Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khả năng kinh tế của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 104)

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng kinh tế của hộ có tác động sâu sắc đến nhận thức, quan điểm của người dân đối với việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, có thu nhập, có việc làm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Qua Bảng 4.16 và tìm hiểu tình hình các xã, việc huy động người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tương đối thuận lợi, bởi đây là các xã có kinh tế phát triển, gần các thị tứ, thị trấn, các khu công nghiệp, người dân có việc làm, thu nhập, có nhiều hộ khá và giàu, vì vậy người dân tích cực đóng góp tiền của xây dựng các công trình như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa thôn, hệ thống kênh mương nội đồng, nước sạch. Khi người dân có thu nhập ổn định, cuộc sống được nâng cao thì họ có điều kiện để học tập, trình độ nhận thức của người dân ngày một nâng cao, họ hăng hái tham gia đóng góp ý kiến, tiền của trong việc xây dựng các công trình ở địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều xã trong huyện thu nhập của người dân còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trẻ có xu hướng rời quê hương ra thành phố và các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa. Việc huy động sự đóng góp của người dân ở những xã này (Lạc Vệ, Phú Lâm…) còn khó khăn, cần xem xét từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể và phải có kế hoạch, lộ trình, xem xét nên huy động người dân xây dựng các công trình thiết yếu trước, như đường giao thông, hệ thống kênh mương, nước sạch,... tránh việc huy động tràn lan, lạm dụng để xây dựng nhiều công trình chưa cần thiết, gây lãng phí nguồn lực và hiệu quả sử dụng của các công trình.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 4.3.1. Định hướng mục tiêu

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Phương hướng của Đảng tại huyện Tiên Du xác định xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ

chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

4.3.2. Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong thời gian tới. cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong thời gian tới.

4.3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách về huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM

* Cơ sở đề xuất giải pháp:

Qua quá trình phân tích thực trạng về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tôi thấy một số văn bản quy định còn chưa phù hợp đối với từng khu vực, địa bàn nên việc triển khai đôi khi còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, chưa thực sự thông thoáng gây không ít những trở ngại trong quá trình thực hiện. Xuất phát từ đó nên tôi đưa ra một vài biện pháp để nhằm khắc phục phần nào hạn chế.

* Nội dung và biện pháp thực hiện:

Các cơ chế chính sách cần được ban hành kịp thời phù hợp với từng xã trên địa bàn huyện. Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng nông thôn mới. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý để khuyến khích người dân vay xây dựng nông thôn mới, vay cho sản xuất để nâng cao thu nhập.

Bổ sung và xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu du lịch, nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông… Xây dựng các hành lang phát triển đảm bảo cho nền kinh tế của huyện nhanh, đuổi kịp trình độ phát triển của tỉnh và vùng.

Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp cơ chế hiện hành và xây dựng các giải pháp mới, đặc thù, nhằm xây dựng vùng kinh tế phát triển cả về kinh tế và xã hội, tương ứng với tiềm năng phát triển của vùng.

Việc cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ hơn nữa là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa đối với huyện Tiên Du. Để thu hút được vốn đầu tư cần rà soát lại các văn bản, quy định có liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư

nước ngoài như lĩnh vực cấp phép đầu tư có điều kiện, lĩnh vực yêu cầu phải xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định, các lĩnh vực mới cho phép làm thí điểm như kinh doanh, khu vui chơi.

Đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, đơn giản các thủ tục giấy tờ, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh chống tiêu cực trong tất cả các khâu: cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng và giao quyền sử dụng đất, thuê lao động...

Thực hiện cơ chế giá bình đẳng, tức một giá đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực: các loại phương tiện giao thông, cước phí bưu chính viễn thông, giá điện nước…

Sửa đổi một số quy định về tiền tệ, ngoại hối đối với các nhà đầu tư nước ngoài, như giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 0%, tự do hoá thị trường giao dịch, ngoại hối, cho phép các dự án đầu tư nước ngoài và liên doanh được thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, cải tiến thủ tục về chuyển lợi tức và thu nhập của các nhà đầu tư về nước…

Điều chỉnh một mức thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài xuống mức trung bình trong khu vực. Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam ở ngoài nước, như thông qua Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước, mở các cuộc hội thảo ở nước ngoài, xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tư đưa lên mạng internet…

Giải pháp có tính tiền đề cho các giải pháp trên chính là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục cải cách hành chính là nền tảng quan trọng thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính, kinh tế khác, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng không chỉ trong công tác giải quyết các công việc hành chính mà còn đảm bảo khả năng hiệu quả của các giải pháp quản lý kinh tế nói chung. Tiếp tục loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng; rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nhà đầu tư, xoá bỏ khe hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng; đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến đất, thủ tục cấp phép xây dựng; tiếp tục triển khai cơ chế một cửa; áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tư duy của công chức theo hướng thân thiện với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức, đoàn thể

* Cơ sở đề xuất giải pháp:

Hiện nay, công tác tuyên truyền vận động trong việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng CSHT NTM ở Tiên Du còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa thực sự làm thường xuyên. Đội ngũ cán bộ tuyên truyền còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, thiếu về mặt số lượng, sự phối hợp giữa các đoàn thể còn thiếu chặt chẽ, trang thiết bị phục vụ cho việc tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Để khắc phục tình trạng trên, tôi xin đưa ra một số nội dung và biện pháp thực hiện nhằm đạt hiệu quả trong công tác vận động, tuyên truyền.

* Nội dung và biện pháp thực hiện:

Công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức, đoàn thể phải được làm thường xuyên, liên tục và xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Trước hết, MTTQ và các đoàn thể, cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền và mọi cán bộ, đảng viên phải vào cuộc thực hiện một cách quyết liệt, phải đi đầu gương mẫu, nói trước, làm trước, đóng góp trước để dân hiểu, dân tin và dân thực hiện. Lợi ích của việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới phải được tuyên truyền đến tận ngõ, xóm, đến từng hộ dân trong xã, trong thôn và trong các hoạt động, hội họp, hoạt động VHTT của làng, xã, trong sinh hoạt của các đoàn thể và phải làm kiên trì, làm thường xuyên, không được nóng vội, chạy theo phong trào, phải làm một cách thiết thực, hiệu quả.

Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh cơ sở phải có kế hoạch thường xuyên, tích cực trong công tác tuyên truyền, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, những cán bộ, đảng viên, người dân, gia đình, dòng họ, thôn xóm,...có nhiều đóng góp trong xây dựng cơ sở hạ tầng như: đóng góp vượt định mức, huy động được nhiều con em xa quê, doanh nghiệp thành đạt đóng góp xây dựng công trình, gương người dân hiến nhiều đất cho công trình, gương người dân tự tháo dỡ công trình xây dựng để hiến đất giải phóng mặt bằng cho công trình,...để khích lệ tinh thần đóng góp, tham gia của người dân.

Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng phải được làm thường xuyên nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể; động viên khích lệ phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp giữa các thôn, xóm, làng xã và các hộ dân, nhân rộng các điển

hình tiên tiến. Trong đó, các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến huyện phải quan tâm khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tiên tiến, có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng NTM tại địa phương, nhất là các doanh nghiệp, gia đình, dòng họ, cá nhân có nhiều đóng góp về tiền của, công sức, trí tuệ, sáng kiến kinh nghiệm, đất đai, vật tư,...cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Trong qua trình thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng phải lựa chọn thứ tự ưu tiên của từng công trình trong xã, thôn để xác định thứ tự ưu tiên trong quá trình xây dựng. Công trình nào đa số người dân đồng thuận, hưởng ứng, tham gia đóng góp xây dựng thì tiến hành làm trước, công trình nào chưa được đa số người dân hưởng ứng tham gia thì làm sau.

Cần phải công khai, minh bạch các khoản huy động sự đóng góp của người dân. Thông qua việc công bố trên đài truyền thanh, trong các cuộc họp của thôn, xóm; niêm yết công khai các khoản đóng góp của người dân và việc thu chi, thanh quyết toán công trình trong nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, gửi bảng quyết toán công trình đến các hộ dân.

4.3.2.3. Tăng cường huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

* Cơ sở đề xuất giải pháp:

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Để huy động nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Du, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

* Nội dung và biện pháp thực hiện:

- Xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục công trình đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thực tế của địa phương. Thông qua đó xác định lượng vốn ngân sách Nhà nước cần thiết đầu tư;

- Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể; - Xác định quan điểm, ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

4.3.2.4. Tăng cường huy động nguồn lực từ nhân dân

* Cơ sở đề xuất giải pháp:

đồng là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân, con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác. Để làm tốt điều này, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau

* Nội dung và biện pháp thực hiện:

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu, chi đầu tư cho xây dựng.

- Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động phải thường xuyên để nhân dân thấy được tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực, nói rõ cho nhân dân biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhà nước chỉ hỗ trợ vốn phần nào đó, còn lại chủ yếu do nhân dân đóng góp, và các công trình xây dựng người hưởng lợi chính cũng là từ nhân dân.

4.3.2.5. Giải pháp về huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp

* Cơ sở đề xuất giải pháp:

Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó có thể nói các doanh nghiệp trên địa bàn là lực lượng nòng cốt, tham gia tích cực và có hiệu quả thiết thực, đặc biệt là trong thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đồng hành cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, các Doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít những khó khăn thách thức, do vậy chúng ta nên có những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để từ đó khuyến khích Doanh nghiệp cùng chung tay góp sức trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng NTM đạt hiệu quả. Qua phân tích thực trạng, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm huy động hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)