Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 45 - 47)

trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

4.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

Chiều cao cây là một đặc tính nông học quan trọng phản ánh tốc độ, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Chiều cao cây liên quan đến khả năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân bón của cây. Giống lúa thấp cây ít bịđổ hơn, chịu phân hơn và tốc độ vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn giống lúa cao cây. Tính trạng chiều cao cây do yếu tố di truyền quy định song chúng vẫn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Kết quả theo dõi thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón và đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7

Đơn vị: cm Công thức 2 TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1 20,4 25,5 33,2 46,5 57,5 63,9 72,2 90,0d N2 20,9 26,1 33,8 47,1 58,1 64,4 72,8 91,1c N3 21,0 26,2 33,9 46,6 57,5 63,9 72,2 92,2b N4 21,7 26,8 34,5 47,2 58,2 64,5 72,8 93,3a LSD 0,05 0,83 CV% 1,0 M1 20,6 25,8 33,4 46,4 57,4 63,8 72,1 91,3b M2 21,1 26,3 33,9 46,9 57,9 64,3 72,6 91,7a M3 21,3 26,5 34,2 47,2 58,2 64,5 72,9 91,9a LSD 0,05 0,27 CV% 3,30

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: ở các mật độ cấy khác nhau, lượng đạm bón khác nhau thì chiều cao của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sau cấy.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón: Chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7 có xu hướng tăng dần qua các tuần sinh trưởng sau cấy và khi tăng lượng đạm bón từ không bón đạm đến 60 kg N/ha, 90 kg N/ha và 120 kg N/ha đã làm chiều cao cây ở mỗi tuần sinh trưởng theo dõi.

Ở 2 tuần sau cấy chiều cao cây ở hầu hết các công thức bón đạm đạt từ 20,4 đến 21,7 cm. Chiều cao cây tiếp tục tăng ở các tuần sau cấy tiếp theo và ở tuần thứ 8 sau cấy chiều cao cây đạt được ở các công thức dao động từ 90 - 93,3 cm. Kết quả thống kê cho thấy chiều cao cây cuối cùng ở mức bón đạm 120 kg N/ha (N4) có chiều cao cây lớn nhất và có sự sai khác về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% so với mức bón đạm 90 kg N/ha (N3), 60 kg N/ha (N2) và mức không bón đạm (N1).

Với mật độ cấy thí nghiệm là 40 khóm/m2, 45 khóm/m2 và 50 khóm/m2 chiều cao cây có xu hướng tăng dần khi tăng mật độ cấy. Chiều cao cây cuối cùng ở các mật độ cấy biến động từ 91,3 đến 91,9 cm. Trong đó chiều cao cây ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M2) và 50 khóm/m2 (M3) không có sự sai khác với nhau nhưng lại có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95% so với mật độ cấy 40 khóm/m2.

4.2.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

Kết quả thí nghiệm cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao giữa các công thức biến động khá rõ qua các lần theo dõi, chiều cao tăng nhanh nhất từ giai đoạn đẻ nhánh đến phân hóa đòng, sau đó giảm dần cho đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng. Từ 2 TSC khi lúa hồi xanh bắt đầu phát triển chiều cao rất nhanh. Từ 2 TSC - 4 TSC chiều cao tăng nhanh nhất, do gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, đủ dinh dưỡng cây lúa sinh trưởng và phát triển chiều cao nhanh. Sau đó chiều cao cây tăng chậm dần, từ 6 TSC - 7 TSC chiều cao cây lại tăng nhanh cho đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng do giai đoạn này lúa đang bắt đầu trổ bông,các lóng kéo dài, lá đòng phát triển nhanh đểđạt đến chiều cao cây cuối cùng.

Trong vụ mùa, chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 89,7 - 93,5 cm. Trong đó chiều cao cây lớn nhất là ở công thức bón 120 kg N/ha, cấy mật độ 50 khóm/m2 (N4M3) và thấp nhất là công thức không bón đạm và cấy với mật độ 40 khóm/m2 (N1M1). Chiều cao cây cuối cùng ở công thức N4M1, N4M2 và N4M3 không có sự sai khác thống kê ởđộ tin cậy 95 %. Tuy nhiên chiều cao cây ở 3 công thức trên có sự sai khác so với các công thúc thí nghiệm còn lại.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng tương tác của lượng đạm bón và mật độ cấy đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 45 - 47)