạng tưới rau bằng nước thải làm cho rau bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh.

Tại miền Trung, khu vực từ Huế đến Khánh Hòa đã xác định là vùng dịch tễ của bệnh sán lá gan Fassciola spp. nếu uống nước sông hay nước ao hồ có thể bị nhiễm sán lá gan lớn..

+ Môi trường không khí bị ô nhiễm

Trứng giun sán từ môi trường đất được khuyếch tán nhờ gió qua các hạt bụi vào mọi đồ vật và các ngóc ngách trong nhà. Do vậy khi chúng ta rửa sạch rau nhưng thời gian để ráo nước có thể cũng bị ô nhiễm mầm bệnh từ không khí.

+ Yếu tố khí hậu

Nhiệt độ để trứng giun, sán phát triển là từ 24 - 30oC nên chúng rất dễ dàng phát triển trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Ngoài ra trứng giun sán còn cần một số điều kiện khác như oxy và ẩm độ từ 80% trở nên vì vậy một số trứng giun nếu ở điều kiện ngập nước sẽ không phát triển được, nhưng trứng sán lá thì lại phát triển thuận lợi trong môi trường nước.

Sự cộng hưởng của tất cả các yếu tố trên làm mầm bệnh ký sinh trùng có điều kiện tồn tại phát triển, phát tán tốt hơn nên bệnh giun sán trở nên phổ biến và mang tính xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của giun sán ký sinh trên một số loại rau xanh tại địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)