Trình độ và nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)

Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nông thôn thường kém phát triển hơn thành thị, đa số người dân là nông dân sống ở nông thôn, sự hiểu biết và nhận thức còn hạn chế, tư duy cụ thể là phổ biến, tư duy trừu tượng còn mờ nhạt, nhận thức về con người và thế giới còn đơn giản. Vì vậy trình độ và nhận thức của người dân rất quan trọng, khi người dân có trình độ họ sẽ chứng tỏ được khả

năng, trách nhiệm và vai trò to lớn của mình trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Qua Bảng 4.16 và phỏng vấn thực tế tại các xã điều tra và một số xã trong huyện, cho thấy: các xã ở gần trung tâm huyện, gần các khu công nghiệp, các địa điểm giao lưu và buôn bán thuận lợi thì người dân có nhận thức cao hơn các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do vậy, ở những xã có kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao , người dân có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn, được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng,... thì người dân hăng hái, tích cực đóng góp tiền của, công sức,... để xây dựng các công trình như đường giao thông, kênh mương, nhà văn hóa, trường học,... Còn ở những xã vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, trình độ văn hóa, chuyên môn của người dân hạn chế, nhiều người dân chưa được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,... thì việc huy động người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy các công trình xây dựng trên địa bàn còn ít.

Bảng 4.16. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ

Nhóm hộ

Số hộ điều

tra

Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn TH THCS THPT qua đào Chưa

tạo Sơ cấp, trung cấp CĐ, ĐH

Tổng điều tra của 90 hộ dân (100%)

Hộ nghèo 10 2 5 3 8 2 0

Trung bình 40 9 19 12 18 17 5

Hộ khá 30 3 9 18 4 16 10

Hộ giàu 10 1 2 7 1 4 5

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015) Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ dân trí cho mọi người dân, trong đó chú trọng quan tâm đến đội ngũ cán bộ, người dân nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học tập chuyên môn, trang bị kỹ năng sống, học nghề, học tập lý luận chính trị,... để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)