Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết định tới sự thành công của đề tài. Chúng tôi chọn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm địa bàn nghiên cứu bởi đây là địa phương của tỉnh Bắc Ninh có phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai khá mạnh mẽ đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ba xã Tân Chi, Hoàn Sơn, Đại Đồng là 3 xã đang được huyện ưu tiên tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng của công tác huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại 3 xã hiện đang làm điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện Tiên Du.

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Tổng hợp lý luận về nguồn lực xã hội và huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực xã hội cho thực hiện chương trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực xã hội, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực xã hội; tổng hợp các tài liệu từ các chương trình phát triển nông thôn trong nước và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực xã hội cho xây dựng cơ sở hạ tầng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau:

Chọn 3 xã điểm trong 13 xã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tiên Du để nghiên cứu: Xã Tân Chi, Hoàn Sơn và Đại Đồng.

Tại mỗi xã nghiên cứu lựa chọn 3 thôn đặc trưng cho 3 vùng sinh thái khác nhau của xã và có sự tư vấn của cán bộ xã để tiến hành chọn mẫu điều tra.

Chúng tôi tiến hành điều tra 2 loại mẫu phiếu điều tra gồm: Cán bộ UBND xã, cán bộ thôn và hộ nông dân.

Với mẫu phiếu là cán bộ: Tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ ở 3 xã điều tra, mỗi xã phỏng vấn 10 cán bộ, bao gồm 01 cán bộ làm công tác Đảng (bí thư đảng ủy), 05 cán bộ làm công tác chính quyền (chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính xã, cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới hoặc trưởng thôn), 04 cán bộ làm công tác đoàn thể (chủ tịch các hội đoàn thể xã, trưởng các chi hội ở thôn, khu dân cư).

Tiêu chí lựa chọn cán bộ phỏng vấn là những người đang công tác liên quan trực tiếp đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện trong việc huy động sự đóng góp của người dân và cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Với loại mẫu là hộ nông dân, chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ trong 3 xã. Mỗi xã chọn 3 thôn, tại mỗi thôn chọn mẫu 10 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ ý theo hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 30 hộ.

Cơ cấu các nhóm hộ điều tra gồm: Hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo với tỷ lệ: 1:3:4:1. Thể hiện dưới bảng sau:

Hộ điều tra Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

Số hộ 10 30 40 10

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nhiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ các xã nghiên cứu theo nhóm số xã và số lượng tiêu chí đã đạt được trên tổng số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích, đánh giá việc huy động các nguồn lực xã hội cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá trình huy động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở địa phương trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể về vấn đề đó.

3.2.4.3. Phương pháp phân tích so sánh

- So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện chương trình.

- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia (PME), phương pháp này được thực hiện từ một số chỉ tiêu thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng, bằng cách dựa vào một trong bốn khả năng: Đặc trưng công việc, giai đoạn của quá trình tham gia, bố trí nguồn tài chính, khu vực ảnh hưởng.

3.2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên môn, cán bộ chuyên trách, những người am hiểu về xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du và cả trong tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là các cán bộ tại Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, các Phòng ban, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện, phòng Nông nghiệp huyện Tiên Du, UBND, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện,... Đồng thời tham khảo ý kiến hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tiến hành nghiên cứu từ phía các thầy cô giáo tại trường.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về nguồn lực trí tuệ:

- Ý kiến tham gia ra quyết định

- Ý tưởng xây dựng các dự án phát triển sản xuất - Ý kiến sửa đổi, bổ sung các dự án

b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;

- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm.

c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực đất đai

- Kế hoạch huy động đất đai: số m2 và số hộ;

- Kết quả huy động đất đai: thực tế số m2 và số hộ đã hiến đất;

- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động và sử dụng nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra.

d. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực ngày công lao động

- Kết quả huy động ngày công lao động của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TIÊN DU, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Du

4.1.1.1. Các văn bản, chính sách về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở Tiên Du

Công tác phổ biến chính sách huy động đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng NTM được triển khai, quán triệt thông qua các văn bản:

- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

“phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020”; - Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

- Thông tư liên tịch số 26//2011/TTLT- BNN- BKHĐT- BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT- Bộ Kế hoạch & Đầu tư- Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020.

- Kết quả tại 03 xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới;

Bắc Ninh về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Đảng khóa X;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/4/2011 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 của UBND huyện Tiên Du về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn;

- …

Bảng 4.1. Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

TT Hội nghị do cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức

Tỷ lệ người dân tham gia (%) Tân Chi Hoàn Sơn Đại Đồng

1 Đảng ủy tổ chức 82 80 86

2 UBND xã tổ chức 73 78 75

3 Hội Nông dân xã tổ chức 58 64 60

4 Ủy ban MTTQ xã tổ chức 70 66 69

5 Hội Phụ nữ xã tổ chức 58 61 63

6 Hội Cựu chiến binh xã tổ chức 84 81 85

7 Đoàn xã tổ chức 52 61 50

8 Ban công tác mặt trận thôn tổ chức 62 64 61

Nguồn: UBND các xã Tân Chi, Hoàn Sơn, Đại Đồng (2012) Nội dung phổ biến chính sách xây dựng nông thôn mới, việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng CSHT NTM, gồm các tiêu chí, mục đích, yêu cầu của việc xây dựng NTM, vai trò chủ thể và trách nhiệm của người dân và cộng đồng, cách thức huy động nguồn lực, cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp. Đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tận dụng nguồn nội lực sẵn

có của cơ sở, tạo sự đồng thuận đối với từng hộ, từng gia đình, dòng họ, cộng đồng, phát huy dân chủ, tạo mọi điều kiện để người dân được bàn bạc, thảo luận công khai về các dự án và minh bạch trong trong việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, vốn góp của người dân,... trong xây dựng CSHT nông thôn mới.

Qua tổng hợp Bảng 4.1 tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã điều tra cho thấy: Tỷ lệ người dân tham gia cao là các hội nghị do tổ chức đảng, Hội Cựu chiến binh tổ chức (đạt trên 80%); hội nghị do UBND xã tổ chức tỷ lệ người dân tham gia đạt trên 70%; còn lại hội nghị do MTTQ và các đoàn thể, ban công tác mặt trận thôn tổ chức tỷ lệ người dân tham gia đạt thấp (khoảng trên 60%). Qua số liệu cho thấy, cán bộ, đảng viên và hội viên cựu chiến binh- những người có ý thức chính chị cao, họ hăng hái tham gia dự họp. Các đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng CSHT nông thôn mới, do vậy tỷ lệ tham gia còn thấp. Ở một số hội nghị việc phổ biến các văn bản chính sách về xây dựng NTM còn chưa sâu, số lượng người tham gia còn ít,... Đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách về xây dựng NTM cho người dân nông thôn.

4.1.1.2. Công tác vận động, tuyên truyền chính sách huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở Tiên Du.

Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng lợi, các xã đã thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, nhiều nơi đã thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đề án, dự án về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn; xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đóng góp. Xây dựng các quy định hướng dẫn huy động nguồn lực trong nhân dân. Tổ chức công khai (thông báo tại các cuộc họp, hội nghị, trên hệ thống loa truyền thanh, các hoạt động VHTT, sinh hoạt của các đoàn thể,...) cho người dân được biết chủ trương, mức đóng góp, đối tượng huy động, tiến độ huy động, thời điểm khởi công công trình, dự án đầu tư vào cộng đồng, việc quản lý sử dụng các loại quỹ. Tổ chức đối thoại với nhân dân, thông qua đó nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc, công khai trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tổ chức họp dân thống nhất chủ trương, mức đóng góp và triển khai thực hiện.

Hộp 4.1. Tâm sự của cán bộ Hội phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Để mỗi người dân nắm rõ, hiểu được sâu sắc và tích cực, tự nguyện tham gia đóng góp công, sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới thì thật là khó. Nhiều khi, cán bộ Hội chúng tôi còn phải trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)