Điềukiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tiên Du được tái lập theo Nghị định 68/1999/NĐ-CP ngày 08/9/1999 của Chính phủ. Là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh với diện tích đất tự nhiên là 9.568,65ha. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ.

Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 69 làng với nhiều xóm nằm rải rác ở nhiều khu vực. Nằm trên hai trục đường chính Quốc lộ 1A, 1B và hệ thống tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận đặc biệt là thủ đô Hà Nội (Chính phủ,1999).

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30(trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,80C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,20C. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.742,3 giờ. Tháng 7 có số giờ nắng cao nhất là 259,4 giờ còn tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất với 106,3 giờ.

Độ ẩm không khí hàng năm bình quân là 85%, tháng cao nhất là là tháng 3 với 89% còn tháng 11 là tháng có độ ẩm thấp nhất với 68%.

Lượng mưa hàng năm tương đối cao, dao động từ 1220 - 1370 mm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 còn các tháng 11, 12, 01 là không đáng kể.

Tiên Du có hệ thống sông Đuống đi qua. Đây không chỉ là mạch giao thông đường thủy quan trọng mà còn cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong toàn huyện.

Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)