Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 68 - 70)

của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa

Để đánh giá so sánh chính xác được hiệu quả và lợi ích kinh tế của thí nghiệm sử dụng các mật độ và mức đạm bón khác nhau cần tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế trên từng công thức thí nghiệm. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như tổng thu, lãi thuần và giá trị ngày công lao động. Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế của giống Bắc Thơm số 7 vụ mùa 2015 Công thức NSTT (tạ/ha) Tổng thu (Tr.đồng) Tổng chi (Tr.đồng) Lãi thuần (Tr.đồng) Giá trị ngày công (1000 đ) N1M1 31,8 31,8 25,185 6,615 192,0 N1M2 33,3 33,3 25,335 7,965 203,0 N1M3 34,0 34,0 25,485 8,515 207,0 N2M1 40,9 40,9 26,420 14,480 253,0 N2M2 42,9 42,9 26,570 16,330 268,0 N2M3 44,4 44,4 26,920 17,480 278,0 N3M1 45,6 45,6 27,037 18,563 285,0 N3M2 49,3 49,3 28,887 20,413 289,0 N3M3 53,4 53,4 29,037 24,363 318,0 N4M1 41,8 41,8 27,855 13,945 250,0 N4M2 42,9 42,8 30,305 12,495 233,0 N4M3 44,4 44,4 30,455 13,945 242,0 Kết quả bảng 4.20 cho thấy:

Ở các công thức thí nghiệm có sự đầu tư về phân bón, giống và thuốc BVTV là khác nhau, năng suất thực thu ở các công thức cũng không giống nhau. Do vậy tổng thu nhập lãi thuần và giá trị ngày công ở các công thức là không giống nhau.

Tổng thu ở các công thức biến động từ 31,8 đến 53,4 triệu đồng/ha. Nhìn chung ở mức bón 90 kg N/ha và cấy ở cả 3 mật độđều cho tổng thu cao hơn so với các mức bón đạm khác. Công thức bón 90 kg N/ha và cấy với mật độ 50 khóm/m2 (N3M3) cho tổng thu là cao nhất và thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 40 khóm/m2 (N1M1).

Tổng chi phí đánh giá mức độ đầu tư về giống và phân bón, tuy nhiên khi tăng mật độ cấy và tăng lượng đạm bón đã làm tăng mức đầu tư về về công chăm sóc và thuốc BVTV. Vì vậy ở tất cả các công thức thí nghiệm thì mức bón 120 kg N/ha có mức độ chi phí là lớn nhất và biến động từ 27,8 đến 30,4 triệu đồng/ha và công thức bón 120 kg N/ha, cấy mật độ 50 khóm/m2 (N4M3) có chi phí cao nhất.

Lãi thuần ở các công thức thí nghiệm đạt từ 6,6 đến 24,4 triều đồng/1 ha. Trong đó, lãi thuần thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 40 khóm/m2 (N1M1) và cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 50 khóm/m2 (N3M3).

Giá trị ngày công được đánh giá bởi hiệu quả của công thức áp dụng trên tổng số công thực hiện công thức/1 vụ/1 ha. Ở thí nghiệm này giá trị ngày công biến động từ 192 đến 318 nghìn đồng. Giá trị ngày công tăng dần khi tăng mức đạm bón từ mức không bón đến mức bón 90 kg N/ha và mật độ cấy tăng từ 40 đến 50 khóm/m2 và đạt giá trị lớn nhất ở công thức bón 90 kg N/ha với mật độ cấy 50 khóm/m2. Tuy nhiên khi tăng mức bón lên 120 kg N/ha và tăng mật độ cấy thì làm giảm giá trị ngày công 1 cách rõ rệt và chỉ còn 233 nghìn đồng/1 ngày công (N4M2).

Từ các kết qủa trên cho thấy ở công thức bón 90 kg N/ha và mật độ cấy 50 khóm/m2 cho giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ mùa đem lại hiệu quả kinh tế nhất trong các công thức thí nghiệm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 68 - 70)