PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT CÁC DOANH
4.2.3. Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp
Trong những năm qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. công tác thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó, các dự án đầu tư tại các KCN nhìn chung đều triển khai nhanh, đúng tiến độ và mục tiêu đăng ký, sử dụng đất có hiệu quả.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trong năm 2018, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tập trung tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển; hỗ trợ chủ đầu tư các KCN tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm được bàn giao đất để triển khai xây dựng hạ tầng; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư vận động thu hút đầu tư vào các KCN. Chú trọng nâng cao chất lượng trong việc thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có đóng góp nhiều cho ngân sách.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng xã hội tại các KCN còn thiếu, nhất là lĩnh vực nhà ở cho người lao động, gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư về tình trạng người lao động “nhảy” việc, bỏ việc. Không ít nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cho rằng, trình độ người lao động trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề, mặc dù DN muốn sử dụng người lao động địa phương song do trình độ tay nghề chưa đáp ứng nên phải tuyển dụng ở các địa phương lân cận. Một số DN khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất, gây rủi ro cho DN khi thiếu hụt lao động.
Thời gian tới, Ban quản lý các KCN tỉnh tập trung phối hợp đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN; phối hợp
chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư, các bộ, ngành của Trung ương trong hoạt động xúc tiến, vận động thu hút đầu tư vào các KCN tập trung đã được quy hoạch. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án sản xuất các sản phẩm có có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ các DN trong quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bảng 4.12. Đánh giá về kết cấu hạ tầng của tỉnh
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém
1 Hệ thống giao thông đường 4 12 11 3
2 Hệ thống xử lý nước thải 0 2 19 9 3 Hệ thống cung cấp điện 3 8 10 9 4 Hệ thống cung cấp nước 1 9 15 5 5 Hệ thống cung cấp dịch vụ viến thông và internet 6 12 11 1 6 Hệ thông dịch vụ ngân hàng 7 14 7 2
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)
Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào tỉnh Hưng Yên; đa phần DN đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đầu đánh giá cơ sở hạ tầng của Hưng Yên được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi, nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong số 30 DN được khảo sát thì trên 50% số doanh đánh giá tốt, rất tốt của hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp DV viễn thông và internet, hệ thống dịch vụ ngân hàng; còn hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải các DN đánh giá chưa cao.
Trước đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn các khu, CCN-TTCN của tỉnh Hưng Yên đã xảy ra một số vấn đề phức tạp. Do quá trình thực hiện chủ trương thu hồi ruộng đất phục vụ triển khai các dự án kinh tế, xã hội đã phát sinh một số vụ khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội tại các khu CCN-TTCN có thời điểm
diễn ra khá phức tạp. Ðáng chú ý, một số nhóm tội phạm có biểu hiện hoạt động bảo kê, chèn ép các doanh nghiệp; các vụ việc cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản, đánh người gây thương tích do mâu thuẫn giữa công nhân với công nhân và với thanh niên các xã, thị trấn vùng giáp ranh với các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chiều hướng gia tăng. Tệ nạn ma túy, cờ bạc, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết.
Cùng với đó, việc một lượng lớn người lao động trong và ngoài tỉnh tập trung về địa bàn các khu, CCN-TTCN kéo theo sự phát triển mạnh của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT) như khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, hiệu cầm đồ... gây khó khăn cho công tác quản lý cư trú, quản lý nhân, hộ khẩu và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội của các ngành chức năng. Công tác vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; hệ thống xử lý chất thải, nước thải, tiếng ồn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư đúng mức, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của công nhân và nhân dân quanh khu vực.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, tỉnh Hưng Yên xác định, công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu, CCN-TTCN là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tạo môi trường ổn định, thu hút đầu tư, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với phương châm giữ vững an ninh trật tự để phát triển sản xuất kinh doanh, những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn địa bàn giáp ranh, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Ðảng về bảo vệ ANTT. Từ sự phối hợp tích cực của các bên, tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm, đúng quy định nhiều vụ, việc khiếu kiện của quần chúng nhân dân liên quan đến việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất trong quá trình thực hiện các dự án kinh tế. Phối hợp với lãnh đạo các công ty giải quyết một số vụ, việc công nhân nghỉ việc tập thể đòi tăng lương, thưởng, phụ cấp tăng ca, cải thiện chế độ làm việc... không để kéo dài, diễn biến phức tạp trở thành "điểm nóng".