Phương pháp thảo luận nhóm SXSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.9. Phương pháp thảo luận nhóm SXSH

Thực hiện thảo luận, trao đổi trực tiếp với tổ Sản xuất sạch hơn có thành phần gồm 03 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch, 03 cán bộ phòng Kỹ thuật – Máy và một cán bộ chuyên phụ trách môi trường của Công ty. Tổ chức thảo luận để phân tích lựa chọn các giải pháp thông qua việc lựa chọn trọng số và cho điểm mỗi pháp sản xuất sạch hơn theo mức độ khả thi của từng giải pháp về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Sau đó tính tổng điểm của từng giải pháp và đưa ra thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp trong thực tiễn.

Bảng 3.2. Trọng số các tiêu chí trong lựa chọn giải pháp Tiêu chí (trọng số) Tiêu chí (trọng số) Tên giải pháp Kinh tế (a) Kỹ thuật (b) Môi trường (c) Tổng điểm Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp n

Trọng số a, b, c của từng chỉ tiêu (Kinh tế, Kỹ thuật, Môi trường) phụ thuộc vào các mục tiêu của Công ty khi áp dụng chiến lược SXSH, trọng số này được đưa ra thảo luận và xác định khi tiến hành họp nhóm SXSH, tổng trọng số của các chỉ tiêu này là 10 (a+b+c = 10) trong đó đã thống nhất lựa chọn a = 4, b = 3 và c =3. Đồng thời khi tiến hành họp nhóm đã tiến hành việc cho điểm đối với các giải pháp SXSH đã đưa ra, mỗi giải pháp SXSH được các thành viên trong nhóm sản xuất sạch hơn đánh giá bằng cách cho điểm theo mức độ khả thi của từng tiêu chí. Cách cho điểm đối với từng giải pháp như sau:

- Giải pháp có tính khả thi ở mức Tốt cho 3 điểm;

- Giải pháp có tính khả thi ở mức Trung bình cho 2 điểm; - Giải pháp có tính khả thi mức Thấp cho 1 điểm.

Sau khi thảo luận và cho điểm đối với các giải pháp hoàn tất, tiến hành việc tổng hợp điểm, điểm của mỗi giải pháp sẽ được nhân với trọng số tương ứng, tổng điểm của một giải pháp bằng tổng điểm theo cột dọc của giải pháp khi đã nhân với trọng số. Phương pháp cho điểm có trọng số giúp được thực hiện sau cùng nhằm đánh giá tổng thể giải pháp SXSH về mức độ khả thi để xác định thứ tự ưu tiên áp dụng trong chiến lược SXSH của Công ty. Giải pháp nào có tổng điểm cao nhất tương ứng với mức độ khả thi cao nhất được ưu tiên thực hiện trước, tiếp đến là các giải pháp có mức điểm thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)