Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thu mua mía theo trữ đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2.Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thu mua mía theo trữ đường

4.4. Đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn

4.4.2.Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thu mua mía theo trữ đường

Thu mua mía theo chữ lượng đường là giải pháp giúp khuyến khích người trồng mía thay đổi phương thức trồng mía sao cho mía có chữ lượng đường cao để bán được giá cao, điều này có lợi cho cả người trồng mía và Công ty. Tuy nhiên giải pháp này yêu cầu đầu tư chi phí khá lớn bao gồm các chi phí như: Lắp đặt máy đo trữ đường, chi phí phổ biến và hỗ trợ nông dân thay đổi sang giống mía mới có trữ đường cao hơn và chi phí cho sự thay đổi về giá mua mía.

a. Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Hiện nay, trữ đường bình quân của Công ty tính trong giai đoạn 2010 – 2015 là 10,08 CCS với giá thu mua cố định là 900 nghìn đồng/tấn mía, khi giải pháp thu mua mía theo trữ đường được thực hiện sẽ tạo động lực thúc đẩy người dân nâng cao chất lượng mía nguyên liệu, nếu như chất lượng mía tăng lên như kỳ vọng là 10,2 CCS bằng với trữ đường trung bình cả nước thì sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất so với khi chưa áp dụng thêm 12 tấn đường trên mỗi 1000 tấn đường sản xuất được trước đây. Nói cách khác, nếu trước đây để sản xuất được 1.000 tấn đường, Công ty phải mất 9.422 tấn mía sạch sau khi đã trừ tạp chất thì khi trữ đường tăng như kỳ vọng của giải pháp với khối lượng mía tương đương sẽ sản xuất được 1.012 tấn đường. Công ty sẽ thu được các chi phí và lợi ích thu được dự kiến như sau:

- Vốn đầu tư ban đầu:

+ Đầu tư lắp đặt máy đo trữ đường tại Công ty: 1.200.000.000 đồng. + Chi phí khuyến khích người trồng mía chuyển đổi giống và phương thức canh tác: 510 nghìn đồng x 3.967ha = 2.023.170.000 đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ chuyển đổi giống, phương thức canh tác lần đầu và chi phí giải ngân.

- Chi phí tăng thêm mỗi năm:

+ Chi phí vận hành máy đo trữ đường: 11,5 triệu/tháng tương đương 92 triệu/năm sản xuất (8 tháng). Bao gồm lương cho 02 công nhân vận hành máy và chi phí hóa chất, điện phát sinh.

+ Chi phí tăng thêm do giá mua mía tăng: Giá mua mía ở trữ đường kỳ vọng của giải pháp 10,2 CCS là 907 nghìn đồng/tấn tăng 7.000 đồng/tấn so với giá thu mua trước đây, coi sản lượng mía qua cân ước đạt bằng với sản lượng mía qua cân niên vụ 2015 vừa qua(218.188 tấn) thì tổng chi phí phát sinh ước tính là:

7.000 x 218.188 tấn = 1.527.316.000 đồng - Thời gian khấu hao thiết bị: 10 năm.

- Sản lượng đường sản xuất tăng thêm: Theo số liệu thống kê tại Báo cáo số 80/BC-ĐSD-HĐQT ngày 07/5/2016 của Hội đồng Quản trị Công ty CP mía đường Sơn Dương thì sản lượng đường thành phẩn năm 2015 là 22.556 tấn, như vậy có thể ước tính lượng đường tăng thêm qua mỗi năm sản xuất (với hiệu suất tổng thu hồi tối thiểu 80%) là: 12x(22.556/1000)x80% = 217 tấn/năm sản xuất. Tương đương với doanh thu tăng thêm mỗi năm là: 217 × 1.000 x 12.767 = 2.770 triệu đồng/năm sản xuất (giá bán đường hiện nay của Công ty là 12.767 đông/kg).

-Tại thời điểm hiện tại ta có: tỷ lệ chiết khấu (r) = 15%, căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng bằng 20%.

Để đánh giá tính khả thi của giải pháp, ta tính toán các chỉ số: - NPV: giá trị hiện tại ròng.

- IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội tại. - PB: Thời gian hoàn vốn.

Bảng 4.11. Tính Giá trị hiện tại thuần, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và Thời gian hoàn vốn cho giải pháp thu mua mía theo trữ đường

Đơn vị: Nghìn đồng

r - Tỷ lệ chiết khấu 15%

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Vốn đầu tư ban đầu -3.223

Diện tích tăng thêm 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770 2.770

Chi phí tăng thêm 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619 1.619

Lợi nhuận trước thuế tăng

thêm 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151 1.151

Thuế thu nhập doanh

nghiệp tăng thêm 20% 230 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Lợi nhuận sau thuế tăng

thêm 921 921 921 921 921 921 921 921 921 921

Khấu hao 322 322 322 322 322 322 322 322 322 322

Dòng tiền thu được -3.223 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243 1.243

Hệ số khấu hao 1 0,870 0,756 0,658 0,572 0,497 0,432 0,376 0,327 0,284 0,247

NPV - Giá trị hiện tại

thuần 3.014 -2.142 -1.203 -385 325 943 1.480 1.948 2.354 2.707 3.014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IRR – Tỷ lệ hoàn vốn nội

Qua bảng tính trên ta thấy dự án có:

- Giá trị hiện tại dòng NPV = 3.014 triệu đồng > 0. Tức là giải pháp đầu tư có lãi và tăng giá trị của Công ty.

- Tỷ suất hoàn vốn nội tại: IRR = 37% > tỷ lệ chiết khấu (15%). Vậy giải pháp đầu tư là có hiệu quả và IRR – r = 22% là rất lớn. Như vậy khả năng thu lợi nhuận của dự án là rất cao.

- Thời gian hoàn vốn của dự án là: 2,6 năm sản xuất, tức sau khoảng 21 tháng sản xuất Công ty bắt đầu thu lãi.

Do vậy, giải pháp thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường với mức đầu tư như trên áp dụng cho Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương là khả thi về mặt kinh tế.

b. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

Tính khả thi về mặt kỹ thuật được đánh giá trên các khía cạnh như: Chất lượng đường thành phẩm, yêu cầu về diện tích lắp đặt, thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, tính tương thích với các thiết bị đang dùng và khả năng triển khai việc thay đổi giống mía cũng như phương thức canh tác cho người dân để đạt được mục tiêu của giải pháp.

- Về chất lượng sản phẩm: Với việc cải thiện chất lượng mía, tăng trữ đường như kỳ vọng của giải pháp sẽ làm cho chất lượng và số lượng đường thành phẩm tạo thành cao hơn trước đây, từ đó giảm được chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị đường thành phẩm.

- Yêu cầu về diện tích: Diện tích yêu cầu cho việc lắp đặt máy đo trữ đường khoảng 25 m2 để lắp đặt máy đo, phòng máy và các thiết bị phụ trợ khác. Máy đo sẽ được lắp cùng với trạm cân, khi xe trở mía đi vào cân sẽ đồng thời thực hiện việc lấy mẫu mía trên xe để phân tích trữ đường và cho kết quả hiển thị cùng với khối lượng mía, như vậy việc lắp đặt thêm máy đo trữ đường không đòi hỏi phát sinh thêm diện tích mà được ghép cùng trạm cân mía giúp tối ưu hóa không gian sản xuất.

- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt: Thời gian lắp đặt máy mất khoảng 5-6 ngày, tuy nhiên việc lắp máy có thể bố trí vào thời điểm ngừng sản xuất giữa các vụ sản xuất của Công ty do vậy không làm gián đoạn sản xuất của Công ty.

- Tính tương thích với các thiết bị đang dùng: Tính tương thích của hệ thống tương đối lớn, khi lắp đặt hệ thống các thiết bị khác hầu như không bị ảnh hưởng.

- Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật: Do các thiết bị có mức độ tự động hóa cao nên việc vận hành trở nên đơn giản, nguồn nhân lực hiện có của Công ty tại phòng Kỹ thuật – Máy có thể vận hành được máy đo.

- Khả năng triển khai việc thay đổi giống mía cho người dân: Người dân được thông báo rộng rãi về sự thay đổi trong cách tính giá mía mới theo trữ đường trước khi kết thúc vụ mía. Hiện nay số lượng cán bộ nông vụ ở các vùng nhiên liệu đáp ứng đủ cho việc phổ biến thông tin cũng như hướng dẫn người dân trong việc thay đổi giống mía mới có trữ đường cao hơn đồng thời thực hiện chi trả phí hỗ trợ chuyển đổi giống mía đến từng hộ trồng mía. Nhìn chung giải pháp này do được hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi phương thức tính giá cũng như chuyển đổi giống mía do vậy việc triển khai đến người dân là đơn giản có thể thực hiện được.

c. Đánh giá tính khả thi về môi trường

Trữ đường là lượng đường thương phẩm có thể lấy ra từ cây mía, như vậy với trữ đường bình quân 10,08 CCS thì có nghĩa là 10.000 tấn mía mới được 1008 tấn đường thành phẩm còn lại là chất thải trong đó bã mía chiếm 28% tương đương 28 tấn bã mía/100 tấn mía, nếu đạt được mục tiêu của giải pháp là nâng trữ đường bình quân trong mía lên 10,2 CCS thì sẽ giảm được 12 tấn bã mía/10.000 tấn mía nguyên liệu và không làm phát sinh thêm chất thải phụ. Như vậy, giải pháp này sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường do giảm được đáng kể lượng chất thải rắn mỗi năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 76)