Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 33)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm nghiên cứu

Tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên là một xã biên giới giáp Lào. Đặc điểm đất canh tác ở khu vực thí nghiệm bằng phẳng, đất phù sa màu mỡđược sông Nậm Rốm bồi đắp. Tính chất vật lý và hóa học của đất khu vực thí nghiệm là đất trung tính, hàm lượng N, P, K tổng sốở mức khá và lượng N, P, K dễ tiêu khá cao. Đây là điều kiện khá lý tưởng đối với canh tác lúa, nhất là các giống lúa chất lượng.

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất thí nghiệm

STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả phân tích

1 pH ( H2O) 6,7 2 Hàm lượng chất hữu cơ (%) 2,5 3 Hàm lượng N tổng số (%) 0,38 4 Hàm lượng N dễ tiêu (mg/100g) 8,2 5 Hàm lượng P tổng số (%) 0,4 6 Hàm lượng P dễ tiêu (mg/100g) 35,8 7 Hàm lượng K tổng số (%) 2,57 8 Hàm lượng K dễ tiêu (mg/100g) 10,2 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Tháng 5/2015 đến tháng 11/2015. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Giống lúa Bắc Thơm số 7 là giống lúa thuần chất lượng do Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng chọn tạo. Thời gian sinh trưởng tại các tỉnh phía Bắc vụ xuân 130 - 132 ngày, vụ mùa 103 - 105 ngày (gieo thẳng thời gian rút ngắn 3 - 5 ngày). Tại các tỉnh Bắc trung bộ thời gian rút ngắn 3 - 5 ngày so với các tỉnh Bắc Bộ. Tại các tỉnh Nam trung bộ vụđông xuân 110 - 115 ngày, vụ hè thu 100 - 105 ngày. Chiều cao cây 90 - 95 cm, đẻ nhánh khá, hạt thon, nhỏ, màu vàng sẫm, khối lượng 1000 hạt 19 - 20 g, phẩm chất gạo ngon, cơm thơm, mềm. Năng suất trung bình 45 - 50 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 55 - 60 tạ/ha.

Phân bón: Phân đạm urê 46% N, phân supe lân 16,5% P2O5, phân kali clorua 60% K2O.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

<1> Đánh giá tình hình sản xuất giống lúa Bắc Thơm số 7 tại huyện Điện Biên;

<2> Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa 2015 tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên;

<3> Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa 2015 tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên;

<4> Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa 2015 tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

- Mục tiêu điều tra: Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, những mặt lợi thế, mặt tồn tại cần nghiên cứu đểđưa ra các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa tại huyện Điện Biên.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp về tình hình sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lúa Bắc Thơm số 7. Địa điểm điều tra tại 3 xã: Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Nưa của huyện Điện Biên. Mỗi xã điều tra 30 hộ. Tổng số 90 phiếu điều tra/3 xã thuộc huyện Điện Biên.

- Thu thập thông tin thứ cấp: tài liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết của huyện Điện Biên về các vấn đề như:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng giống lúa Bắc Thơm số 7.

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường, giá bán lúa Bắc Thơm số 7.

3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và các chỉ tiêu theo dõi

- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần nhắc lại, trong đó ô lớn là lượng đạm thí nghiệm, ô nhỏ là mật độ cấy trên nền

phân (90kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm 2 yếu tố Yếu tố 1: Lượng đạm bón gồm 4 mức: N1 = 0 kg N/1 ha (đối chứng) N2 = 60 kg N/1 ha N3 = 90 kg N/1 ha N4 = 120 kg N/1 ha Yếu tố 2: Mật độ cấy gồm 3 mức: M1 = 40 khóm/m2 M2 = 45 khóm/m2 M3 = 50 khóm/m2 Thí nghiệm đồng ruộng có 12 công thức với 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm là 36, diện tích mỗi ô là 10 m2 (2 x 5 m). Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm vềđạm là 50 cm. Được be cao 20 cm và có phủ nilon. Khoảng cách giữa các làn nhắc lại là 80 cm.

Bảng 3.2: Sơđồ bố trí thí nghiệm giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa 2015 tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 N1M1 N3M3 N4M1 N1M2 N3M2 N4M2 N1M3 N3M1 N4M3 N3M2 N2M1 N1M3 N3M1 N2M3 N1M1 N3M3 N2M2 N1M2 N2M1 N4M1 N3M2 N2M3 N4M2 N3M1 N2M2 N4M3 N3M3 N4M3 N1M2 N2M1 N4M2 N1M1 N2M2 N4M1 N1M3 N2M3 Dải bảo vệ

*Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định Chỉ tiêu sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng

+ Thời gian từ gieo đến cấy (ngày)

+ Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh rộ (ngày). + Thời gian từđẻ nhánh rộđến trỗ (ngày).

+ Thời gian từ trỗ đến chín (ngày): Số ngày từ bắt đầu trỗ (xác định từ khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá dòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (khi có 80% số cây trỗ).

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín.

Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm).

Số lá/cây: Đếm số lá/cây. Dùng sơn đánh dấu số lá ở mỗi tuần sinh trưởng. • Khả năng đẻ nhánh: Đếm tổng số nhánh/khóm trong mỗi lần đo. Chỉ tiêu sinh lý - Chỉ số diện tích lá (LAI – m2 lá/m2 đất): xác định diện tích lá bằng phương pháp cân nhanh.

P1: Khối lượng toàn bộ lá tươi (g/khóm) P2: Khối lượng 1 dm2 lá (g)

- Lượng chất khô tích lũy (g/m2đất): những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Sau đó đem cân.

* Mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Theo dõi các loại sâu, bệnh hại chính xuất hiện qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa, phân cấp cho điểm theo QCVN 01-05: 2011/BNNPTNT.

P1

LAI = x Số khóm/m2 P2 x 100

+ Sâu cuốn lá: Quan sát lá cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và phân theo cấp: Điểm 0: không bị hại; Điểm 1: 1 - 10% cây bị hại; Điểm 3: 11 - 20% cây bị hại; Điểm 5: 21 - 35% cây bị hại; Điểm 7: 36 - 50% cây bị hại; Điểm 9: > 51% cây bị hại.

+ Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn lúa chín và cho điểm:

Điểm 0: Cây không bị hại;

Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây;

Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận, chưa bị “cháy rầy”; Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo;

Điểm 7: >50% số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

+ Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (Biểu thị bằng % so với chiều cao cây:

Điểm 0: Không có triệu chứng;

Điểm 1: Vết bệnh <20% chiều cao cây; Điểm 3: Vết bệnh 20 – 30% chiều cao cây; Điểm 5: Vết bệnh 31 - 45 % chiều cao cây; Điểm 7: Vết bệnh 46 – 65 % chiều cao cây; Điểm 9 : Vết bệnh >65% chiều cao cây;

+ Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn lúa làm

đòng cho đến giai đoạn vào chắc và cho điểm theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9:

Điểm 0: Không có vết bệnh;

Điểm 1: Diện tích vết bệnh trên lá từ 1 - 5%; Điểm 3: Diện tích vết bệnh trên lá từ 6 - 12%; Điểm 5: Diện tích vết bệnh trên lá từ 13 - 25%;

Điểm 7: Diện tích vết bệnh trên lá từ 26 - 50%; Điểm 9: Diện tích vết bệnh trên lá từ 51 - 100%.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng sut lý thuyết (t/ha) được tính bằng công thức: NSLT=AxBxCxDx10-4 (tạ/ha) + Số bông/m2 (A)

+ Số hạt/bông (B): Tính tất cả số hạt của các bông/khóm, sau đó lấy trung bình. + Tỷ lệ hạt chắc % (C): Bằng (số hạt chắc/tổng số hạt trên bông)x 100

+ Khối lượng 1000 hạt (D): Lấy hạt đã khô kiệt (13%), đếm 200 hạt đem cân, lặp lại 5 lần, khối lượng 1000 hạt được tính bằng tổng của 5 lần cân.

+ Năng sut thc thu: Thu riêng, phơi khô đến độ ẩm nhỏ hơn 13%, cân, tính năng suất từng ô sau đó tính năng suất trung bình.

+ Năng sut sinh vt hc (t/ha): Mỗi ô lấy 5 khóm, không kể rễ, phơi khô rơm rạ và cân cùng với thóc. Lấy trọng lượng trung bình một khóm.

+ H s kinh tế:

Năng suất lý thuyết Hệ số kinh tế =

Năng suất sinh vật học

* Hiu sut s dng đạm:

Hiệu suất sử dụng đạm (NUE) được tính theo công thức: NUE = NSTTN - NSTT0

∆N

Trong đó: NSTTN là năng suất lúa của công thức bón đạm; NSTT0 là năng suất lúa của công thức không bón đạm, và ∆N (kg/ha) là lượng đạm bón.

* Hiu qu kinh tế:

+ Tổng thu = Năng suất x giá bán

+ Tổng chi = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

+ Chi phí vật chất = Chi phí giống+ phân bón+ thuốc BVTV + Thuốc trừ cỏ + Thu nhập thuần (TNT) = ∑ Thu - ∑ Chi phí vật chất

+ Giá trị ngày công (GTNC) = Thu nhập thuần/số ngày công lao động. + Lãi thuần = ∑Thu - ∑Chi

Quy trình sử dụng trong thí nghiệm

- Kỹ thuật làm đất: Cày bằng máy, nhặt sạch cỏ, san phẳng, đắp bờ theo sơđồ thí nghiệm. - Tuổi mạ:15 ngày - Cách cấy: Cấy 2 dảnh/khóm. - Mật độ cấy: M1: 40 khóm/m2, khoảng cách cấy (18 x 14) cm M2: 45 khóm/m2, khoảng cách cấy (18 x 12) cm. M3: 50 khóm/m2,khoảng cách cấy (18 x 11) cm. - Bón phân:

+ Nền phân: 90 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha

+ Cách bón:

Bón lót: 100 % Lân + 30 % Đạm + 30 % Kali.

Bón thúc: Lần 1: 50 % Đạm + 50 % Kali, khi bắt đầu đẻ nhánh. Lần 2: 20 % Đạm + 20 % Kali, trước khi trỗ 20 ngày.

- Chăm sóc:

+ Tiến hành làm cỏ kết hợp với bón thúc lần 1 và 2, tưới nước đầy đủ. + Điều tiết nước: Theo dõi nước trên đồng ruộng đểđiều tiết nước phù hợp sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Phun thuốc hóa học khi sâu bệnh đến ngưỡng cần phòng trừ và sau khi đánh giá khả năng chống chịu của cây.

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm về thời gian sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, động thái đẻ nhánh, chỉ số diện tích, lượng chất khô tích lũy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được tổng hợp và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI HUYỆN

ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

4.1.1. Tình hình sản xuất lúa nói chung tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản lượng từ vụ mùa 2013 đến vụ xuân 2015 được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ vụ mùa 2013 đến vụ

xuân 2015 tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năm 2013 10.572 58,5 61.915,0 Vụ xuân 4.427 58,1 25.720,9 Vụ mùa 6.145 58,9 36.194,1 Năm 2014 10.808 59,3 64.064,1 Vụ xuân 4.513 59,1 26.671,8 Vụ mùa 6.295 59,4 37.392,3 Năm 2015 Vụ Xuân 4.816 59,8 28.799,7 Bảng số liệu cho thấy:

Vụ xuân: diện tích, năng suất và sản lượng lúa tăng lên từ năm 2013 đến năm 2015. Diện tích cấy lúa xuân 2013 là 4.427 ha đến năm 2015 là 4.816 ha, tăng 389 ha. Năng suất tăng 1,3 tạ/ha, sản lượng tăng 3.078,8 tấn.

Vụ mùa: diện tích lúa vụ mùa 2014 tăng so với vụ mùa 2013 là 150 ha, năng suất tăng 0,5 tạ/ha và sản lượng tăng 1.198,2 tấn.

Như vậy, diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Điện Biên có xu hướng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015.

4.1.2. Diện tích và cơ cấu giống lúa của huyện Điện Biên vụ xuân năm 2015

Giống là yếu tố mang tính quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản, nó là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm khai thác tiềm năng nhằm đưa lại năng suất và hiệu quả.

Trước đây nông dân ở huyện Điện Biên thường cấy các giống lúa thuần địa phương. Từ những năm 1980 trở lại đây người dân sử dụng chủ yếu giống lúa IR.64. Đây là giống lúa được tuyển chọn từ giống nhập nội, thời gian sinh trưởng ngắn (150-155 ngày), tỷ lệ gạo xát đạt trên 70%, kháng được các loại sâu bệnh: rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, khả năng thích ứng rộng. Những năm gần đây, đã có rất nhiều giống đã được gieo cấy trên địa bàn huyện. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:

Về chủng loại giống: Vụ xuân trên địa bàn huyện Điện Biên cấy nhiều loại giống khác nhau: giống lúa lai Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Quy ưu số 1; giống lúa thuần: IR64; Lúa thuần chất lượng như Bắc Thơm số 7, RVT, Hương Thơm số 1, Tẻ thơm T10, Nếp 97, Nếp 87.

Về diện tích: Tổng diện tích lúa vụ xuân 2015 là 4.816 ha, trong đó giống Bắc Thơm số 7 có diện tích lớn nhất là 2.655 ha chiếm 55,1%.

Về năng suất lúa trung bình: giống lúa Bắc Thơm số 7 cho năng suất thấp hơn so với các giống lúa lai và giống IR64, nhưng lại cao hơn so với các giống lúa thuần chất lượng như RVT, Hương Thơm số 1, T10, Nếp 97, Nếp 87.

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và cơ cấu giống lúa của huyện Điện Biên vụ xuân năm 2015 Tên giống Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Cơ cấu giống (%)

Nghi hương 2308, Nhịưu 838, Quy ưu số 1 250 74,5 5,2

IR64 530 70,5 11,0 Bắc Thơm số 7 2.655 55,2 55,1 Nếp N97, nếp 87 408 44,8 8,5 RVT, Hương thơm số 1, tẻ thơm T10, các giống khác 973 52,9 20,2 Tổng 4.816 100

Hình 4.1. Cơ cấu giống lúa vụ Xuân năm 2015 ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

4.1.3. Thực trạng sử dụng phân bón và mật độ cấy cho cây lúa áp dụng trên

địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Kết quảđiều tra về tình hình sử dụng phân bón và mật độ cấy cho giống lúa Bắc Thơm số 7 cho thấy:

Giống Bắc Thơm số 7 phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của huyện Điện Biên. Với diện tích ngày càng tăng nhanh, chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thì thấy rằng lượng phân đạm sử dụng trong sản xuất với lượng lớn bên cạnh đó không có sự cân đối giữa phân đạm, phân lân và phân kali, gieo cấy với mật độ dày đã làm sâu, bệnh hại phát triển ngày một mạnh trong vụ mùa nên làm giảm năng suất và chất lượng giống lúa Bắc Thơm số 7.

Lượng đạm được bà con bón chủ yếu ở mức 91 - 120 kg N/ha chiếm 44%, tỷ lệ sử dụng phân đạm ở mức 121 - 150 kg N/ha chiếm 21%. Vì lượng đạm bón sử dụng trong vụ mùa khá lớn và không có sự cân đối vì vậy đã làm cho mức độ nhiễm bệnh bạc lá gây hại mạnh làm giảm năng suất lúa một cách mạnh mẽ. Lượng P205 chủ yếu được bón với lượng 76 - 90 kg/ha và K20 bón với lượng 61 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 33)