Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 85)

nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

4.1.2.1. Đóng góp trí tuệ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Sau khi UBND xã đăng ký với UBND huyện (thông qua Phòng Kinh tế& Hạ tầng) và lập dự toán xây dựng công trình tại các thôn, xóm; UBND xã giao

cho ban phát triển thôn, ban quản lý của thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức vận động nhân dân thực hiện.

Thông qua các cuộc họp của thôn, người dân trong thôn trực tiếp đóng góp ý kiến vào việc dự toán, quy mô, giá trị và việc thi công xây dựng công trình. Đa số ý kiến đều từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cán bộ hưu trí, cán bộ thôn, xã, đại diện các chi, tổ hội trong thôn, đoàn thể trong xã. Mỗi một công trình xây dựng trên địa bàn thôn, xã nào đều tổ chức họp dân của thôn đó. Ban phát triển thôn, trưởng thôn thôn sẽ đứng ra tổ chức cuộc họp để thảo luận về kế hoạch xây dựng, bầu ban quản lý, dự toán giá trị công trình, nguồn vốn, thời gian thi công, tập kết nguyên vật liệu, các thức huy động lao động, thuê phương tiện vận chuyển, máy móc thi công, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc,... các hoạt động đó đều được người dân bàn bạc, thống nhất và giao cho ban quản lý chỉ đạo, điều hành trong quá trình thi công xây dựng công trình. Do các công trình xây dựng đều phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân nên họ rất hăng hái tham gia đóng góp ý kiến về thiết kế, mức huy động,...để quyết định phương án xây dựng.

Qua kết quả điều tra tổng hợp Bảng 4.2, các hộ dân đều tham gia các cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng công trình. Đa số người dân (93,3% ý kiến) tham gia mức đóng góp, cách thức huy động các nguồn lực, nhất là việc huy động sự đóng góp của người dân trong thôn, con em xa quê thành đạt, các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc lập kế hoạch có 86,7% ý kiến tham gia, 100% ý kiến yêu cầu phải nghiệm thu, quyết toán cho người dân biết khi xây dựng xong công trình. Trong các ý kiến tham gia, có khoảng 14% trong tổng số ý kiến là các sáng kiến, tập trung nhiều là các sáng kiến về mức huy động và cách thức huy động nguồn lực về tài chính, đất đai, vật tư như: đóng góp theo khẩu, theo hộ, miễn giảm cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già (trên 80 tuổi); viết thư kêu gọi con em xa quê, nhất là những người thành đạt có tâm xây dựng quê hương; phân công cán bộ, người dân có uy tín, trưởng họ gặp gỡ, vận động một số gia đình chưa nhất trí cao về mức huy động đóng góp; các gia đình ở sát mặt đường, công trình thì hiến đất, hộ xa thì góp đất; vận động mọi người dân trong thôn, xã tham gia lao động để giảm chi phí cho công trình; một số đoạn đường có tường bao, cổng,… thì nhân dân trong thôn tổ chức lao động để tháo dỡ và xây dựng lại cho các gia đình, nếu có ao thì kè bờ ao để nền đường đảm bảo; vận động các gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng ủng hộ

vật tư,…khi nhà nước cấp vật tư (xi măng) xây dựng thì phải làm hết vào công trình, không được để vật tư lại chia cho các hộ dân,...sau khi công trình xây dựng xong thì huy động người dân trong thôn xóm đóng góp tiền để làm đường điện chiếu sáng, duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình, làm barie cấm xe quá tải. Từ các ý kiến tham gia và các sáng kiến, trưởng thôn và ban quản lý xây dựng công trình tổng hợp thành nghị quyết và xây dựng kế hoạch, phân1 công mọi người trong ban quản lý, cùng người dân trong thôn tham gia, thực hiện.

Bảng 4.2. Người dân đóng góp trí tuệ vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương

TT Hoạt động

Ý kiến tham gia Sáng kiến Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra: 90 hộ (tỷ lệ 100%) 1 Lập kế hoạch 78 86,7 11 12,2 2 Thiết kế 49 54,4 8 8,8 3 Mức huy động 84 93,3 22 24,4 4 Cách thức huy động vốn 48 53,3 25 27,7

5 Giám sát thi công 23 25,5 14 15,5

6 Nghiệm thu, quyết toán 90 100

7 Giải quyết khó khăn, vướng

mắc và phát sinh 24 26,6 9 10

Tổng hợp 396 62,8 89 14,2 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ (2015)

4.1.2.2. Đóng góp về tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Trong 4 năm tiến hành xây dựng nông thôn mới, từ năm 2012 – 2015, được sự hỗ trợ của nhà nước và huy động đóng góp của người dân, cộng đồng và các tổ chức tổng số vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du là 191.334 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là 137.485 triệu đồng, chiếm 71,86%; vốn huy động là 53.849 triệu đồng, chiếm 28,14% (Bảng 4.3).

Nhìn chung việc huy động sự đóng góp về tài chính của người dân và các tổ chức trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015, cho thấy người dân và các tổ chức chủ yếu góp tiền vào xây dựng các công trình thiết thực phục vụ cuộc sống và sinh hoạt như: giao thông thôn xóm, công trình nước sạch, nhà văn hóa thôn, kênh mương nội đồng, bãi chôn lấp rác thải. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới đạt thấp (chiếm 28,14%), còn lại chủ yếu là ngân sách nhà nước hỗ trợ (chiếm 71,86%). Điều này thể hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong xây dựng CSHT NTM của người dân.

Bảng 4.3. Kết quả huy động đóng góp tài chính trong xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015

TT Tên công trình Tổng số vốn thực hiện (triệu đồng) Ngân sách NN (triệu đồng) Vốn huy động (triệu đồng) Tỷ lệ vốn huy động (%)

1 Đường giao thông 38.225 24.526 13.699 35,84

2 Trường học 42.387 24.842 17.545 41,39

3 Công trình điện 10.623 7.955 2.668 25,12

4 Nhà Văn hóa 2.452 500 1.952 79,61

5 Đường nội đồng, kênh mương 6.356 2.971 3.385 53,26

6 Công trình nước sạch 74.458 63.556 10.902 14,64

7 Bãi rác thải 3.318 3.318

8 Trạm y tế xã 5.788 4.505 1.283 22,17

9 Chợ 4.655 2.865 1.790 38,45

10 Trụ sở làm việc 1.825 1.825

11 Nghĩa trang liệt sỹ 1.247 622 625 50,12

Tổng số 191.334 137.485 53.849

Tỷ lệ 100% 71,86% 28,14% Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2015) Qua số liệu Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ vốn huy động tham gia đóng góp tài chính vào xây dựng trường học là cao nhất, trong 4 năm (2012 – 2015) toàn huyện đóng góp được 17.545 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 41,39% tổng số vốn xây dựng công trình trường học. Tiếp sau đó là công trình đường giao thông, trong 4 năm (2012 – 2015) toàn huyện đóng góp được 13.699 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 35,84% tổng số vốn xây dựng công trình đường giao thông. Xây dựng nước sạch

cũng được người dân trong huyện tích cực tham gia, trong 4 năm (2012 – 2015) đóng góp được 10.902 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 14,64% tổng số vốn xây dựng công trình nước sạch. Ngoài ra việc xây dựng kênh mương nội đồng cũng được người dân quan tâm xây dựng, tổng số vốn đóng góp trong 4 năm (2012 – 2015) là 3.385 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 53,26% tổng số vốn xây dựng công trình kênh mương nội đồng.

Biểu đồ 4.1. Huy động đóng góp tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015

Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2015) Qua tổng hợp tình hình chung của huyện, có nhiều cách huy động sự đóng góp về tài chính của người dân xây dựng CSHT NTM như đóng góp theo khẩu, theo hộ, vận động gia đình khá, giàu đóng góp thêm ngoài phần đóng góp chung, huy động con em xa quê thành đạt, doanh nghiệp trên địa bàn,... ủng hộ tiền của, vật chất để xây dựng các công trình. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng đóng góp đầy đủ, qua điều tra cho thấy tỷ lệ hộ dân đóng góp xây dựng công trình đạt khoảng từ 92 – 96%. Đa số các công trình hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, với cách làm ở xã Hoàn Sơn: Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Hoàn Sơn đã vận động Ông Nguyễn Minh Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Long ủng hộ trên 3 tỷ đồng để xây dựng các

công trình, như: ủng hộ 1,2 tỷ đồng xây dựng trường Tiểu học, gần 1 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường thôn Bất Lự, khoảng 500 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn và cổng trụ sở xã,... Bí quyết về cách vận động của xã Hoàn Sơn được Ông Phạm Minh Trang, Bí thư Đảng ủy xã cho biết “Xã gặp gỡ trao đổi với gia đình và ông Nguyễn Minh Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Long về những khó khăn của xã trong xây dựng CSHT NTM, những công trình cần thiết xây dựng và đề nghị Ông ủng hộ. Khi xây dựng công trình thì khâu giám sát chất lượng, đặc biệt là kinh phí xây dựng công trình do gia đình cử người giám sát (là chính) kết hợp với ban giám sát do xã cử ra; công trình nào mà gia đình tài trợ 100% kinh phí thì toàn bộ việc thanh quyết toán kinh phí từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao công trình do gia đình cử người làm, xã chỉ kết hợp cùng,vì vậy mà gia đình và Ông Nam rất tin tưởng và ủng hộ việc xây dựng các công trình trên địa bàn xã”.

Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về việc huy động đóng góp tài chính trong xây dựng CSHT NTM.

Tuyến đường xã mà gia đình tôi tham gia ủng hộ tiền của, công sức xây dựng là góp phần tạo điều kiện cho gia đình tôi và người dân đi lại thuận lợi, đỡ bị lầy lội khi trời mưa.

Tôi thấy cách làm của UBND xã là rất công khai, minh bạch, dân chủ; cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động,...nên tôi quyết định ủng hộ và đứng ra cùng ban quản lý xã xây dựng.

Ông Nguyễn Hữu Thịnh, xã Hoàn Sơn

(Phỏng vấn ngày 24/11/2015 tại thôn Bất Lự, xã Hoàn Sơn)

Thôn Dương Húc, xã Đại Đồng, năm 2012 khi xây dựng nhà văn hóa thôn, đã biết cách huy động tài chính. Đó là, vận động các đồng chí cán bộ thôn, xã, các đồng chí đảng viên gương mẫu trong đóng góp và vận động gia đình, người thân tham gia hưởng ứng, con em xa quê thành đạt tài trợ; thôn viết thư kêu gọi tài trợ đối với con em xa quê trên mọi miền tổ quốc. Khi công trình hoàn thành đã tổ chức khánh thành và mời nhân dân trong thôn và con em xa quê thành đạt về dự. Kết quả tại buổi lễ khánh thành, con em xa quê thành đạt về dự đã tài trợ được 262 triệu đồng, còn người dân trong thôn chỉ đóng góp 100.000 đồng/khẩu.

Bảng 4.4. Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM

trong toàn huyện Tiên Du năm 2012 – 2015

Chỉ tiêu (triệu đồng)Số Tiền Tỷ lệ (%)

I. Vốn Ngân sách NN 137.485 71,9 II. Vốn huy động 53.849 28,1 1. Nhân dân 24.715 12,9 2. Doanh nghiệp 15.042 7,9 3. các tổ chức, đoàn thể 9.731 5,1

Hội Nông dân

4.217 2,2

Hội Cựu chiến binh

2.362 1,2

Hội Phụ nữ

1.836 1,0

Đoàn thanh niên

1.316 0,7 4. Các cá nhân, tổ chức khác 4.361 2,3 Tổng 191.334 100

Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2015) Qua Bảng số liệu 4.4 cho thấy vốn huy động trong xây dựng CSHT NTM toàn huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015 tương đối cao. Toàn huyện đã huy động được 53.849 triệu đồng, chiếm 28,1% trong tổng số vốn xây dựng CSHT NTM của huyện. Trong tổng nguồn vốn huy động được thì nhân dân có số vốn đóng góp cao nhất là 24.715 triệu đồng, chiếm 12,9% tổng số vốn xây dựng CSHT, tiếp đó là doanh nghiệp đóng góp 15.042 triệu đồng, chiếm 7,9%; còn lại là các tổ chức đoàn thể trong toàn huyện cũng tham gia đóng góp với số tiền 9.731 triệu đồng, chiếm 5,1%. Ngoài ra, các cá nhân là người con của quê hương, hiện đang lao động ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và những người xa quê lên thành phố để kiếm sống cũng về thăm quê và tham gia đóng góp với số tiền 4.361 triệu đồng.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM trong toàn huyện Tiên Du năm 2012 – 2015

Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2015)

Bảng 4.5. Kết quả huy động đóng góp về tài chính trong xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở 3 xã điều tra năm 2012 - 2015

TT Đơn vị Vốn thực hiện Tổng số Ngân sách Vốn huy động Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Tân Chi 31.228 100 22.351 71,6 8.877 28,4 2 Hoàn Sơn 21.452 100 14.236 66,4 7.216 33,6 3 Đại Đồng 15.285 100 9.912 64,8 5.373 35,2 Tổng số 67.965 100 46.499 68,4 21.466 31,6

Nguồn: UBND các xã Tân Chi, Hoàn Sơn, Đại Đồng (2015) Qua số liệu Bảng 4.5 tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: Ở các điểm nghiên cứu, người dân và các tổ chức đóng góp về tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng (xã cao là 35,2%, xã thấp là 28,4%) bình quân là 31,6%; còn lại 68,4% nguồn vốn là từ ngân sách nhà nước (xã cao ngân sách hỗ trợ là 71,6%, xã ngân sách hỗ trợ ít nhất so với 3 xã cũng đạt là 64,8%). Kết quả tổng hợp các kiến

nghị, đề xuất của người dân từ phiếu điều tra cũng cho thấy, trên 90% người dân đề nghị nhà nước nâng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình nông thôn mới, nhất là đường giao thông và hệ thống kênh mương, nhà văn hóa thôn,... vì họ lý giải rằng: do đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp và phải chi nhiều khoản kinh phí như nuôi con ăn học, khám chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình, xây dựng nhà cửa, chăm sóc và nuôi dưỡng người già, chi cho các hoạt động lễ tết, hiếu, hỉ... Điều này càng thể hiện rõ tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ từ ngân sách trong xây dựng CSHT NTM.

Biểu đồ 4.3. Kết quả huy động đóng góp về tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở 3 xã điều tra năm 2012 – 2015

Nguồn: UBND các xã Tân Chi, Hoàn Sơn ,Đại Đồng (2015) Như vậy, nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy mức huy động đóng góp về tài chính để xây dựng CSHT NTM ở 3 xã điều tra là tương đối cao, chiếm 31,6% trong tổng số vốn xây dựng CSHT của 3 xã. Điều đó, việc tuyên truyền vận động của cán bộ cơ sở rất quan trọng đã tạo cho nhân dân và các tổ chức có được niềm tin vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Từ đó, người dân thấy được việc xây dựng nông thôn mới không chỉ là của nhà nước mà là của cả cộng đồng dân cư, họ thấy được trách nhiệm của mình, nên việc đóng góp tương đối thuận lợi và bước đầu đạt được kết quả.

Bảng 4.6. Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM tại 3 xã điều tra ở huyện Tiên Du năm 2012 – 2015

Chỉ tiêu (triệu đồng) Số Tiền Tỷ lệ (%)

I. Vốn Ngân sách NN 46.499 68,4

II. Vốn huy động 21.466 31,6

1. Nhân dân 9.374 13,8 2. Doanh nghiệp 7.757 11,4 3. các tổ chức, đoàn thể 3.722 5,5 Hội Nông dân 1.635 2,4 Hội Cựu chiến binh 854 1,3 Hội Phụ nữ 1.068 1,6 Đoàn thanh niên 165 0,2 4. Các cá nhân, tổ chức khác 613 0,9

Tổng 67.965 100

Nguồn: UBND các xã Tân Chi, Hoàn Sơn ,Đại Đồng (2015) Qua Bảng số liệu 4.6 cho thấy vốn huy động trong xây dựng CSHT NTM tại 3 xã điều tra ở Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015 tương đối cao. Cả 3 xã đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)