Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 47 - 50)

Đơn vị: cm Công thức 2 TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1M1 19,7 24,9 32,6 45,9 56,9 63,2 71,6 89,7g N1M2 20,3 25,5 33,1 46,5 57,5 63,8 72,1 90,2f N1M3 21,1 26,2 33,9 47,2 58,2 64,6 72,9 90,2f N2M1 20,4 25,6 33,3 46,6 57,6 63,9 72,3 90,8ef N2M2 21,2 26,3 34,0 47,3 58,3 64,7 73,0 91,2e N2M3 21,2 26,4 34,1 47,4 58,4 64,7 73,1 91,3de N3M1 21,0 26,2 33,9 46,5 57,5 63,9 72,2 91,8cd N3M2 21,2 26,3 34,0 46,7 57,7 64,0 72,3 92,0c N3M3 21,0 26,2 33,9 46,5 57,5 63,9 72,2 92,7b N4M1 21,2 26,4 34,1 46,7 57,7 64,1 72,4 93,0a N4M2 21,7 26,9 34,5 47,2 58,2 64,5 72,9 93,3a N4M3 22,1 27,3 34,9 47,6 58,6 64,9 73,3 93,5a LSD 0,05 0,54 CV % 3,30

4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 của giống lúa Bắc Thơm số 7

4.2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa. Số nhánh đẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến số bông/khóm qua đó ảnh hưởng đến năng suất. Khả năng đẻ nhánh mạnh vào thời gian đẻ nhánh tập trung là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tiềm năng năng suất của giống, trong đó mật độ và lượng đạm bón là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh cũng như số nhánh hữu hiệu của lúa.

Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu với sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong đó có cây lúa. Dinh dưỡng quyết định từ 70 - 75% năng suất của giống lúa. Tuy nhiên, với dinh dưỡng đạm nếu bón thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

Mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa quyết định số bông/m2 do đó quyết định năng suất của quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhánh lúa đẻ ra đều có khả năng cho bông mà chỉ có những nhánh có đủ điều kiện (thời gian tích luỹ, số lá/cây…) mới có khả năng cho bông, người ta gọi đó

là những nhánh hữu hiệu; còn những nhánh sinh ra muộn không đủ thời gian tích luỹ vật chất, không đủ số lá/nhánh thì các nhánh này sẽ dần bị lụi đi và không có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh vô hiệu. Những nhánh vô hiệu này đã xuất hiện và tồn tại chúng sẽ tiêu tốn một lượng dinh dưỡng nhất định, cạnh tranh ánh sáng, dễ hình thành sâu bệnh…. Do vậy trong thâm canh lúa cần hạn chế những nhánh vô hiệu này.

Những nhánh hữu hiệu xuất hiện sớm và đạt được khoảng 70% số lá của nhánh mẹ là có khả năng cho bông. Khi cây lúa có 4 lá thật đã có khả năng đẻ nhánh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung để đạt được số nhánh hữu hiệu tối ưu trên một đơn vị diện tích tạo tiền đề cho năng suất cao.

Kết quả thí nghiệm về mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu được tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy:

Lượng đạm bón khác nhau đã ảnh hưởng rõ đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7. Ở tuần thứ 3 sau cấy hầu hết ở tất cả các công thức đều xuất hiện nhánh đẻ. Số nhánh/khóm ở thời điểm này dao động từ 2,7 đến 3 nhánh/khóm. Số nhánh/khóm tăng dần ở các tuần sau cấy và đạt giá trị lớn nhất ở 6 TSC từ 9,7 đến 12 nhánh/khóm. Trong đó ở lượng đạm bón 120 kg N/ha (N4) cho số nhánh đạt lớn nhất. Bước sang tuần thứ 7 và tuần thứ 8 sau cấy số nhánh có xu hướng giảm để tập trung dinh dưỡng cho nhánh hữu hiệu. Tại tuần thứ 8 sau cấy số nhánh ở các mức đạm thí nghiệm biến động từ 5,3 đến 6,9 nhánh/khóm. Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha (N3) đã làm tăng số nhánh hữu hiệu/khóm. Tuy nhiên khi tăng mức đạm đến 120 kg N/ha thì số nhánh hữu hiệu/khóm giảm xuống. Kết quả thí nghiệm cho thấy số nhánh hữu hiệu ở mức bón 90 kg N/ha cao hơn và sai khác thống kê ởđộ tin cậy 95% so với các mức bón thí nghiệm còn lại.

Ở cả ba mật độ thí nghiệm đều thấy rằng động thái đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sinh trưởng cho tới tuần thứ 6 sau cấy và giảm liên tục ở tuần thứ 7 và thứ 8 sau cấy. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở 3 mật độ thí nghiệm có xu hướng giảm khi tăng mật độ cấy. Số nhánh hữu hiệu ở mật độ 40 khóm/m2 (M1) có giá trị cao nhất là 6,6 nhánh/khóm và thấp nhất ở mật độ cấy 50 khóm/m2 (M3) là 5,8 nhánh/khóm. Công thức M1 có số nhánh hữu hiệu cao hơn và có sai khác so với các công thức thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 Đơn vị: nhánh/khóm Công thức 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC NHH N1 2,7 4,9 7,5 9,7 8,4 7,3 5,3d N2 2,9 5,4 8,1 10,9 9,4 7,6 6,1c N3 3,0 5,7 8,4 11,3 10,0 8,4 6,9a N4 3,0 6,0 9,2 12,0 10,1 8,6 6,4b LSD 0,05 0,23 CV% 3,3 M1 3,3 6,2 9,3 12,1 10,2 8,8 6,6a M2 2,9 5,5 8,4 10,9 9,6 7,9 6,1b M3 2,6 4,8 7,2 10,0 8,7 7,2 5,8c LSD 0,05 0,06 CV % 3,2

4.2.3.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7

Xét trên cùng một mật độ, số nhánh hữu hiệu có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón. Sự khác nhau về số nhánh hữu hiệu giữa các lượng đạm là có ý nghĩa. Ở cả 3 mật độ, số nhánh hữu hiệu/khóm đều thấp nhất ở lượng đạm bón N1 và đạt cao nhất ở lượng đạm bón N4. Điều này chứng tỏ khi bón với lượng đạm thấp đã làm giảm số số nhánh hữu hiệu. Cụ thể theo kết quả thí nghiệm mức đạm bón 90 kg N/ha (N3) đã phát huy tiềm năng đẻ nhánh của giống, cho số nhánh hữu hiệu tối đa. Cùng một lượng đạm bón, số nhánh hữu hiệu có xu hướng giảm khi tăng mật độ cấy từ 40 khóm/m2 (M1) lên 50 khóm/m2 (M3).

Số nhánh hữu hiệu theo dõi được ở các công thức thí nghiệm biến động từ 4,9 đến 7,2 nhánh/khóm. Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha đồng thời tăng mật độ cấy đã làm cho số nhánh hữu hiệu có sự biến động giữa các công thức. Tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu/khóm ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy mật độ 40 khóm/m2 (N3M1) có giá trị lớn nhất và sai khác rõ so với các công thức khác ởđộ tin cậy 95%.

Bảng 4.8: Ảnh hưởng sự tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 Đơn vị: nhánh/khóm Công thức 3TSC 4TSC 5TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC NHH N1M1 2,9 5,6 8,2 10,3 8,9 7,6 5,8g N1M2 2,7 4,9 7,7 9,7 8,7 7,4 5,2i N1M3 2,5 4,3 6,5 9,2 7,7 6,8 4,9k N2M1 3,2 5,9 8,8 11,7 9,7 8,0 6,5d N2M2 2,9 5,4 8,0 11,0 9,7 7,7 6,1f N2M3 2,7 5,1 7,4 10,0 9,0 7,0 5,7h N3M1 3,2 6,3 9,6 12,7 11,0 9,7 7,2a N3M2 3,1 5,8 8,4 11,0 10,0 8,0 6,9b N3M3 2,8 4,9 7,3 10,3 9,0 7,7 6,7c N4M1 3,6 7,0 10,4 13,7 11,3 10,0 6,8bc N4M2 3,0 6,1 9,4 12,0 10,0 8,3 6,3e N4M3 2,5 5,0 7,7 10,3 9,0 7,3 6,0f LSD 0,05 0,12 CV % 3,20

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy khi tăng liều lượng đạm đã làm tăng khả năng đẻ nhánh của cây lúa, mức phân đạm bón càng cao thì số nhánh càng nhiều, khi mật độ tăng thì số nhánh/khóm giảm do mật độ quần thể cao cây lúa đẻ nhánh yếu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 47 - 50)