Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau trồng trên cạn
RAU TRỒNG TRÊN CẠN
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu nghiên cứu
Với các mẫu rau thu thập được, chúng tôi tiến hành kiểm tra, tìm mầm bệnh ký sinh trùng theo phương pháp đã trình bày ở trên. Kết quả kiểm tra mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau ở từng vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm trứng và ấu trùng ký sinh trùng trên từng loại rau ở vùng nghiên cứu
Loại rau
Địa điểm thu thập
Tính chung Vùng trồng rau Chợ Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Tổng Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Rau muống nước 39 24 61,53 39 23 58,97 78 47 60,25 Rau cải 39 17 43,58 39 18 46,15 78 35 44,87 Rau cần 39 22 56,00 39 21 53,84 78 43 55,12 Xà lách 39 25 64,10 39 23 58,97 78 48 61,53 Cải xoong 39 22 56,41 39 19 48,71 78 41 52,56 Tổng 195 110 56,41 195 104 53,33 390 214 54,87
Qua bảng 4.1 cho thấy:
Rau xanh ở tỉnh Hà Nam nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao, tính chung cho cả vùng trồng rau và các chợ là 54,87%.
Trong đó, rau xà lách nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao nhất (61,53%), tiếp đến là rau muống nước (60,25%), thấp nhất là rau cải (44,87%).
Trong tổng số 390 mẫu rau các loại thu thập được, có 110/195 mẫu rau thu thập ở các vùng trồng rau có nhiễm ký sinh trùng, chiếm tỷ lệ 56,41%; tỷ lệ này với các mẫu rau thu thập từ các chợ bán lẻ là 53,33%.
Theo báo cáo của Đinh Thị Thanh Mai (2011) khi nghiên cứu 758 mẫu rau ở Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 90,76%. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng (2007) khi khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm chung là 94,4%. Cùng địa điểm và thời gian trên nhưng khi khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại 13 chợ thì Lê Thị Ngọc Kim và cs. cho biết tỷ lệ nhiễm chung là 97,1%. Nguyễn Khắc Lực và cs. tiến hành nghiên cứu mẫu rau quả tại 8 xã thuộc 4 huyện của Hà Nội năm 2009 với 674 mẫu, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng 83,53% (có 86,50% mẫu rau; 59,46% mẫu quả). Hương Huế và cs. nghiên cứu 300 mẫu rau từ chợ Phúc Yên (Vĩnh Yên) từ năm 2008 đến năm 2009, tỷ lệ nhiễm trứng giun sán 79,3%. So với kết quả của những tác giả trên, có thể thấy kết quả của chúng tôi thấp hơn, lý giải vấn đề này có thể nhận định do trong những năm gần đây tại tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung phong trào trồng rau theo hướng an toàn, hữu cơ ngày càng phát triển, việc sử dụng hạt giống, đất trồng, nước tưới trong canh tác ngày càng được chucó thể thấy kết quả của chúng tôi thấp hơn, lý giải vấn đề này có thể nhận định do trong những năm gần đây tại tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung phong trào trồng rau theo hướng an toàn, hữu cơ ngày càng phát triển, việc sử dụng hạt giống, đất trồng, nước tưới trong canh tác ngày càng được chú trọng.
N.Gupta et al. (2009), nghiên cứu tại Titagarh của Ấn Độ, xét nghiệm 172 mẫu rau được trồng ở vùng nước thải (gồm rau diếp, rau cải, cần tây, rau bina, rau mùi tây) tỷ lệ nhiễm trứng giun đường ruột ở rau salat là 44,2%. Theo kết quả nghiên cứu của A. Daryani et al. khảo sát rau xanh tại vùng Ardabil ở Iran (2008), 50% rau ở chợ và 71% rau thu thập tại vườn đã nhiễm ký sinh trùng, thấp hơn kết quả của chúng tôi.
So sánh với kết quả của Esma Koran (2003), nghiên cứu 609 mẫu rau ăn salat được mua tại các chợ bán buôn vào mùa hè (gồm 203 mẫu chưa rửa và 409 mẫu đã rửa sạch: Rau diếp, rau cải đỏ, hành tươi, cà rốt, cà chua, mùi tây, cải lông và hồ tiêu) tại vùng Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ tỷ lệ nhiễm chung 5,9%, tỷ lệ nhiễm trứng sán dây là 3,5% thấp hơn nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, có thể thấy, kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau của chúng tôi có sự sai khác đáng kể so với các kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguyên nhân của sự sai khác này có thể do điều kiện khí hậu, vệ sinh môi trường, tập quán canh tác khác nhau
giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mặt khác, so sánh tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng giữa vùng trồng rau và chợ, chúng tôi nhận thấy rau ở vùng trồng có tỷ lệ nhiễm từ 43,58% đến 64,1%, trung bình 56,41%. Thu thập tại các chợ rau sống nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ 53,33%. Kết quả thấp hơn kết quả của Đinh Thị Thanh Mai (2011) tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ở vùng trồng rau và nơi tiêu thụ lần lượt là 97,14% và 84,18%. Tác giả Amal Khalifa et al. nghiên cứu các loại rau salat bán tại chợ bán buôn bán lẻ ở thành phố Tripoli - Lybya (2009) cho thấy 126 mẫu salat mua tại chợ, tỷ lệ nhiễm chung là 58%, tương đương kết quả của chúng tôi.
Xét trên từng loại rau, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất ở rau xà lách (61,53%) tiếp theo là rau muống nước (60,25%), ở vùng trồng rau 2 loại rau này cũng nhiễm với tỷ lệ rất cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả: Đinh Thị Thanh Mai và cs. (2009) nghiên cứu 375 mẫu rau tại Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau mùi và rau xà lách cao nhất 96%. Đến năm 2011 nghiên cứu tại Hà Nội và Hải Phòng tác giả này cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở rau mùi ta, xà lách và húng quế lần lượt là 98,36%; 95,23% và 92,06%. Tác giả Lê Thị Ngọc Kim và cs. (2007) cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau xà lách là 92,3%. Năm 2007 tác giả Trần Thị Hồng khảo sát rau bán tại siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự trên rau xà lách.
Giải thích tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao ở các loại rau: Rau xà lách là loại rau bám thấp sát mặt đất, rau cần là loại rau trồng dưới nước sẽ tiếp xúc với bề mặt đất, nước và phân vì vậy các mầm bệnh giun sán nhất là ấu trùng sán lá dễ dàng bám vào bề mặt và dễ bị ô nhiễm.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm các loại mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau
Để tìm hiểu các loại rau nhiễm những mầm bệnh KST nào chúng tôi đã xét nghiệm tìm trứng và ấu trùng giun sán kết quả trình bầy ở bảng 4.2.
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy:
Về cơ cấu mầm bệnh trong các loại rau sống nói chung cao nhất là tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn (50,2%) và thấp nhất là ấu trùng sán lá (4,3%). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim và cs. (2007) tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun là cao nhất 78,9%. Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai (2011) trong các mầm bệnh giun sán thì ấu trùng giun nhiễm với tỷ lệ cao nhất là 28,30% tính chung cho 1254 mẫu rau và quả.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trên từng loại rau
Loại rau Loại mầm bệnh ký sinh trùng Â/T giun Trứng giun đũa lợn hoặc người Trứng giun đũa chó Trứng giun móc chó hoặc người Â/T sán lá (+) % (+) % (+) % (+) % (+) % Rau muống nước 25 45,5 9 16,4 0 0 4 7,3 3 5,50 Rau cải 37 43,0 19 22,1 32 41,02 10 11,6 0 0,00 Rau cần 34 50,0 15 23,4 0 0 4 6,3 3 4,7 Xà lách 37 62,7 9 15,3 19 24,35 4 6,8 0 0,00 Cải xoong 30 49,2 12 19,7 0 0 5 8,2 3 4,90 Tổng 163 41,79 64 16,41 51 13,07 27 6,92 14 3,50
Ghi chú: Â/T là ấu trùng
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy:
- Trong 5 loại rau nghiên cứu, đều phát hiện các mầm bệnh ký sinh trùng. - Mầm bệnh được phát hiện nhiều nhất là ấu trùng giun, chiếm tỷ lệ 41,79% (163 mẫu rau được kiểm tra có ấu trùng giun).
- Có 14 mẫu rau được kiểm tra có nhiễm nang ấu sán lá (gồm rau muống nước, rau cần và cải xoong), chiếm tỷ lệ 3,5%.
Rau sống nhiễm trứng giun móc là 27/390 mẫu rau (6,92%). Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa lợn hoặc người là 16,41%. Tỷ lệ nhiễm giun móc thấp hơn giun đũa phù hợp với kết quả của Trần Thị Hồng (2007) là 11,1% trong 90 mẫu rau xét nghiệm, nhưng lại thấp hơn tỷ lệ nhiễm trứng giun móc trên rau mà một số tác giả đã báo cáo: Lê Thị Ngọc Kim và cs. (2007) 25%, Lê Thị Tuyết (2005) 17,8%, Hương Huế và cs. (2009) 43,67%. Như vậy rau xanh ở Hà Nam nhiễm trứng giun móc không nhiều nhưng ấu trùng loại này có thể xâm nhập qua da, vì vậy không chỉ nguy hiểm với người ăn rau sống mà ngay cả người trồng và bán rau cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
4.1.3. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trên vùng nghiên cứu
Bảng 4.3 thể hiện kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng ở vùng trồng rau và chợ tại tỉnh Hà Nam.
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh giun sán trên rau vùng nghiên cứu vùng nghiên cứu
Loại mầm bệnh Vùng trồng rau Chợ Tính chung
(+) % (+) % (+) % Â/T giun 48 48,00 49 47,11 97 45,32 Trứng giun đũa 31 28,18 30 28,84 61 28,50 Trứng giun móc 26 23,60 21 20,19 47 21,96 Â/T sán lá 5 4,54 4 3,84 9 4,20 Tổng 110 56,41 104 53,33 214 66,87
Ghi chú: Â/T là ấu trùng
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy:
Tỷ lệ rau xanh nhiễm ấu trùng giun cao nhất là ở vùng trồng rau 48,00%, tại nơi tiêu thụ là 47,11%. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Đinh Thị Thanh Mai (2011) khảo sát hơn 1000 mẫu rau quả ở Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun theo thứ tự là 36,82% và 19,71%.
Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa tương ứng ở vùng trồng rau và chợ là 28,18% và 28,84%.
Ấu trùng sán lá nhiễm trên rau với tỷ lệ thấp nhất là 4,54% ở vùng trồng rau và 3,84% ở rau tại các chợ nhưng chúng ta cũng không được phép chủ quan vì sán lá có thể gây bệnh cho người với nhiều triệu chứng, đặc biệt các năm gần đây số người mắc bệnh tăng cao đặc biệt ở miền trung có 13/15 tỉnh có người bị bệnh mà nguyên nhân là do ăn sống rau ngổ, cải xoong và rau muống…
Tỷ lệ nhiễm trứng giun móc trên rau ở vùng trồng rau 23,60% và ở rau mua tại các chợ là 29,19%.
4.1.4. Cường độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau
Qua bảng 4.4, chúng tôi nhận thấy, trong số các loại mầm bệnh thì cường độ nhiễm ấu trùng giun là cao nhất 28,1 ± 2,6 ấu trùng/100 gam rau, tiếp đến là trứng giun đũa (6,1 ± 0,3 trứng/100 gam rau), thấp nhất là cường độ nhiễm ấu trùng sán lá 1,4 ± 0,5 ấu trùng/100 gam rau.
Bảng 4.4. Cường độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau
Loại mầm bệnh Vùng trồng rau Chợ Tính chung
(+) X ± SD (+) X ± SD (+) X ± SD Â/T giun 48 28,6 ± 2,7 49 27,6 ± 2,4 97 28,1 ± 2,6 Trứng giun đũa 31 5,9 ± 1,2 30 6,3 ± 1,5 61 6,1 ± 1,3 Trứng giun móc 26 2,0 ± 1,2 21 2,3 ± 1,1 47 2,1 ± 1,2 Â/T sán lá 5 1,5 ± 0,8 4 1,2 ± 0,4 9 1,4 ± 0,5
Như vậy, có thể thấy rau xanh nói chung và rau xanh được trồng và tiêu thụ ở tỉnh Hà Nam đều có nhiễm một lượng nhất định các loại mầm bệnh ký sinh trùng có khả năng gây bệnh cho người trồng trọt, người phân phối và người tiêu dùng, tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Biện pháp diệt mầm bệnh ký sinh trùng hợp lý, an toàn cho sức khỏe của con người đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng các món ăn rau xanh là một yêu cầu hợp lý và cần thiết vào thời điểm này.