Thực trạng sử dụng phân bón và mật độc ấy cho cây lúa áp dụng trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 42)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.3. Thực trạng sử dụng phân bón và mật độc ấy cho cây lúa áp dụng trên địa

địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Kết quảđiều tra về tình hình sử dụng phân bón và mật độ cấy cho giống lúa Bắc Thơm số 7 cho thấy:

Giống Bắc Thơm số 7 phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của huyện Điện Biên. Với diện tích ngày càng tăng nhanh, chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thì thấy rằng lượng phân đạm sử dụng trong sản xuất với lượng lớn bên cạnh đó không có sự cân đối giữa phân đạm, phân lân và phân kali, gieo cấy với mật độ dày đã làm sâu, bệnh hại phát triển ngày một mạnh trong vụ mùa nên làm giảm năng suất và chất lượng giống lúa Bắc Thơm số 7.

Lượng đạm được bà con bón chủ yếu ở mức 91 - 120 kg N/ha chiếm 44%, tỷ lệ sử dụng phân đạm ở mức 121 - 150 kg N/ha chiếm 21%. Vì lượng đạm bón sử dụng trong vụ mùa khá lớn và không có sự cân đối vì vậy đã làm cho mức độ nhiễm bệnh bạc lá gây hại mạnh làm giảm năng suất lúa một cách mạnh mẽ. Lượng P205 chủ yếu được bón với lượng 76 - 90 kg/ha và K20 bón với lượng 61 - 75 kg/ha chưa đáp ứng được nhu cầu của cây lúa nên có hiện tượng cây lốp, dễđổ. Mật độ cấy chủ yếu tập trung ở mức 51 - 60 khóm/m2 có nơi mật độ cấy lên đến 65 khóm/m2. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh bạc lá trong vụ mùa.

Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về mật độ cấy, lượng đạm bón cho giống lúa Bắc Thơm số 7 tại huyện Điện Biên nhằm mục đích giúp giống lúa Bắc

Thơm số 7 sinh tưởng tốt, hạn chế mức độ nhiễm bệnh bạc lá, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật gieo cấy giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Bảng 4.3: Thực trạng sử dụng phân đạm và mật độ cấy cho giống lúa Bắc Thơm số 7 trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Biện pháp kỹ thuật Lượng sử dụng (kg/ha) Tỷ lệ (%) Phân đạm (kg N/ha) <60 8 61-90 27 91-120 44 121-150 21

Phân lân (kg P2O5/ha)

<60 13

61-75 25

76- 90 52

>90 10

Phân Kali (kg K2O/ha)

<60 7 61-75 51 76- 90 27 >90 15 Mật độ cấy (khóm/m2) <30 12 31-40 17 41-50 23 51-60 42 >61 6 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TRONG VỤ MÙA TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH

ĐIỆN BIÊN

4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm số 7 trưởng của giống lúa Bắc Thơm số 7

Thời gian sinh trưởng là đặc điểm của từng giống và được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, trình độ thâm canh của từng địa phương khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chếđộ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống Bắc Thơm số 7

Đơn vị: ngày Công thức Gieo - Cấy Cnhánh ấy - đẻ Đẻ nhánh - Kết thúc trỗ Trỗ - Chín TGST N1 M1 15 15 43 32 105 M2 15 15 43 30 104 M3 15 16 45 29 105 N2 M1 15 17 43 31 106 M2 15 17 45 30 107 M3 15 16 45 30 106 N3 M1 15 17 43 31 106 M2 15 17 45 31 108 M3 15 17 46 30 108 N4 M1 15 18 45 30 108 M2 15 18 46 30 109 M3 15 17 47 30 109

Kết quả bảng 4.4 cho thấy thời gian sinh trưởng của giống Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên dao động từ 104 - 109 ngày. Thời gian sinh trưởng có xu hướng tăng dần khi tăng lượng đạm bón, mật độ cấy thí nghiệm không ảnh hưởng tới chiều cao cây của giống thí nghiệm.

Kết quả theo dõi cho thấy ở thời điểm sau khi cấy gặp điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ không khí thấp nên lúa bắt đầu đẻ nhánh sau cấy 15 - 18 ngày, thời gian đẻ nhánh đến kết thúc trỗ biến động từ 43 - 47 ngày. Các mật độ cấy khác nhau ít ảnh hưởng đến thời gian từng gian đoạn sinh trưởng cũng như tổng thời gian sinh trưởng của lúa. Tuy nhiên, lượng phân bón khác nhau lại có ảnh hưởng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây, lượng phân đạm bón tăng lên đã kéo

dài thời gian đẻ nhánh. Nhìn chung các công thức bón đạm đều đẻ nhánh sớm hơn và thời gian đẻ nhánh dài hơn, thời gian sinh trưởng dài hơn so với công thức đối chứng N1 (không bón đạm) 1 - 5 ngày.

4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7 trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

4.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

Chiều cao cây là một đặc tính nông học quan trọng phản ánh tốc độ, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Chiều cao cây liên quan đến khả năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân bón của cây. Giống lúa thấp cây ít bịđổ hơn, chịu phân hơn và tốc độ vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn giống lúa cao cây. Tính trạng chiều cao cây do yếu tố di truyền quy định song chúng vẫn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Kết quả theo dõi thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón và đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7

Đơn vị: cm Công thức 2 TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1 20,4 25,5 33,2 46,5 57,5 63,9 72,2 90,0d N2 20,9 26,1 33,8 47,1 58,1 64,4 72,8 91,1c N3 21,0 26,2 33,9 46,6 57,5 63,9 72,2 92,2b N4 21,7 26,8 34,5 47,2 58,2 64,5 72,8 93,3a LSD 0,05 0,83 CV% 1,0 M1 20,6 25,8 33,4 46,4 57,4 63,8 72,1 91,3b M2 21,1 26,3 33,9 46,9 57,9 64,3 72,6 91,7a M3 21,3 26,5 34,2 47,2 58,2 64,5 72,9 91,9a LSD 0,05 0,27 CV% 3,30

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: ở các mật độ cấy khác nhau, lượng đạm bón khác nhau thì chiều cao của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sau cấy.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón: Chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7 có xu hướng tăng dần qua các tuần sinh trưởng sau cấy và khi tăng lượng đạm bón từ không bón đạm đến 60 kg N/ha, 90 kg N/ha và 120 kg N/ha đã làm chiều cao cây ở mỗi tuần sinh trưởng theo dõi.

Ở 2 tuần sau cấy chiều cao cây ở hầu hết các công thức bón đạm đạt từ 20,4 đến 21,7 cm. Chiều cao cây tiếp tục tăng ở các tuần sau cấy tiếp theo và ở tuần thứ 8 sau cấy chiều cao cây đạt được ở các công thức dao động từ 90 - 93,3 cm. Kết quả thống kê cho thấy chiều cao cây cuối cùng ở mức bón đạm 120 kg N/ha (N4) có chiều cao cây lớn nhất và có sự sai khác về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% so với mức bón đạm 90 kg N/ha (N3), 60 kg N/ha (N2) và mức không bón đạm (N1).

Với mật độ cấy thí nghiệm là 40 khóm/m2, 45 khóm/m2 và 50 khóm/m2 chiều cao cây có xu hướng tăng dần khi tăng mật độ cấy. Chiều cao cây cuối cùng ở các mật độ cấy biến động từ 91,3 đến 91,9 cm. Trong đó chiều cao cây ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M2) và 50 khóm/m2 (M3) không có sự sai khác với nhau nhưng lại có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95% so với mật độ cấy 40 khóm/m2.

4.2.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây của giống Bắc Thơm số 7

Kết quả thí nghiệm cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao giữa các công thức biến động khá rõ qua các lần theo dõi, chiều cao tăng nhanh nhất từ giai đoạn đẻ nhánh đến phân hóa đòng, sau đó giảm dần cho đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng. Từ 2 TSC khi lúa hồi xanh bắt đầu phát triển chiều cao rất nhanh. Từ 2 TSC - 4 TSC chiều cao tăng nhanh nhất, do gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, đủ dinh dưỡng cây lúa sinh trưởng và phát triển chiều cao nhanh. Sau đó chiều cao cây tăng chậm dần, từ 6 TSC - 7 TSC chiều cao cây lại tăng nhanh cho đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng do giai đoạn này lúa đang bắt đầu trổ bông,các lóng kéo dài, lá đòng phát triển nhanh đểđạt đến chiều cao cây cuối cùng.

Trong vụ mùa, chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 89,7 - 93,5 cm. Trong đó chiều cao cây lớn nhất là ở công thức bón 120 kg N/ha, cấy mật độ 50 khóm/m2 (N4M3) và thấp nhất là công thức không bón đạm và cấy với mật độ 40 khóm/m2 (N1M1). Chiều cao cây cuối cùng ở công thức N4M1, N4M2 và N4M3 không có sự sai khác thống kê ởđộ tin cậy 95 %. Tuy nhiên chiều cao cây ở 3 công thức trên có sự sai khác so với các công thúc thí nghiệm còn lại.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng tương tác của lượng đạm bón và mật độ cấy đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7

Đơn vị: cm Công thức 2 TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1M1 19,7 24,9 32,6 45,9 56,9 63,2 71,6 89,7g N1M2 20,3 25,5 33,1 46,5 57,5 63,8 72,1 90,2f N1M3 21,1 26,2 33,9 47,2 58,2 64,6 72,9 90,2f N2M1 20,4 25,6 33,3 46,6 57,6 63,9 72,3 90,8ef N2M2 21,2 26,3 34,0 47,3 58,3 64,7 73,0 91,2e N2M3 21,2 26,4 34,1 47,4 58,4 64,7 73,1 91,3de N3M1 21,0 26,2 33,9 46,5 57,5 63,9 72,2 91,8cd N3M2 21,2 26,3 34,0 46,7 57,7 64,0 72,3 92,0c N3M3 21,0 26,2 33,9 46,5 57,5 63,9 72,2 92,7b N4M1 21,2 26,4 34,1 46,7 57,7 64,1 72,4 93,0a N4M2 21,7 26,9 34,5 47,2 58,2 64,5 72,9 93,3a N4M3 22,1 27,3 34,9 47,6 58,6 64,9 73,3 93,5a LSD 0,05 0,54 CV % 3,30

4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 của giống lúa Bắc Thơm số 7

4.2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa. Số nhánh đẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến số bông/khóm qua đó ảnh hưởng đến năng suất. Khả năng đẻ nhánh mạnh vào thời gian đẻ nhánh tập trung là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tiềm năng năng suất của giống, trong đó mật độ và lượng đạm bón là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh cũng như số nhánh hữu hiệu của lúa.

Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu với sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong đó có cây lúa. Dinh dưỡng quyết định từ 70 - 75% năng suất của giống lúa. Tuy nhiên, với dinh dưỡng đạm nếu bón thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

Mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa quyết định số bông/m2 do đó quyết định năng suất của quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhánh lúa đẻ ra đều có khả năng cho bông mà chỉ có những nhánh có đủ điều kiện (thời gian tích luỹ, số lá/cây…) mới có khả năng cho bông, người ta gọi đó

là những nhánh hữu hiệu; còn những nhánh sinh ra muộn không đủ thời gian tích luỹ vật chất, không đủ số lá/nhánh thì các nhánh này sẽ dần bị lụi đi và không có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh vô hiệu. Những nhánh vô hiệu này đã xuất hiện và tồn tại chúng sẽ tiêu tốn một lượng dinh dưỡng nhất định, cạnh tranh ánh sáng, dễ hình thành sâu bệnh…. Do vậy trong thâm canh lúa cần hạn chế những nhánh vô hiệu này.

Những nhánh hữu hiệu xuất hiện sớm và đạt được khoảng 70% số lá của nhánh mẹ là có khả năng cho bông. Khi cây lúa có 4 lá thật đã có khả năng đẻ nhánh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung để đạt được số nhánh hữu hiệu tối ưu trên một đơn vị diện tích tạo tiền đề cho năng suất cao.

Kết quả thí nghiệm về mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu được tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy:

Lượng đạm bón khác nhau đã ảnh hưởng rõ đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7. Ở tuần thứ 3 sau cấy hầu hết ở tất cả các công thức đều xuất hiện nhánh đẻ. Số nhánh/khóm ở thời điểm này dao động từ 2,7 đến 3 nhánh/khóm. Số nhánh/khóm tăng dần ở các tuần sau cấy và đạt giá trị lớn nhất ở 6 TSC từ 9,7 đến 12 nhánh/khóm. Trong đó ở lượng đạm bón 120 kg N/ha (N4) cho số nhánh đạt lớn nhất. Bước sang tuần thứ 7 và tuần thứ 8 sau cấy số nhánh có xu hướng giảm để tập trung dinh dưỡng cho nhánh hữu hiệu. Tại tuần thứ 8 sau cấy số nhánh ở các mức đạm thí nghiệm biến động từ 5,3 đến 6,9 nhánh/khóm. Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha (N3) đã làm tăng số nhánh hữu hiệu/khóm. Tuy nhiên khi tăng mức đạm đến 120 kg N/ha thì số nhánh hữu hiệu/khóm giảm xuống. Kết quả thí nghiệm cho thấy số nhánh hữu hiệu ở mức bón 90 kg N/ha cao hơn và sai khác thống kê ởđộ tin cậy 95% so với các mức bón thí nghiệm còn lại.

Ở cả ba mật độ thí nghiệm đều thấy rằng động thái đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sinh trưởng cho tới tuần thứ 6 sau cấy và giảm liên tục ở tuần thứ 7 và thứ 8 sau cấy. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở 3 mật độ thí nghiệm có xu hướng giảm khi tăng mật độ cấy. Số nhánh hữu hiệu ở mật độ 40 khóm/m2 (M1) có giá trị cao nhất là 6,6 nhánh/khóm và thấp nhất ở mật độ cấy 50 khóm/m2 (M3) là 5,8 nhánh/khóm. Công thức M1 có số nhánh hữu hiệu cao hơn và có sai khác so với các công thức thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 Đơn vị: nhánh/khóm Công thức 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC NHH N1 2,7 4,9 7,5 9,7 8,4 7,3 5,3d N2 2,9 5,4 8,1 10,9 9,4 7,6 6,1c N3 3,0 5,7 8,4 11,3 10,0 8,4 6,9a N4 3,0 6,0 9,2 12,0 10,1 8,6 6,4b LSD 0,05 0,23 CV% 3,3 M1 3,3 6,2 9,3 12,1 10,2 8,8 6,6a M2 2,9 5,5 8,4 10,9 9,6 7,9 6,1b M3 2,6 4,8 7,2 10,0 8,7 7,2 5,8c LSD 0,05 0,06 CV % 3,2

4.2.3.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 42)