Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2. Phương pháp xét nghiệm tìm mầm bệnh ký sinh trùng trên mẫu rau
- Xét nghiệm rau tìm trứng giun của các loại chủ yếu truyền lây giữa động vật và người qua rau sống (giun đũa chó, giun đũa lợn, giun móc chó mèo bằng phương pháp rửa rau và ly tâm nước rửa (Đặng Văn Ngữ, 1992) kết hợp với và phương pháp Darling (Phan Lục và Lê Thị Tuyết Minh, 1999).
Mẫu rau sau khi lấy về, nhặt sạch sẽ, bỏ phần già và úa, rửa từng lá, cọng rau dưới vòi nước chảy, thu nước của từng lần rửa (4 lần), để riêng, lọc qua vải màn 2 lớp, để lắng 4 giờ. Gạn bỏ phần nước trong, lấy cặn ly tâm bằng máy ly tâm quay tay trong 2 phút. Gạn bỏ bớt nước trong ống nghiệm từ máy ly tâm, dùng đũa thủy tinh quấy đều phần nước cặn rồi đổ hết vào đĩa Petri. Dùng công tơ hút hút lượng nước rửa vừa phải đưa lên lam kính, soi trên kính hiển vi.
- Nhận biết trứng giun qua đặc điểm hình thái, cấu tạo và màu sắc của trứng, dựa vào nguồn tài liệu của các tác giả: Trịnh Văn Thịnh, 1963; Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978.
+ Trứng giun đũa người (Ascaris lumbricoides): Trứng giun đũa đã thụ tinh có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 40- 50 x 50- 75 mm. Màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt. Vỏ dày, có 4 lớp, lớp ngoài cùng là tầng vỏ albumin xù xì, có thể gặp trứng giun đũa bị mất vỏ albumin, chỉ còn lớp vỏ dày nhẵn. Nhân: Khi mới bài xuất là một khối tròn sẫm màu..
+ Trứng giun đũa lợn (Ascaris suum) Trứng hình ô van, mầu vàng cánh dán, có 4 lớp vỏ dầy, lớp ngoài gợn sóng. Kích thước: 0,087 x 0,067mm. lớp ngoài cùng là tầng vỏ albumin xù xì, có thể gặp trứng giun đũa bị mất vỏ albumin, chỉ còn lớp vỏ dày nhẵn. Nhân trứng khi mới bài xuất là một khối tròn sẫm màu.
+ Trứng giun đũa chó Toxocara canis
Trứng hình gần tròn, mầu vàng, vỏ dầy, dài 80µm, rộng 70µm. Lớp vỏ ngoài cùng lỗ trỗ như tổ ong.
+ Trứng giun móc chó (Ancylostomacaninum): Hình bầu dục, dài 60 µ, rộng 40µ, vỏ mỏng, màu xám trong, nhân đã phân chia 4- 8 nhân, sau 24- 48 giờ có hình ảnh ấu trùng.
+ Ấu trùng giun móc (Ancylostomacaninum):
* Ấu trùng L1 hình gậy, vỏ mỏng, thực quản hình ụ phình ở đáy, dài 0,17mm.
* Ấu trùng L2 hình gậy, vỏ dầy, mầu xám thực quản hình trụ, dài 0,31mm. * Ấu trùng L3 hình gậy, vỏ dầy mầu xám đậm, thực quản hình trụ, dài 0,59mm.
- Xét nghiệm rau tìm ấu trùng sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn bằng phương pháp nạo vét bề mặt thân và cọng rau trong nước, ly tâm nước rửa rau, tìm ấu trùng.
- Nhận biết ấu trùng sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn qua hình thái cấu tạo của ấu trùng, dựa vào nguồn tài liệu của tác giả: Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978; Nguyễn Văn Thọ, 2006.
+ Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica): Trứng sán lá gan lớn có hình bầu dục, mầu vàng sẫm, kích thước 140 x 80µm. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng
lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc trôi trong nước.
+ Sán lá ruột (Fasciolopsis buski): Trứng sán lá ruột có kích thước lớn nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh ở lợn. Trứng có chiều dài 125 – 140 μm, chiều ngang 75 – 90 μm, màu vàng sẫm. Trong giai đoạn phát triển ở ốc, từ trứng sẽ phát triển thành nhiều ấu trùng đuôi. Nang ấu trùng của sán lá ruột có đường kính từ 120 – 135 μm.
Hình 3.1. Trứng giun đũa lợn có chứa nhân
Nguồn: Internet
Hình 3.2. Ấu trùng giun đũa lợn có khả năng gây bệnh
Hình 3.3. Trứng giun móc chó (độ phóng đại 100 lần)
Nguồn: Internet
Hình 3.4. Trứng sán lá Fasciola
Nguồn: Internet