Nội dung huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, có cơ chế đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các vùng khó khăn, có điểm xuất phát thấp; đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo, điều hành, có kế hoạch hoạt động, phân công cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới... (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Như vậy, huy động đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới là một quá trình và mang tầm chiến lược quan trọng, cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải chủ động thực hiện trong thời gian dài với nội dung và phương pháp linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.

2.1.4. Nội dung huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới nông thôn mới

- Đóng góp về trí tuệ: Người đân nông thôn rất thông minh và ham học hỏi, có tinh thần hiếu học. Việc huy động trí tuệ của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới cần khuyến khích họ tham gia vào việc hội họp, bàn thảo, quyết định trong việc xây dựng các công trình cơ bản, nhất là đường giao thông, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương, hệ thống điện,...đóng góp ý kiến trong các bản vẽ, thiết kế trước khi phê duyệt xây dựng; tham gia ý kiến chỉnh sửa những việc làm, hạng mục, công việc chưa hợp lý, bất cập trong việc thi công, vận hành, sửa chữa công trình, việc bàn giao công trình cho người dân quản lý và sử dụng (Phạm Thị Thanh Thảo, 2013).

- Đóng góp về đất đai: Trong xây dựng nông thôn mới, việc huy động người dân đóng góp đất đai để xây dựng kết cấu hạ tầng là việc vô cùng lớn. Đặc biệt, trong khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, mỗi tấc đất đối với người nông dân là một tấc vàng, nhưng vì lợi ích cộng đồng cần phải huy động nguồn lực đất đai để xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội, phục

vụ nhân dân. Việc huy động người dân đóng góp đất đai để xây dựng kết cấu hạ tầng thông qua công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân hiến đất, góp đất (người dân có đất thổ cư, đất canh tác khi có công trình xây dựng đi qua thì có thể hiến đất, người dân ở trong làng, xóm thì góp đất có thể bằng một khoản tiền,...) để mở rộng đường giao thông, làm đường ra đồng, xây dựng kênh mương, xây dựng nhà văn hóa thôn, sân vận động, trường học và xây dựng các công trình dân sinh (Phạm Thị Thanh Thảo, 2013).

- Đóng góp về tài chính: Việc huy động tiền của trong dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới là rất quan trọng và cần thiết, có làm được việc này thì mới có điều kiện nâng cấp, mở mang các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, đường giao thông, hệ thống kênh mương. Việc huy động tiền của phải xác định mức độ ưu tiên của từng công trình và có lộ trình thực hiện, tránh huy động quá sức đóng góp của người dân; huy động mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đoàn thể, xã hội, doanh nghiệp, con em xa quê, nhất là những người thành đạt có tâm huyết đóng góp xây dựng quê hương, làng xã (Phạm Thị Thanh Thảo, 2013).

Sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du đã có ảnh hưởng tích cực, bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo niềm tin trong nhân dân, là nguồn động lực quan trọng góp phần xây dựng thành công mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng thụ hưởng gián tiếp của chương trình xây dựng NTM. Thông qua chương trình, cộng đồng này được tiếp cận với cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, được ưu đại đầu tư về thuế, đất đai, hỗ trợ kinh phí phát triển thị trường trong một số lĩnh vực đầu tư.

- Đóng góp sức lao động: Lực lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn là rất lớn (chiếm khoảng trên 60% lực lượng lao động); đặc điểm của lao động nông nghiệp là làm theo mùa vụ, có khoảng thời gian nhàn rỗi. Việc huy động người dân nông thôn vào tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới cần phải xác định đối tượng, thành phần tham gia (thường là những người trung tuổi gắn bó với nông nghiệp), thời điểm nông nhàn, và đặc biệt là phải vận động, thuyết phục để họ hiểu được việc đóng góp sức lao động xây dựng các công trình cơ bản trong nông thôn là phục vụ cho cuộc sống thiết thực, hằng ngày của họ, nếu người dân không bỏ công sức tham gia đóng góp thì không ai có thể làm thay họ và trong sự phát triển chung của đất nước thì cuộc sống của người dân nông

thôn sẽ gặp khó khăn, thiệt thòi, không có nhiều cơ hội học tập, khám chữa bệnh, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, tiện nghi văn minh của nhân loại (Phạm Thị Thanh Thảo, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)