Ảnh hưởng của tương tác giữa mật độc ấyvà lượng đạm bón đến năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 66 - 67)

suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống Bắc Thơm số 7

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà chọn tạo và sản xuất giống, vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng trong sản suất và lợi nhuận của việc sản xuất hạt giống. Ngoài ra, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong sản xuất. Vì vậy, các chỉ tiêu về năng suất luôn được quan tâm trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất. Đối với lúa, các chỉ tiêu về năng suất bao gồm năng suất lý thuyết, năng suất thực thu và năng suất sinh vật học.

Bảng 4.18: Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống Bắc Thơm số 7 Công thức NSLT NSSVH HSKT N1M1 45,9 76,1 0,60 N1M2 47,2 85,8 0,55 N1M3 50,6 77,8 0,65 N2M1 55,3 104,3 0,53 N2M2 58,0 111,3 0,52 N2M3 59,2 100,7 0,59 N3M1 60,8 119,8 0,51 N3M2 65,7 120,3 0,55 N3M3 72,5 119,8 0,61 N4M1 55,8 114,1 0,49 N4M2 57,7 125,5 0,46 N4M3 59,1 122,1 0,48

* Năng suất sinh vật học

Năng suất sinh vật học là khối lượng toàn bộ của phần trên mặt đất bao gồm cả rơm rạ và khối lượng thóc, nó thể hiện tiềm năng năng suất và khả năng tích lũy chất khô của cây lúa. Thông thường năng suất sinh vật học cao thì sẽ cho năng suất thực thu cao. Tuy nhiên năng suất thực thu còn phụ thuộc vào khả năng vận chuyển chất khô vào cơ quan dự trữ. Điều này phụ thuộc rất lớn vào tình hình sâu bệnh hại trong vụ đặc biệt giai đoạn từ khi lúa trỗ đến chín. Ngoài ra lượng đạm bón cũng có ảnh hưởng không nhỏđến năng suất cuối cùng. Khi bón đạm quá nhiều thì năng suất sinh vật học cao nhưng năng suất thực thu không cao bởi vì khi cây lúa sinh trưởng thân lá quá mạnh sẽ bị sâu bệnh phá hại nhiều và dễ dẫn tới lốp đổ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Năng suất sinh vật học của lúa dao động từ 76,1 - 125,5 tạ/ha tùy thuộc vào mật độ và lượng đạm bón. Trên cùng một mật độ, năng suất sinh vật học của lúa tăng khi tăng lượng đạm bón.

*Hệ số kinh tế:

Hệ số kinh tế là tỷ lệ chất khô được tích luỹ trong các cơ quan kinh tế so với tổng khối lượng chất khô toàn cây. Với lúa, hệ số kinh tếđược tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng thóc khô so với tổng khối lượng chất khô toàn cây vào thời kỳ thu hoạch. Hệ số kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng tích lũy chất khô trong thân lá, khả năng vận chuyển vật chất tích lũy được về hạt. Khả năng vận chuyển vật chất tích lũy về hạt cao sẽ cho hệ số kinh tế cao và ngược lại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số kinh tế của các công thức dao động từ 0,46 - 0,65. Hệ số kinh tếđạt cao nhất ở công thức N1M3.

4.4.4. Hiệu suất sử dụng phân đạm của giống Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa Bảng 4.19: Hiệu suất sử dụng đạm của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 66 - 67)