triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
3.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viê ̣t Nam tên giao di ̣ch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam, go ̣i tắt là BIDV, đươ ̣c thành lâ ̣p theo nghi ̣ đi ̣nh số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chı́nh Phủ.
Hiện nay, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, là ngân hàng chuyên ngành về hoạt động đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất ở Việt Nam, đã và đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 186/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ với các chức năng và nhiệm vụ:Huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển; kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng lẫn dịch vụ phi ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nước theo quy định về pháp luật ngân hàng.…
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương được thành lập theo Quyết định 589/NHNN ngày 25/4/2015 trên cơ sở sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (viết tắt Ngân hàng MHB) – Chi Nhánh Phú Thọ.
Tru ̣ sở chı́nh của BIDV Hùng Vương có đi ̣a chı̉ ta ̣i Số 1464 - Đường Hùng Vương - Phường Tiên Cát - TP Việt Trì - Phú Thọ. Sau quá trình sáp nhập chi nhánh được giữ nguyên toàn bộ tài sản, trụ sở và các đơn vị trực thuộc, chuyển thành chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam theo Quyết định số 1201/QĐ-BIDV ngày 08/5/2015.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ trước kia và nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vương được giữ nguyên chức năng nhiệm vụ, thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150619-181 cấp ngày 18/5/2015 cho BIDV - Chi nhánh Hùng Vương.
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực
Bộ máy tổ chức của chi nhánh được chia thành 5 khối tương ứng là các phòng nghiệp vụ và 8 phòng giao dịch dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc theo mô hình như sau:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hùng Vương
Nguồn: Ngân hàng BIDV Hùng Vương (2018)
GIÁM ĐỐC KHỐI Q.LÝ KHÁCH HÀNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG GD KHÁCH HÀNG KHỐI TRỰC THUỘC PGD VIỆT TRÌ PGD NÔNG TRANG PGD ĐOAN HÙNG PGD VÂN CƠ PGD TÂN DÂN PGD THỌ SƠN PGD PHÙ NINH PGD THANH SƠN
3.1.1.3. Chức năng nhiê ̣m vụ của các phòng ban
Nhiệm vụ chính của Phòng Khách hàng:Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; cá nhân. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ ( sản phẩm huy động vốn, dịch vụ kinh doanh tiền tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ E - banking, tư vấn tài chính, bảo hiểm…). Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro: (1) Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng: (i) Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tín dụng phù hợp với điều kiện của Chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển tín dụng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng; (ii) Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh; xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh; (iii) Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào quản lý danh mục; (iv) Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định; (v) Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng: xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, chuyển thành vốn góp,…Trình lãnh đạo các phương án xử lý các khoản nợ xấu như: Dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro, miễn giảm lãi,… Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ...: (2) Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.
Nhiệm vụ chính của Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin tín dụng.
Nhiệm vụ chính của Phòng Giao dịch khách hàng: (i) Trực tiếp quản lý tài khoản và tiếp nhận hồ sơ và giao dịch với khách hàng; (ii) Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; (iii) Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động giao dịch hạch toán tại Phòng Giao dịch khách hàng; (iv) Chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; Thực hiện đẩy đủ các bước kiểm soát trước, trong và sau khi thực hiện giao dịch với khách hàng theo quy định; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng….; (v) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.
Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý nội bộ: (i) Nhiệm vụ Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; (ii) Nhiệm vụ điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt; (iii) Nhiệm vụ Tổ chức - Nhân sự: Triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh: Quản lý cán bộ, Quản lý tiền lương, tuyển dụng, thi đua khen thưởng, các chế độ liên quan đến cán bộ, mở rộng mạng lưới, quản lý lưu trữ hồ sơ cán bộ…: (iii) Nhiệm vụ Hành chính - Văn phòng: Thực hiện công tác văn thư theo quy định; Quản lý, sử dụng con dấu; Công tác quản trị, …
Chức năng - Nhiệm vụ của các Phòng giao dịch: Là đơn vị kinh tế phụ thuộc, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch theo sự phân cấp uỷ quyền của Giám đốc BIDV- Chi nhánh Hùng Vương.
3.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng BIDVchi nhánh Hùng Vương từ khi sát nhập đến nay thì các hoạt động dịch vụ phát triển một cách mạnh mẽ từ huy động vốn dân cư, đến các
dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các dịch vụ.
Với quan điểm nhất quán, BIDV chi nhánh Hùng Vương đã bám sát chủ trương của NHNN, của BIDV để linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động kinh doanh an toàn, ổn định, đảm bảo thu nhập của người lao động và đóng góp tích cực vào Ngân sách nhà nước.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ I Các chỉ tiêu chính
1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 56 65.8 72 117,50 109,42 113,39 2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 3121 3868 4654 123,93 120,32 122,11 3 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 2247 2696 3312 119,98 122,85 121,41 II Chỉ tiêu quản lý 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ Tỷ đồng 2261 2745 3128 121,41 113,95 117,62 2 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ Tỷ đồng 1708 2049 2554 119,96 124,65 122,28 3 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 16 19.3 22.5 120,63 116,58 118,59 4 Thu ròng từ dịch vụ bán lẻ Tỷ đồng 7.67 9.94 11.15 129,60 112,17 120,57 III Các chỉ tiêu khác 1 Tỷ lệ nợ xấu % 1.45 1.45 1.25 100,00 86,21 92,85 2 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ % 0.8 0.32 0.22 40,00 68,75 52,44 3 Tỷ lệ nợ xấu nhóm 2 % 12 11 6 91,67 54,55 70,71 Nguồn: Phòng kinh doanh của ngân hàng BIDV, chi nhánh Hùng Vương (2019)
Với mục tiêu: “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn”, Ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Hùng Vương đã đề ra các biện pháp, giải pháp sáng tạo, kiên định, linh hoạt, quyết liệt để hoàn thành kế hoạch kinh doanh do BIDV giao. Với sự chỉ đạo sát sao và phấn đấu của tập thể cán bộ chi nhánh, trong 3 năm 2016- 2018 BIDV đã hoàn thành tốt kế hoạch được giao, các chỉ tiêu về hoạt động của chi nhánh tăng trưởng cả về quy mô và hiệu quả. Kết quả kinh doanh nói chung và kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng của ngân hàng được thể hiện tóm tắt qua bảng 3.1.