Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến các yếu tốc ấu thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 62 - 65)

Mật độ cấy đặt cơ sở cho việc hình thành số bông. Trong điều kiện thâm canh cần có mật độ cấy hợp lý tùy thuộc giống, phân bón, thời vụ… Các giống cũ cấy thưa khả năng chịu hạn, chịu phân kém thường cho năng suất thấp nên khi cấy dày dễ phát sinh lốp đổ, các giống lúa mới thuộc loại hình thấp cây, lá đứng, khả năng chịu hạn, chịu phân cao nên có thể cấy dày để thâm canh. Cấy dày hợp lý là biện pháp lợi dụng tối ưu các điều kiện như nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng, để tăng số bông.

Thực chất mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất là mối quan hệ giữa quần thể và qua chỉ tiêu số bông/đơn vị diện tích, còn sự phát triển của từng cá thể được biểu hiện bằng số hạt trên bông và khối lượng hạt hay khối lượng bông. Khi thay đổi mật độ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh và hình thành số bông. Từđó quyết định đến khối lượng bông và năng suất.

Dinh dưỡng đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng, phát triển kém, số bông và hạt ít, năng suất giảm. Nếu bón quá nhiều đạm làm cho thân lá phát triển mạnh, lúa dễ nhiễm sâu bệnh, bị lốp và đổ non, dẫn đến năng suất giảm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được tổng hợp bày ở bảng sau:

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố câu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 Công thức Số bông/m2 Số hạt/ bông Tỉ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) N1 237,1d 117,1b 90,1 19,1 47,9 33,0c N2 273,1c 121,2a 90,6 19,2 57,5 42,8b N3 310,2a 121,6a 91,9 19,1 66,3 46,4a N4 285,7b 116,2b 90,4 19,2 57,5 43,0b LSD 0,05 10,55 4,08 2,51 CV % 3,3 3,0 5,2 M1 263,0c 118,8a 91,0 19,2 54,4 40,0c M2 275,3b 119,3a 90,8 19,2 57,1 42,1b M3 291,3a 119,0a 91,0 19,2 60,4 44,0a LSD 0,05 2,79 1,65 0,78 CV % 1,20 1,60 2,10 *Mức đạm bón thí nghiệm:

Kết quả bảng 4.16 cho thấy: các lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng rõ đến các yếu tố cấu thành năng suất như số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và năng suất thực thu của giống lúa thí nghiệm.

Số bông/m2ở các mức đạm thí nghiệm dao động 237 - 310,2 bông/m2. Khi lượng đạm bón tăng từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha (N3) đã làm tăng số bông/m2 từ 237 đến 310,2 bông/m2. Tuy nhiên, tiếp tục tăng mức bón đạm 120 kg N/ha đã làm giảm số bông/m2 so với mức bón 90 kg N/ha (N3). Như mức đạm bón 90 kg N/ha cho số bông/m2 cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với các mức đạm thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Số hạt/bông dao động từ 116,2 đến 121,6 hạt/bông khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) lên mức 90 kg N/ha (N3) đã làm tăng số hạt/bông của giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa. Tuy nhiên, khi tăng mức đạm bón đến 120 kg N/ha (N4) thì số hạt/bông có xu hướng giảm. Số hạt/bông thấp nhất ở mức không bón đạm (N1), giữa mức đạm bón 60 kg N/ha (N2) và 90 kg N/ha (N3) không có sự khác nhau về số hạt/bông ởđộ tin cậy 95%.

Tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng lớn với các điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ hạt chắc đạt từ 90,1 đến 91,9 %.

Khối lượng 1000 hạt là đặc điểm của giống và ít thay đổi bới các tác động của mật độ cấy và lượng đạm bón. Khối lượng 1000 hạt đạt từ 19,1 đến 19,2 g.

Năng suất lý thuyết đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Thí nghiệm cho thấy khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) lên mức bón 90 kg N/ha (N3) thì năng suất lý thuyết tăng từ 47,9 - 66,3 tạ/ha, sau đó giảm dần khi tăng lượng đạm bón lên 120 kg N/ha (N4).

Năng suất thực thu ở các mức bón đạm dao động từ 33 đến 49,4 tạ/ha. Năng suất thực thu ở mức không bón đạm (N1) có giá trị thấp nhất và cao nhất ở mức bón đạm 90 kg N/ha. Năng suất thực thu ở mức đạm bón 60 và 120kg N/ha không có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%.

* Mật độ cấy thí nghiệm:

Ở các mật độ cấy khác nhau có tác động lớn tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống Bắc Thơm số 7 trong vụ muà 2015. Khi tăng mật độ cấy làm tăng số bông/m2, làm giảm số hạt/bông từđó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa thí nghiệm.

Số bông/m2 ở các mật độ thí nghệm dao động từ 263 đến 291,3 bông/m2. Khi tăng mật độ cấy từ 40 khóm/m2 (M1) đến 50 khóm/m2 (M3) đã làm tăng liên tục một cách tuần tự số bông/m2. Trong đó số bông/m2 lớn nhất là ở mật độ 50 khóm/m2 (M3) và cao hơn rõ so với 2 mật độ cấy còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Số hạt/bông: Trái với số bông/m2 thì khi tăng mật độ cấy đã làm giảm số hạt/bông. Số hạt/bông ở thí nghiệm về mật động biến động từ 118,8 đến 119,3 hạt/bông. Tuy nhiên ở cả 3 mật độ thí nghiệm thí số hạt/bông không có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố ít biến động nhất và không thay đổi khi tăng mật độ cấy. Khối lượng 1000 hạt đều đạt 19,2 g.

Năng suất lý thuyết có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy. Giá tri này biến động từ 54,4 đến 64,4 tạ/ha.

Năng suất thực thu có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy từ 40 khóm/m2 (M1) lên các mức 50 khóm/m2 (M3) dao động từ 40 tạ/ha đến 44 tạ/ha. Sự sai khác về năng suất thực thu của công thức M3 với các công thức mật độ khác là có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

4.4.2. Ảnh hưởng của tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 62 - 65)