Điềukiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 55)

Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như trên đã cho phép Tiên Du có khả năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện: Trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp với kinh tế công - thương nghiệp và dịch vụ. Do ở gần các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, điều kiện giao thông thuận tiện, Tiên Du có lợi thế lớn để phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã và đang huy động mọi nguồn lực, khai thác những tiềm năng, thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai vô cùng quan trọng có tác động mạnh mẽ tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai luôn cố định và có hạn do vậy trong sản xuất nông nghiệp con người phải biết sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả để đất đai không ngừng phục vụ đời sống của con người.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh

SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 9.568,71 100,00 9.568,71 100,00 9.568,71 100,00 100,00 100,00 100,00

1.Đất nông nghiệp 5.727,65 59,86 5.634,58 58,89 5.630,62 58,84 98,38 99,93 99,,15

- Đất trồng cây hàng năm 4.942,17 51,65 4.845,06 50,63 4.841,10 50,59 98,04 99,92 98,97

- Đất trồng cây lâu năm 48,51 0,51 47,67 0,50 47,67 0,50 98,17 100,00 99,08

- Đất lâm nghiệp 209,16 2,19 207,06 2,16 207,06 2,16 99,02 100,00 99,51 - Đất mặt nước NTTS 519,70 5,43 500,54 5,23 500,54 5,23 96,31 100,00 98,14 - Đất nông nghiệp khác 8,14 0,09 34,25 0,36 34,25 0,36 418,70 100,00 204,62 2. Đất công nghiệp 350,53 3,66 349,96 3,66 349,96 3,66 99,84 100,00 99,92 3. Đất chuyên dùng 2.328,42 24,33 2.424,42 25,34 2.428,38 25,38 104,12 100,16 102,12 4. Đất thổ cư 1.101,98 11,52 1.100,43 11,50 1.100,43 11,50 99,87 100,00 99,93 5. Đất chưa sử dụng 60,22 0,63 59,31 0,62 59,31 0,62 98,42 100,00 99,21

II.Một số chỉ tiêu bình quân

- Đất nông nghiệp/khẩu 0,04 - 0,04 - 0,04 - 96,52 99,57 98,03

- Đất tự nhiên/khẩu 0,07 - 0,07 - 0,07 - 98,12 99,64 98,87

- Đất thổ cư/hộ 0,03 - 0,03 - 0,03 - 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du (2015)

31

Qua bảng 3.1 chúng ta thấy diện tích đất của huyện Tiên Du hầu như không có thay đổi nhiều. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 58,84% tổng diện tích đất tự nhiên, tiếp đến là đất chuyên dùng với 2428,38ha bằng 25,38%, diện tích đất công nghiệp chiếm 3,66% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện nay đất chưa sử dụng chỉ còn 59,31ha, đây là con số khá nhỏ so với diện tích tự nhiên và phần nào đã minh chứng việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả của địa phương.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện từ năm 2013-2015 được thể hiện qua bảng 3.2, cụ thể:

Tổng dân số huyện tính đến năm 2015 là 132.348 người và dân số tăng với mức độ trung bình là 1,1%/năm, trong đó số nhân khẩu nông nghiệp là 108.394 người, chiếm 81.9% tổng số khẩu (Bảng 3.2). Số khẩu phi nông nghiệp chiếm 18.1% tổng số khẩu. Trong toàn huyện có 32.828 hộ, trong đó có 20.012 hộ nông nghiệp chiếm 60.96% và 12.816 hộ phi nông nghiệp chiếm 39.04%. Như vậy tỷ lệ dân số nông nghiệp vẫn là chủ yếu (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Lao động nông nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lao động của xã là 57.4% năm 2012 và giảm còn 51.3% năm 2015. Ngược lại, lao động phi nông nghiệp phát triển nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 8.5%/năm và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cũng ngày một lớn, năm 2013 với 33.579 người chiếm 42.6%, năm 2015 là 39,515 người chiếm 48.7% (Bảng 3.2).

Tình hình lao động của huyện có sự biến động như vậy là do đất nông nghiệp ngày một giảm nên nhiều lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp đã và đang có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác như làm ở các khu công nghiệp,… đây là một xu thế tất yếu. Hơn nữa, một số ngành nghề trong huyện mang lại thu nhập cho người lao động cao hơn và cả những công việc ở các vùng lân cận đã thu hút được lao động của huyện.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng số nhân khẩu khẩu 129.382 100,0 131.865 100,0 132.348 100,0 101,9 100,4 101,1

1.Khẩu nông nghiệp khẩu 107.516 83,1 109.053 82,7 108.394 81,9 101,4 99,4 100,4

2.Khẩu phi nông nghiệp khẩu 21.866 16,9 22.812 17,3 23.954 18,1 104,3 105,0 104,7

II. Tổng số hộ hộ 31.984 100,0 32.602 100,0 32.828 100,0 101,9 100,7 101,3

1. Hộ nông nghiệp hộ 21.323 66,7 20.484 62,8 20.012 60,9 96,1 97,7 96,9

2.Hộ phi nông nghiệp hộ 10.661 33,3 12.118 37,1 12.816 39,0 113,7 105,8 109,6

III. Tổng số lao động lao động 78.824 100,0 79.770 100,0 81.140 100,0 101,2 101,7 101,5

1.Lao động nông nghiệp lao động 45.245 57,4 43.714 54,8 41.625 51,3 96,6 95,2 95,9

2.Lao động phi nông nghiệp lao động 33.579 42,,6 36.056 45,2 39.515 48,7 107,4 109,6 108,5

IV.Một số chỉ tiêu bình quân

1.Nhân khẩu/hộ người/hộ 4,05 - 4,04 - 4,03 - 99,8 99,8 99,8

2.Lao động/hộ người/hộ 2,46 - 2,45 - 2,47 - 99,6 100,8 100,2

3.Nhân khẩu NN/Lao động NN 2,38 - 2,49 - 2,60 - 104,6 104,4 104,5

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du (2015)

33

Ở Tiên Du những năm gần đây do hộ nông dân ý thức được việc sinh đẻ có kế hoạch do vậy có rất ít nhà sinh con thứ 3, thứ 4 nên bình quân khẩu/hộ có tỷ lệ thấp, dao động khoảng 4.04 khẩu/hộ. Điều này sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho hộ nông dân được chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục tạo nguồn lực tốt cho phát triển kinh tế hộ, song nó cũng làm cho số lượng lao động ít, hoặc “dân số già” ở làng quê. Đòi hỏi chính quyền địa phương phải có chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tình hình dân số và lao động (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Là một vùng quê được hình thành từ lâu đời của đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến nay còn gặp không ít khó khăn nhưng với bản chất vốn có của con người Bắc Ninh, truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo, giàu nghị lực và nguồn tài nguyên đa dạng phong phú chắc chắn Tiên Du sẽ vượt qua khó khăn và phát huy được những tiềm năng vốn có trong sự nghiệp đổi mới của toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Huyện Tiên Du là khu vực đang trên đà phát triển với tốc độ tương đối nhanh, theo đúng chủ trương phát triển huyện toàn diện, Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể của huyện đã tiến hành lập kế hoạch, xây dựng quy hoạch, xây dựng các cơ sở vật chất quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thông thương và làm nền tảng phát triển KT - XH của huyện.

- Về giao thông: Thực hiện chủ trương của huyện về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của các xã trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm đúng mức. Giao thông nông thôn đường thôn xóm từng bước được nhựa hóa đồng thời thường xuyên kiểm tra, tiến hành tu sửa các tuyến đường giao thông nông thôn, đảm bảo việc giao thương, đi lại sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn (UBND huyện Tiên Du, 2015).

- Về thủy lợi: Huyện Tiên Du có diện tích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản được hình thành trên phần đất khá cao, nên rất đảm bảo cho việc phòng chống lụt bão, do đó việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối ổn định, ít bị thiên tai. Việc cung cấp nước cho nông nghiệp của huyện đã và đang được trang bị khá đầy đủ, các trạm bơm nằm đều các xã đảm bảo việc

tưới vào mùa khô và tiêu thoát nước vào lúc úng của huyện. Ngoài ra, huyện còn có một số hệ thống cống và mương máng dày đặc, đã được kiên cố hoá, nên việc dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương là rất thuận lợi (UBND huyện Tiên Du, 2015).

- Về điện: Có 86 trạm biến áp phục vụ cho nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Đang tiến hành quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn tại 06 xã (Hiên Vân, Nội Duệ, Phật Tích, Tân Chi, Việt Đoàn, Phú Lâm). Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 110 km đường dây cao thế và 700 km đường dây hạ thế phục vụ cho việc dẫn điện tới các cơ sở sản xuất và hộ gia đình trong địa bàn huyện. Nhìn chung hệ thống điện của huyện đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều khi Chi nhánh điện huyện cắt điện lại không thông báo đến người dân nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn (UBND huyện Tiên Du, 2015).

- Về giáo dục, y tế: Đây là vấn đề luôn được huyện đặc biệt quan tâm và chú trọng. Toàn huyện có 46 trường học đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia năm sau cao hơn năm trước. Công tác phổ cập THCS đạt chuẩn và đang xúc tiến đẩy mạnh việc hoàn thành phổ cập trung học vào cuối năm 2013. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài được quan tâm (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Huyện có 1 bệnh viện và 14 trạm y tế với đội ngũ y, bác sỹ yêu nghề cùng trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. 100% trẻ trong diện được tiêm và uống vacxin phòng bệnh. Huyện luôn thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, Hơn 95% số gia đình được sử dụng nước sạch. Công tác dân số - kế hoạch hoá cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả khả quan. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (UBND huyện Tiên Du, 2015).

- Hệ thống thông tin liên lạc: Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% số thôn, xóm đã có đầu cáp nắp điện thoại cố định và có bưu điện văn hoá. Ở tất cả các xã, thị trấn đều có 1 đài phát thanh trung tâm

dùng để thông tin các tin tức liên quan đến các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; các thông tin riêng của địa phương,... đến nhân dân (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Chúng ta thấy, cơ sở hạ tầng ở Tiên Du là tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển của các ngành nghề. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để địa phương có sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là có một số đoạn đường giao thông đã xuống cấp do nhu cầu vận tải và đi lại của các khu công nghiệp, làng nghề vì vậy trong thời gian tới cần được ưu tiên tu bổ và làm mới để đem lại cảnh quan cũng như phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Tiên Du xuất phát là một huyện nông nghiệp nhưng hiện nay tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương là thấp. Trong những năm qua tỷ trọng của ngành CN - TTCN và DV luôn chiếm tỷ trọng lớn cơ cấu giá trị sản xuất của địa phương. Điều này cho thấy Tiên Du đang chuyển dịch đúng hướng.

Qua bảng 3.3 ta thấy, tổng giá trị sản xuất năm 2015 của toàn huyện đạt 3.542,0 tỷ đồng tăng 8,1% so với năm 2014. Tổng giá trị sản xuất qua 3 năm tăng bình quân 28,0% (Bảng 3.3).

Trong cơ cấu kinh tế toàn huyện năm 2013 tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 11,8%, năm 2014 chiếm 8,0%, năm 2015 chiếm 8,5% trong tổng giá trị sản xuất các năm tương ứng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 8,6%. Ta thấy, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm phần nhỏ giá trị kinh tế và có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn các ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản (đạt 46,3%), ngành dịch vụ thương mại (đạt 20,4%). Đây là một biểu hiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện theo hướng hiện đại (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh

SL CC(%) SL CC SL CC 14/13 15/14 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất tỷ đồng 2.163,1 100,0 3.276,5 100,0 3.542,0 100,0 151,5 108,1 128,0

1. Ngành nông - lâm - thủy sản tỷ đồng 255,0 11,8 260,0 8,0 301,0 8,5 102,0 115,8 108,6 2. CN-TTCN, xây dựng cơ bản tỷ đồng 1.485,2 68,6 2.554,0 77,9 3.180,0 89,8 172,0 124,5 146,3 3. Dịch vụ - thương mại tỷ đồng 422,9 19,5 462,5 14,1 613,0 17,3 109,4 132,5 120,4 II. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Tổng GTSX/hộ trđ/hộ 67,6 - 100,5 - 107,9 - 148,6 107,4 126,3 2. Tổng GTSX/lao động trđ/lao động 27,4 - 41,0 - 43,6 - 149,7 106,3 126,1 3. Tổng GTSX/ha đất NN trđ/ha 377,6 - 581,5 - 629,1 - 153,9 108,2 129,1 4. Thu nhập bình quân

/người /năm trđồng/người/năm 35,7 - 39,9 - 41,3 - 111,9 103,5 107,0

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du (2015)

37

Đáng chú ý là GTSX/ha đất nông nghiệp/năm tăng nhanh qua các năm tốc độ tăng bình quân là 29,1%, cụ thể năm 2013 đạt 377,6 triệu đồng/ha thì đã tăng lên 629,1 triệu đồng/ha vào năm 2015. Điều đó thể hiện được hiệu quả của các loại hình sản xuất nông nghiệp mà người dân đã đầu tư (Bảng 3.3).

Qua trên có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều đó, càng chứng tỏ rằng đường lối phát triển kinh tế của huyện đang đi theo đúng hướng và cần được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)