Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

2.1.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Các chủ trương, chính sách phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Một số chính sách có ý nghĩa tích cực từ phía Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: Chính sách quy hoạch; quản lý và sử dụng đất đai; chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước; chính sách tín dụng, tạo vốn, huy động vốn, khuyến khích ưu đãi đầu tư; chính sách về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách... Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng còn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết và thường được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu như: Các chương trình kiên cố hoá kênh mương; kiên cố hoá đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá trường, lớp học; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,... Chính sách phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo của các địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước (Phạm Văn Hùng, 2013).

Về phía địa phương: Các chính sách của Nhà nước về quy hoạch phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng, về sử dụng đất đai, về hỗ trợ vốn, huy động vốn… về những quy định, thủ tục phê duyệt và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đều được chính quyền cấp địa phương cụ thể hoá và thực hiện. Như vậy, chính quyền địa phương là người chấp hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chính quyền Trung ương cần phải đầu tư để nâng cao năng lực chính quyền địa phương trong lộ trình cải cách hành chính, trong đó có vấn đề đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hạng mục, công trình đầu tư, hỗ trợ vốn từ ngân sách, huy động các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, doanh nghiệp, trong điều hành, quản lý các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Phạm Văn Hùng, 2013).

2.1.5.2. Nhận thức và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể

Năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý xây dựng nông thôn mới là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực. Năng lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch huy động, xây dựng phương pháp huy động và chỉ rõ các nguồn lực cần phải huy động cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đó xác định mức độ có khả năng huy động và định mức từng hạng mục đầu tư sử dụng nguồn lực huy động. Năng lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện triển khai việc huy động nguồn lực, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (Tạ Thị Thúy, 2013).

Để huy động đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới có hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực, nhiệt tình, uy tín và trách nhiệm với công việc. Năng lực tổ chức, quản lý và điều hành, vận động và thuyết phục người dân của đội ngũ cán bộ cơ sở có tính chất quyết định đến sự thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới nói chung và huy động sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới nói riêng. Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do đội ngũ cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực, trình độ, uy tín và trách nhiệm thì làm việc sẽ khoa học và hiệu quả, chủ động và sáng tạo trong tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án,… phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, lôi cuốn vận động người dân cùng tham gia thực hiện, đóng góp trí tuệ, tài chính, sức lao động,…xây dựng các công trình trên địa bàn, người dân yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở là rất cần thiết và quan trọng, về lâu dài phải đào tạo đội ngũ cán bộ tại địa phương có trình độ, năng lực tổ chức, quản lý để lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới(Tạ Thị Thúy, 2013).

2.1.5.3. Trình độ và nhận thức của người dân

Với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM, vì vậy người dân phải được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng. Đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ, sức lao động để xây dựng các công trình như: đường giao thông, nhà văn hóa thôn, hệ thống kênh mương, trường học,… trên địa bàn để phục vụ cho sản xuất, cuộc sống và sinh hoạt của chính họ. Điều đó thể hiện rất rõ vai trò, vị trí quan trọng của người dân (Phạm Văn Hùng, 2013).

Người dân thể hiện vai trò, tiếng nói của mình trong các cuộc họp, bàn bạc, ra quyết định và trực tiếp tham gia công trình. Khi người dân vẫn đứng ngoài cuộc thì mọi chính sách áp dụng đều dẫn đến thất bại bởi không có sự tham gia của người được hưởng lợi, người chịu trách nhiệm đó chính là người dân. Người dân có hiểu, có đồng tình ủng hộ thì họ mới tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ... cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Khi người dân nhận thức đúng vai trò của mình họ sẽ tham gia nhiệt tình các hoạt động, công việc như: sản xuất ngoài đồng ruộng, đóng góp xây dựng các công trình trong làng, xã (đường giao thông, kênh mương, trường học, nhà văn hóa thôn,...), tự nguyện hiến đất, góp đất, vật tư, vận động gia đình, người thân tham gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trình độ dân trí và nhận thức của người dân là yếu tố qua trọng và quyết định trong việc huy động đóng góp của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia xây dựng CSHT NTM (Phạm Văn Hùng, 2013).

2.1.5.4. Công tác tuyên truyền, vận động

Người dân vẫn thường có tâm lý ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. Chính vì vậy, khi triển khai huy động đóng góp của người dân trong xây dựng CSHT nông thôn mới cần tuyên truyền, vận động và tạo phong trào thi đua sôi nổi, động viên khích lệ, làm cho người dân hiểu rõ vai trò chủ thể của mình, người dân cần phải hiểu và biết họ có quyền lợi và trách nhiệm gì trong các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới (Phạm Văn Hùng, 2013).

Tuyên truyền, vận động người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tổ chức, triển khai và thực hiện, là nhiệm vụ của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Vì vậy, cần phải thống nhất và xây dựng nội dung tuyên truyền thành các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn và cách tuyên truyền để người dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm. Công tác tuyên truyền, vận động cần phải làm thường xuyên, liên tục, lồng ghép trong mọi hoạt động của các cấp, các ngành và các đoàn thể trên cơ sở bám sát vào các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp và hình thức huy động người dân. Tuyên truyền để người dân nắm rõ thực trạng, kết quả huy động và các cách làm tốt, gương điển hình, mô hình tốt, nhất là tuyên truyền rõ về các công trình như: đường giao thông, nhà văn hóa thôn, hệ thống kênh mương, trường học,… trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước đã huy động được người dân

đóng góp công sức, tiền của, đất đai,… và huy động được các doanh nghiệp, con em xa quê,…đóng góp xây dựng (Phạm Văn Hùng, 2013).

Công tác thi đua, khen thưởng cần phải được tổ chức lồng ghép trong các hoạt động, các phong trào của các cấp, các ngành, đoàn thể. Nhân dịp sơ kết, tổng kết cần phải lựa chọn các tập thể, cá nhân tiên tiến để khen thưởng, động viên và cổ vũ người dân trong các phong trào, các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Điều đó tác động rất lớn đến huy động sự đóng góp của người dân trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)