Nhận thức và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 101)

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã trực tiếp đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội vào xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu xem xét từng khía cạnh chúng ta phải thấy rằng sự thành công của các chương trình, dự án trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa thật sự tương xứng với nguồn lực Nhà nước đã đầu tư và người dân đóng góp. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình tổ chức thực hiện, cách thức huy động các nguồn lực chưa hiệu quả. Việc tổ chức triển khai chưa đồng bộ, thiếu tính phối hợp từ trên xuống, công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa minh bạch, công khai các nguồn lực hỗ trợ, quản lý gây thất thoát, lãng phí, người dân chưa thật sự được tham gia, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình xây dựng, quyết toán công trình,... là những trở ngại rất lớn trong việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bảng 4.15. Đánh giá về nhận thức của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương

STT Nội dung Cán bộ (n=30) Người dân (n=90) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 26 86,67 74 82,23 2 Cần thiết 4 13,33 16 17,77 3 Không cần thiết 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng qua Bảng 4.15 khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 82,23% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 86,67% ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết.

Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: đa số người dân cho rằng việc tổ chức thực hiện của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể là nhân tố quyết định để người dân hăng hái tham gia đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Họ cho rằng việc họ tích cực hay thờ ơ tham gia là do các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có phương pháp tuyên truyền thuyết phục, chưa nêu được các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo và hiệu quả; việc huy động tiền của, công sức trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới chưa thật sự dân chủ, có nơi còn gò ép, chính sách nhà nước đầu tư cho xây dựng các công trình ở nông thôn là quá thấp nếu so sánh với việc nhà nước đầu tư xây dựng các công trình như đường giao thông, các trung tâm văn hóa, hệ thống điện, hệ thống nước sạch…ở thành phố; đặc biệt là kinh phí xây dựng một số công trình lớn trên địa bàn do UBND xã, huyện, tỉnh,… làm chủ đầu tư quản lý còn lỏng lẻo, lãng phí, thất thoát, tiến độ thực hiện chậm.

Một số xã (Tân Chi, Hoàn Sơn, Cảnh Hưng…) do cấp ủy, chính quyền nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, vì vậy đã chủ động đề ra nghị quyết, kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, chi bộ thôn xóm,...phối hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, con em xa quê thành đạt,... tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng các công trình trên địa bàn thôn, xã,...Tuy nhiên, một số xã (Lạc Vệ, Minh Đạo, Phật Tích…) do chưa có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về xây dựng NTM, nên chưa chủ động, sáng tạo trong cách thức chỉ đạo, phối hợp,...nên kết quả xây dựng NTM trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, một quá trình tổ chức tốt cộng với phương pháp phù hợp là động lực, tạo niềm tin để người dân tự giác tham gia và đóng góp công sức, trí tuệ, sức lao động, tiền của và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)