Các chính sách của tỉnh trong việc hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản tỉnh hưng yên (Trang 60 - 72)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO LĨNH

4.1.2. Các chính sách của tỉnh trong việc hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

lĩnh vực chế biến nông sản của tỉnh

4.1.2.1. Xác định mục tiêu, cơ cấu, chiến lược thu hút đầu tư

Xuất phát từ đặc điểm là một tỉnh có nền nông nghiệp trẻ nhưng số lượng doanh nghiệp và các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh trong những năm gần đây phát triển nhanh qua từng năm, song quy mô và hình thức chưa thật sự lớn, không đồng bộ và chưa nắm giữ được những ngành mũi nhọn, then chốt.

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1997-2000) đã xác định: Tăng tích lũy, tranh thủ vốn đầu tư để phát triển công nghiệp. Trước mắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng: Chọn lọc công nghệ sinh học, tăng cường công nghiệp chế biến, xây dựng nhanh kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng thủy lợi đưa nhanh điện và thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống, hóa học hóa theo hướng coi trọng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, khôi phục nghề truyền thống, phát triển nghề mới. Tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào chế biến lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp… Tranh thủ hợp tác đầu tư, hình thành nhanh 3 khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối, thành phố Hưng Yên.

Trong giai đoạn này, tỉnh Hưng Yên ưu tiên thu hút những dự án sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da. Tuy nhiên, trong giai đoạn này kết quả thu hút vốn của các doanh nghiệp rất thấp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997; bên cạnh đó, do tỉnh Hưng Yên mới tái lập tỉnh sau giai đoạn hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng

nên tỉnh chưa có nhiều các chính sách hấp dẫn để thu hút các dự án vào tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2005, cơ cấu và mục đích đầu tư có sự thay đổi; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV năm 2005 xác định các nhóm ngành tỉnh Hưng Yên đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp; các dự án có thiết bị công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành công nghiệp khác cùng phát triển; các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách; các dự án chế biến nông sản thực phẩm, sử dụng nguyên vật liệu địa phương; các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Các ngành công nghiệp mũi nhọn Hưng Yên sẽ tập trung thu hút là chế biến nông sản, điện tử, cơ khí chế tạo. Các ngành dịch vụ mũi nhọn là kho vận, tài chính ngân hàng, đào tạo. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, Hưng Yên sẽ là trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao. Đã mở rộng Đại học sư phạm kỹ thuật ra thêm một điểm ở thị xã Mỹ Hào, Đại học sư phạm kỹ thuật được nâng cấp thành trường đa ngành lớn. Quy hoạch xây dựng khu đại học Phố Hiến (14 trường Đại học lớn sẽ chuyển từ Hà Nội về, trong đó có trường Đại ngoại thương, Đại học sư phạm, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa ...) UBND tỉnh đã có buổi làm việc tiếp xúc với lãnh đạo các trường.

Tỉnh đã xác định rõ tính chất của từng khu công nghiệp ngày từ khi xây dựng quy hoạch và kêu gọi đầu tư, xác định rõ loại dự án mà tỉnh khuyến khích đầu tư, cụ thể khu công nghiệp Phố Nối B là khu công nghiệp tập trung, đa ngành không gây ô nhiễm (đặc biệt là về khói, bụi và mùi) bao gồm các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, lắp ráp cơ khí, sản xuất lắp ráp điện, điện tử, thủ công mỹ nghệ. Khu công nghiệp Minh Đức là khu công nghiệp tổng hợp gồm các ngành công nghiệp: Gia công thép, cơ khí, gốm sứ, sản xuất thiết bị điện, điện tử điện lạnh, đồ nhựa và chế biến nông sản. Khu công nghiệp thành phố Hưng Yên là khu công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm bao gồm các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất lắp ráp điện tử, cơ khí ....

4.1.2.2. Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Trong giai đoạn 1995-2000, thời kỳ này tỉnh chưa có nhiều chính sách thu hút đầu tư, hầu hết các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tự tìm đến tỉnh. Mọi vấn đề chủ đầu tư đều phải làm việc độc lập, trực tiếp với các Sở, Bộ, ban ngành liên quan. Năm 1995, một số nhà đầu tư đã tìm đến khu vực thị trấn Như Quỳnh - huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên (trước đây là Hải Hưng) - dọc tuyến đường quốc lộ 5A,

gần thành phố Hà Nội để thuê đất lập dự án đầu tư. Ba dự án đầu tiên là Dự án sản xuất bê tông tươi của Hàn Quốc, Dự án sản xuất phụ tùng xe máy liên doanh giữa Thái Lan, Lào, Việt Nam với số vốn là 4.500 ngàn USD; Dự án sản xuất các thiết bị điện, điện tử dân dụng LG Electronics Việt Nam 100% vốn Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký là 20.200 ngàn USD, trong đó dự án sản xuất bê tông tươi đã phá sản.

Đầu năm 1997, tỉnh Hải Hưng chia tách thành tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương. Lúc đó công nghiệp của tỉnh Hưng Yên rất yếu, trên địa bàn tỉnh chỉ có 4-5 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước tình hình đó, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Tại thời điểm này, UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã bắt tay vào xây dựng đề án quy hoạch khu công nghiệp Phố Nối A để đón các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, đến tận cuối năm 2003 dự án xây dựng khu công nghiệp Phố Nối A của UBND tỉnh mới được 9 Bộ, ngành thông qua trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lý do là vào thời điểm 1997-1998 là thời điểm xay ra cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á cho nên đầu tư nước ngoài vào Châu Á nói chung và vào Việt Nam nói riêng giảm đi nhiều. Nhận thấy tình hình trên cả nước, nhiều khu công nghiệp đã thành lập nhưng không thu hút được các nhà đầu tư nên Thủ tướng Chính phủ không cho phép thành lập các khu công nghiệp mới. Sau năm 2000, đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam tăng lên, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến Hưng Yên. Ngày 4/12/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê chuẩn đề án quy hoạch khu công nghiệp Phố Nối A của tỉnh. Đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển về công tác quy hoạch của tỉnh Hưng Yên nhằm thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh.

Nhận thức được tác động của quy hoạch đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, Hưng Yên đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể đến năm 2020. Quy hoạch này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt, tạo cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết về lãnh thổ các khu công nghiệp, khu đô thị và quy hoạch đất đai, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. UBND tỉnh đã ra quyết định số 1662/1998/QĐ-UB ngày 15/9/1998 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1997-2010, định hướng 2020 (UBND tỉnh, 1998). Trong đó nêu rõ các mục đích chính:

- Xác định vị trí, quy mô phát triển, phân bổ các khu công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ một cách hợp lý. Quy hoạch phải được công bố rộng rãi, công khai để Chính quyền và nhân dân địa phương biết thực hiện;

đầu tư đến đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp để bố trí dự án đầu tư vào khu công nghiệp và quản lý đầu tư xây dựng dự án theo quy hoạch;

- Quy hoạch chung các khu công nghiệp để có cơ sở phối hợp quy hoạch các ngành, các lĩnh vực bao gồm: giao thông-vận tải, hệ thống lưới điện, bưu chính viễn thông, tiêu thoát nước - cấp nước, quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội bên ngoài các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị và dân cư đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp;

- Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai, xác định quy mô, diện tích phát triển công nghiệp đến 2015 và định hướng 2020 của tỉnh;

- Làm căn cứ quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; - Để có các giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng và quản lý các khu công nghiệp có hiệu quả, phát triển công nghiệp bền vững;

- Có giải pháp và định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trong thời gian tới.

Theo quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 19 khu công nghiệp. Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.481,45 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước; gồm:

Bảng 4.2. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

STT Khu công nghiệp Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Khu công nghiệp Phố Nối A 688,94 27,76

2 Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối 121,81 4,91

3 Khu công nghiệp Thăng Long II 345,2 13,91

4 Khu công nghiệp Minh Đức 198 7,98

5 Khu công nghiệp Kim Động 100 4,03

6 Khu công nghiệp Yên Mỹ II 97,5 3,93

7 Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt 300 12,09

8 Khu công nghiệp Tân Dân 200 8,06

9 Khu công nghiệp Minh Quang 150 6,04

10 Khu công nghiệp Yên Mỹ 280 11,29

Tổng 2.481,45 100,00

Sau khi các KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa vào danh mục ưu tiên thành lập mới đến 2015 và định hướng đến 2020. UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng lập quy hoạch chi tiết, trình phê duyệt theo quy định. Trong đó, có 10 KCN với tổng diện tích 2.481,45 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; 3 KCN còn lại tỉnh đang tiến hành rà soát và đề nghị loại khỏi quy hoạch vì các KCN này chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết và căn cứ vào năng lực cũng như nguyện vọng của các chủ đầu tư là dừng triển khai thực hiện dự án. Trong đó, có 4 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, gồm có KCN Phố Nối A với quy mô diện tích giai đoạn đầu 390 ha. KCN Dệt may Phố Nối với quy mô diện tích giai đoạn I là 25 ha và KCN Thăng Long II với quy mô diện tích 220 ha. KCN Minh Đức với quy mô 200 ha.

Khu Công nghiệp Phố Nối A: Là KCN đa ngành lớn nhất của tỉnh, được thành lập theo quyết định số 106/QĐ-UB ngày 15/1/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên. Ngày 20/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 759/TTg-KTN chấp thuận cho phép mở rộng KCN Phố Nối A với diện tích mở rộng thêm 204 ha. Như vậy, với việc mở rộng diện tích, đưa KCN Phố Nối A lên diện tích quy hoạch là 594 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 400 ha. Lĩnh vực thu hút dự án đầu tư chủ yếu là sản xuất lắp ráp điện, điện tử, cơ khí, ô tô, xe máy; Sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; Chế biến nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, năm 2005 chủ đầu tư mới hoàn thiện xây dựng hạ tầng trên diện tích 42 ha. Năm 2006, Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A tiếp tục giải phóng mặt bằng và giải phóng mặt bằng cho giai đoạn tiếp theo. Do tiềm lực về vốn vừa làm vừa thăm dò nên Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo kiểu cuốn chiếu, làm một phần diện tích, sau khi diện tích phần này được lấp đầy mới tiếp tục khai thác xây dựng tiếp. Cách làm này khiến cho mất quy hoạch thiết kế tổng thể, lúc nào khu công nghiệp cũng trong tình trạng bụi gây ô nhiễm và mất mỹ quan.

Đến nay, chủ đầu tư KCN đã hoàn thành đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; đã đưa vào hoạt động nhà máy cấp nước sạch công suất 6.000 m3/ngày đêm, hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước mặt và thoát nước thải, hệ thống chiếu sáng, nhà máy xử lý nước thải công suất 3.000 m3 /ngày đêm (tuy nhiên, công suất của nhà máy quá nhỏ, mới đáp ứng phần nào lượng nước thải ra của các doanh nghiệp trong KCN). KCN Phố Nối A đã tiếp nhận 153 dự án đầu tư, trong đó có 87 dự án có vốn đầu tư trong nước (tổng vốn đầu tư đăng ký 10.083 tỷ đồng) và 66 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (tổng vốn đầu tư đăng ký 758

triệu USD); diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 260 ha. Trong đó, có nhiều dự án của các Nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ như các doanh nghiệp: Canon, Inax, Hyundai, Cargill... Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, cơ khí giao thông; Chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc; Sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; Sản xuất hàng tiêu dùng.

Khu công nghiệp Dệt may - Phố Nối: Tháng 4/2003, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập KCN Phố Nối B. Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ UBND tỉnh có quyết định số 1117/QĐ-UB ngày 13/6/2003 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phố Nối B (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối) giai đoạn I với quy mô dự án là 25,17 ha do Công ty cổ phần phát triển dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làm chủ đầu tư – Công ty là thành viên của tập đoàn dệt may Việt nam (VINATEX) với sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Trên tổng diện tích 25,17 ha gồm hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống, hệ thống thoát nước mưa. hệ thống giao thông nội bộ...đã lấp đầy diện tích cho thuê và hiện nay có 10 doanh nghiệp trong nước và liên doanh đang hoạt động sản xuất. Trong khu công nghiệp đã xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải có công suất 10.000 m3/ngày đêm và 1 nhà máy cung cấp nước sạch có công suất 5.000 m3/ngày đêm phục vụ cho khu công nghiệp.

Tính đến tháng 12/2016, KCN Dệt may Phố Nối đã tiếp nhận 29 dự án đầu tư, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 943 tỷ đồng và 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (tổng vốn đầu tư đăng ký 120,6 triệu USD); diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 49 ha. Giai đoạn II của KCN Dệt May Phố Nối B có quy mô diện tích là 95,63 ha. chủ đầu tư đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Khu công nghiệp Thăng Long II: Được UBND tỉnh Hưng Yên cấp quyết định phê duyệt dự án năm 2006 và được khởi công xây dựng vào đầu năm 2008 với diện tích là 220 ha do nhà đầu tư cơ sở hạ tầng Nhật Bản Sumitomo thực hiện. Đây là nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư tại Việt Nam. Đến nay, KCN Thăng Long II đã hoàn thành đồng bộ kết cấu hạ tầng; đưa vào hoạt động nhà máy cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản tỉnh hưng yên (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)