Kinh nghiệm trong nước về huy động các nguồn lực xã hội trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

2.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

-Thu nhập và mức sống của người dân:

Trong tổng số dân toàn xã là có 55% số người trong độ tuổi lao động. Lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 45%. Như vậy phần lớn người dân vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nên thu nhập họ nhận được là rất thấp. Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 11,28 %. So với tiêu chí đề ra là 3% thì tỷ lệ hộ nghèo trong xã

còn khá cao. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 14,3 triệu đồng/người/năm (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

-Nguồn lực thực hiện:

Trong đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã thì nguồn vốn huy động từ dân đóng góp là 25,17 tỷ đồng chiếm 11,9% trong cơ cấu vốn. Kinh tế của xã Hợp Đồng chỉ ở mức trung bình thấp, với đời sống và mức thu nhập hiện nay thì để huy động được nhân dân đóng góp 25,17 tỷ đồng thì rất khó khăn và không có tính khả thi cao. Như vậy cần có phương án điều chỉnh hoặc có các giải pháp nhằm huy động được nguồn vốn từ trong dân (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

-Thuận lợi:

Nền kinh tế của xã trong những năm qua vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Cơ cấu lao động dồi dào, chăm chỉ, chịu khó làm kinh tế, tổng số lao động chiếm 55% tổng số dân của xã (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

An ninh chính trị, trật tự xã hội của nhân dân được đảm bảo. Đảng bộ chính quyền đoàn kết, hoàn thành khá tốt nhiệm vụ (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Ngay sau khi có quyết định phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Hợp Đồng. Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã đã bắt tay ngay vào công tác tuyên truyền phát động phong trào xây dựng nông thôn mới tại xã. Bước đầu cơ bản xã đã làm xong công tác dồn điền đổi thửa cho nhân dân là 1 trong những công tác khá phức tạp, đúng thời vụ trước khi có nước về thuận tiện cho công tác cấy cày cho nhân dân (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Xã có đường tỉnh lộ 419 chạy qua và 5 tuyến đường giao thông liên xã, lên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, buôn bán hàng hóa với các vùng lân cận. Do địa hình của xã là vùng đồng bằng lên rất thuận lợi cho người dân, canh tác cây lúa và cây hoa màu. Cho năng suất, chất lượng tương đối cao (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

- Khó khăn:

Hoạt động thương mại dịch vụ của xã tuy có phát triển, nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong trao đổi mua bán của người dân. Phát triển ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn ở quy mô nhỏ, chưa thu hút được vốn đầu tư. Trên địa bàn xã Hợp Đồng hiện có 12 doanh nghiệp hoạt động,

chủ yếu là toàn doanh nghiệp nhỏ, chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân trong xã (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Hoạt động chăn nuôi và trồng trọt cây ăn quả trên địa bàn xã vẫn còn diễn ra ở quy mô hộ gia đình vừa và nhỏ, manh mún. Nên năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Chưa tập trung và xa khu dân cư. Còn thiếu giống mới, kỹ thuật và thời tiết sâu bệnh hại, đất xấu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới năng suất chất lượng sản phẩm thấp (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Khó khăn nhất trong công tác xây dựng nông thôn mới của xã là việc huy động nguồn lực. Hiện nay nguồn vốn từ Thành phố và Huyện cấp cho địa phương vẫn nằm trong kho bạc chưa thể rút ra. Có 1 tiêu chí số 7 là Chợ nông thôn, địa phương không thể triển khai được, như vậy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Thu nhập và mức sống của người dân vẫn còn rất thấp mới chỉ dừng lại ở mức thu nhập 14,3 triệu đồng/người/năm. Lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn ở mức cao là 11,28%. So với chuẩn quy định là 3% thì xã cần phải phấn đấu và nỗ lực nhiều thì mới đạt được (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương đã xây dựng các mô hình điểm ở từng thôn. Cụ thể, thôn Tử Tế đã thành lập được 22 tổ tự quản vệ sinh môi trường, hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh toàn thôn từ ngày 26 - 28; các hộ gia đình đã dành 2m2 đất trong vườn để gom rác, phân loại và tiêu hủy. Hay như thôn An Cư Đông, nhân dân đã tự nguyện góp tiền xây dựng cổng làng, làm kè sông và mua 563 cây cau các loại, 30 cây bóng mát để trồng trên các tuyến đường thôn. Đặc biệt là phong trào hiến đất để mở rộng đường giao thông và huy động nhân dân, con em xa quê đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn. Nhân dân Thanh Tân đã hiến 5.218m2 đất, thu dỡ 4.654m2 tường xây, 88 cổng, 26 bếp, 6 nhà, 21 công trình phụ, 2 miếu, 4 mộ tổ để mở rộng đường giao thông. Đồng thời, nhân dân đã đóng góp bằng tiền mặt, hiến tài sản trên đất, góp đất làm đường giao thông nội đồng trị giá gần 23,5 tỷ đồng; con em đi làm ăn xa đóng góp bằng tiền và vật chất trị giá 6.246 triệu đồng (Phạm Văn Hùng, 2013).

Xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ xác định tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công nhiệm vụ cho các đảng ủy viên, cán bộ xã phụ trách thôn, kết hợp với cán

bộ thôn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, tài sản, san lấp mặt bằng. Quan điểm chỉ đạo của xã chủ yếu bằng phương pháp phát huy dân chủ, những hộ gia đình tự nguyện hiến đất sẽ được ghi sổ vàng tại xã. Với cách làm này, các hộ dân đã đồng thuận rất cao, tổng cộng đã hiến 7.390m2 đất ở, 3.214m2 đất ao, tháo dỡ 75m2 nhà ở, 460 cổng, 7.374m2 tường bao,… (Phạm Văn Hùng, 2013).

Xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy xây dựng NTM theo tinh thần "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi". Năm 2012, khi mở rộng đường trục thôn có 31 hộ phải phá dỡ 531m tường bao, 11 hộ dỡ công trình phụ, bằng giải pháp tuyên truyền, vận động nên chỉ sau 2 tuần triển khai giải phóng mặt bằng đã hoàn thành, không ai đòi hỏi chi phí đền bù, nhân dân đã đóng góp hơn 600 ngày công tháo dỡ, xây dựng lại. Về thực hiện bê tông hóa các trục đường thôn xóm, Thụy Phúc đã ban hành quy định và hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí, còn lại do nhân dân tự bàn bạc, quyết định mức đóng góp, vận động con em xa quê tài trợ bằng nhiều hình thức, như tiền mặt, xi măng, cát, đá, gạch… nhân dân tự đóng góp công lao động. Với cách làm này của Thụy Phúc, các thôn xóm đã dấy lên phong trào thi đua bê tông hóa đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, cứng hóa kênh mương… Đến nay, Thụy Phúc đã hoàn thành gần 10km đường trục thôn, trong đó xã chỉ hỗ trợ 432 triệu đồng; 3/3 thôn hoàn thành xây dựng nhà văn hóa, xã hỗ trợ 24 triệu đồng. Hay như đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng, với lao động thủ công, các hộ dân đã đào đắp được 41.000m3 đất, xã không phải chi kinh phí,… (Trần Cẩm Tú, 2012).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị

Xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh) đã huy động có hiệu quả các nguồn lực khác nhau để xây dựng NTM, từ đó từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân, sớm hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Với phương châm “Lấy dân để vận động dân”, từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, địa phương đã huy động được đông đảo người dân hăng hái tham gia. Đồng thời kết hợp sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng NTM (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Qua 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã phối hợp, lồng ghép, huy động được trên 83 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp được trên 19,8 tỷ đồng, chiếm trên 23%. Theo đó, nhân dân đã đóng góp tiền mặt, ngày công, hiện vật vào thực hiện các tiêu chí như quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, nhà ở dân cư,

thu nhập và phát triển kinh tế... Các nguồn vốn khác từ các chương trình, dự án, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất... (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Đến thời điểm này, xã Triệu Trạch (Triệu Phong) đã hoàn thành 11/19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Trong quá trình triển khai, địa phương này đã huy động tốt mọi nguồn lực để thực hiện, đặc biệt là tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ cao của người dân trong xây dựng NTM. Cụ thể, tính đến nay, tổng kinh phí huy động là 24,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp 3,44 tỷ đồng chiếm 14%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: 2,18 tỷ đồng chiếm 8,9%; vốn nhân dân đóng góp: 1,72 tỷ đồng chiếm 7%; vốn thôn, HTX: 0,41 tỷ đồng chiếm 1,7%; vốn lồng ghép các dự án: 9,2 tỷ đồng chiếm 38% và vốn tín dụng nhà nước: 7,5 tỷ đồng chiếm 30%. Trong thời gian tới, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM, xã Triệu Trạch sẽ tiếp tục huy động mạnh mẽ nội lực của địa phương về tài chính và sự đóng góp ngày công của nhân dân. Đồng thời thực hiện lồng ghép các dự án đầu tư, kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, con em đi làm ăn xa đóng góp xây dựng quê hương (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ trong xây dựng NTM của tỉnh đến năm 2020. Xây dựng quy định về hỗ trợ bù lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo đề án NTM. Chỉ đạo các ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình xây dựng cơ bản nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thuộc nhiệm vụ ngành quản lý trên toàn tỉnh theo cơ chế đầu tƣ đặc thù tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2013/TT- BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Ngoài ra, trong vấn đề huy động nguồn lực, thiết nghĩ các xã cần ưu tiên triển khai lồng ghép tốt nguồn vốn từ các chương trình, dự án tại địa phương cùng với nguồn vốn từ chương trình xây dựng NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Đồng thời cần phát huy tốt nội lực của địa phương, nhất là sự đóng góp của cộng đồng dân cư để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Các xã cũng cần hướng

dẫn, tạo mọi điều kiện cho người dân và các tổ chức kinh tế được vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Cần có chính sách kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư nguồn lực để xây dựng NTM… (Nguyễn Hùng Minh, 2014).

Khi thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực, vấn đề quan trọng đặt ra cho các địa phương là sử dụng nguồn vốn hợp lý trong lộ trình xây dựng NTM. Đặc biệt cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo đề án xây dựng NTM.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tiên Du được tái lập theo Nghị định 68/1999/NĐ-CP ngày 08/9/1999 của Chính phủ. Là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh với diện tích đất tự nhiên là 9.568,65ha. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ.

Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 69 làng với nhiều xóm nằm rải rác ở nhiều khu vực. Nằm trên hai trục đường chính Quốc lộ 1A, 1B và hệ thống tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận đặc biệt là thủ đô Hà Nội (Chính phủ,1999).

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30(trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,80C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,20C. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.742,3 giờ. Tháng 7 có số giờ nắng cao nhất là 259,4 giờ còn tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất với 106,3 giờ.

Độ ẩm không khí hàng năm bình quân là 85%, tháng cao nhất là là tháng 3 với 89% còn tháng 11 là tháng có độ ẩm thấp nhất với 68%.

Lượng mưa hàng năm tương đối cao, dao động từ 1220 - 1370 mm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 còn các tháng 11, 12, 01 là không đáng kể.

Tiên Du có hệ thống sông Đuống đi qua. Đây không chỉ là mạch giao thông đường thủy quan trọng mà còn cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong toàn huyện.

Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như trên đã cho phép Tiên Du có khả năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện: Trồng trọt và chăn nuôi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)