Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 86)

Từ kết quả thảo luận và cho điểm có trọng số của các thành viên, thực hiện tổng kết điểm số, tính điểm số trung bình của giải pháp về từng khía cạnh Kinh tế, Kỹ thuật và Môi trường, điểm số của mỗi giải pháp được nhân với trọng số tương ứng của từng khía cạnh ta có được mức độ ưu tiên thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn đã đề xuất đối với Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương như sau:

Bảng 4.14. Thứ tự mức độ ưu tiên thực hiện giải pháp SXSH đã đề xuất

STT Giải pháp SXSH Tiêu chí (trọng số) Kinh tế( 4)

Kỹ thuật ( 3 ) Môi trường ( 3 ) Tổng điểm

1 Bảo trì thay các khớp nối đường ống dẫn mật chè 3 3 3 30 2 Cải tiến lò đốt, phương pháp đốt lưu huỳnh 3 3 3 30 3 Trồng thêm hàng cây xanh trong khuân viên Công ty 3 3 2 27

4 Giảm kích thước hạt than trước khi đốt 3 3 2 27

5 Thường xuyên bôi trơn bằng dầu mỡ cho

các thiết bị truyền chuyển động 3 3 2 27

6 Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng compact 3 3 2 27

7 Thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường 2 3 3 26

8 Bảo ôn đường ống gia nhiệt định kỳ 2 3 3 26

9 Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía chất lượng cao 3 2 2 24 10 Kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch mía

nguyên liệu 3 2 2 24

11 Hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch mía đối với chủ mía 3 2 2 24

12 Xây dựng khu chứa và sơ chế than 3 2 2 24

13 Xây dựng lại hệ thống xử lý và tuần hoàn

nước thải 2 2 3 23

14 Mua lưu huỳnh chất lượng, kiểm soát chất lượng bột lưu huỳnh đầu vào 2 3 2 23

15 Mua vôi chất lượng cao 2 3 2 23

16 Làm mái che đối với bể tôi vôi 2 3 2 23

17 Thay trống lọc bùn cũ 2 3 2 23

18 Đặt hàng cải tiến chất lượng bao bì 2 2 3 23

19 Thay thiết bị bẫy hơi 2 3 2 23

Từ kết quả tổng hợp tại bảng trên cho thấy, các giải pháp về quản lý nội vi được ưu tiên thực hiện trước, do các giải pháp quản lý nội vi thường dễ thực hiện và mang lại hiệu quả ngay khi áp dụng. Trong 4 giải pháp có vốn đầu tư lớn mà đề tài đã phân tích thì giải pháp thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường có mức độ ưu tiên thực hiện cao nhất, tiếp đến là giải pháp xây dựng lại hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải, giải pháp thay thế trống lọc bùn và mở rộng công suất xưởng phân vi sinh có mức độ ưu tiên thấp hơn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài có thể tóm lược lại bằng những kết luận sau:

1. Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương sử dụng công nghệ Sunfit hóa với nguyên liệu chính là mía và nước cùng các hóa chất hỗ trợ quá trình làm trong nước mía như: Lưu huỳnh, Vôi, Axit photphoric (H3PO4), Xút (NaOH) 96%, Soda (Na2CO3). Tổng chi chi phí dòng thải mà Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương mất đi cho 1000 tấn sản phẩm đường là 359.848.000 đồng, trong đó chi phí bên trong chiếm 60% chi phí bên ngoài chiếm 40% tổng chi phí. Chi phí mất đi nhiều nhất là thất thoát qua lượng đường trong bã bùn thải bởi hiện nay chỉ số Pol bùn của Công ty còn khá cao (1,75%) so với mặt bằng chung của các nhà máy khác (1,5%), tiếp đến là chi phí do thất thoát các nguyên vật liệu khác như nước, vôi, lưu huỳnh, xử lý chất thải rắn.

2. Dòng thải của Công ty chủ yếu là nước thải và chất thải rắn, nước thải của Công ty gồm nước từ hệ thống dập tro sau lò hơi, nước ngưng và nước bùn lọc với tổng lưu lượng thải khoảng 14.015m3/1000 tấn đường sản xuất được. Chất thải rắn phát sinh từ quy trình sản xuất bao gồm bã mía, bùn lọc trong đó lượng bùn lọc phát sinh được sử dụng hết vào sản xuất phân bón chỉ còn lượng phát sinh bã mía 912 tấn/1000 tấn đường. Quá trình nghiên cứu dòng thải đã chỉ ra được tổng số 18 nguyên nhân dòng thải thì có 8 nguyên nhân là do chủ quan và có 10 nguyên nhân là do khách quan.

3. Có 20 giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất nhằm khắc phục 18 nguyên nhân nói trên. Trong đó, có 16 giải pháp có thể thực hiện ngay, 4 giải pháp cần phân tích thêm và không có giải pháp nào bị loại bỏ.

4. Trong 4 giải pháp cần phân tích thêm đề tài đã phân tích đánh giá tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường của 3 giải pháp là giải pháp thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường, giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý tuần hoàn nước và giải pháp thay thế trống lọc bùn. Trong đó:

- Đối với giải pháp thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng vốn đầu tư ban đầu cho giải pháp là 3.223 triệu đồng. Thời gian khấu hao thiết bị là 10 năm trong khi thời gian hoàn vốn của dự án là: 2,6 năm

sản xuất, tức sau khoảng 21 tháng áp dung vào sản xuất Công ty bắt đầu thu lãi. Giải pháp thu mua nguyên liệu theo trữ đường là động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng mía, cải thiện trữ đường trong mía làm cho chất lượng và số lượng đường thành phẩm tạo thành cao hơn trước đây, từ đó giảm được số công lao động trên mỗi đơn vị đường thành phẩm. Thời gian lắp đặt thiết bị ngắn không làm ảnh hưởng đến sản xuất nguồn nhân lực hiện có của Công ty đủ khả năng vận hành thiết bị. Khi giải pháp được áp dụng giúp nâng trữ đường bình quân trong mía lên 10,2 CCS tương đương giảm được 12 tấn chất thải/10.000 tấn mía nguyên liệu và không làm phát sinh thêm chất thải phụ.

- Đối với giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải dập tro: Giải pháp có tổng vốn đầu tư 2.430 triệu đồng, thời gian hoàn vốn của dự án là 1,6 năm sản xuất, tức sau khoảng 14 tháng sản xuất Công ty bắt đầu thu lãi từ giải pháp đầu tư. Việc cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải dập tro giúp hạn chế sự lãng phí tài nguyên nước có thể tái sử dụng, tổng diện tích xây lắp là 437m2 do vậy diện tích mặt bằng phía sau Công ty đáp ứng đủ cho việc cải tạo hệ thống. Quá trình triển khai giải pháp không làm gián đoạn sản xuất do được thực hiện vào khoảng thời gian ngừng sản xuất của Công ty, công tác vận hành hệ thống xử lý không quá phức tạp do mức độ tự động cao, nhân lực hiện có tại phòng Kỹ thuật – Máy có khả năng theo dõi và vận hành hệ thống. Ngoài ra giải pháp còn làm giảm phát sinh nước thải 14.015 m3 /1000 tấn đường, giảm phát thải 2,54 tấn COD/1000 tấn đường và giảm được 1,56 tấn SS/1000 tấn đường thành phẩm. Bên cạnh đó giải pháp giúp tiết kiệm được lượng nước cấp đầu vào cho Công ty từ đó giúp tiết kiệm tài nguyên nước cho địa phương trong mùa hạn.

- Đối với giải pháp thay thế trống lọc bùn: Tổng vốn đầu tư là 2.500 triệu đồng, thời gian hoàn vốn của dự án là 1,5 năm sản xuất, tức sau khoảng 13 tháng sản xuất Công ty bắt đầu thu lãi. Thiết bị trống lọc bùn mới có hiệu suất làm việc cao hơn thiết bị cũ từ đó làm tăng hiệu suất thu hồi đường, giảm lượng Pol bùn từ 1,75% xuống 1,5%, không gian lắp đặt thiết sẵn có, thời gian lắp đặt thiết bị ngắn và được thực hiện vào khoảng thời gian ngừng sản xuất của Công ty, việc vận hành trống lọc bùn mới tương tự như thiết bị cũ do vậy giải pháp có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật. Giải pháp thay thế trống lọc bùn sẽ giảm được lượng đường thất thoát trong công đoạn lọc từ đó hạn chế được mức độ ô nhiễm hữu cơ của bùn thải. Đồng thời trống lọc bùn mới có hiệu suất làm việc cao hơn sẽ tăng được

công suất ép bùn giảm độ ẩm của bùn bã, giảm phát sinh nước thải tại khu vực chứa bùn thải góp phần bảo vệ môi trường khu vực sản xuất.

5. Dựa trên phương pháp họp nhóm tổ sản xuất sạch hơn để đánh giá tổng thể và cho điểm có trọng số đối với từng giải pháp sản xuất sạch hơn đề tài lựa chọn ra được thứ tự ưu tiên thực hiện của các giải pháp. Trong đó các giải pháp về quản lý nội vi được ưu tiên thực hiện trước, do các giải pháp quản lý nội vi thường dễ thực hiện và mang lại hiệu quả ngay khi áp dụng. Trong bốn giải pháp có vốn đầu tư lớn mà đề tài đã phân tích thì giải pháp thu mua mía nguyên liệu theo trữ đường có mức độ ưu tiên thực hiện cao nhất, tiếp đến là giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải, giải pháp thay thế trống lọc bùn và mở rộng công suất xưởng phân vi sinh có mức độ ưu tiên thấp hơn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Do thời gian và điều kiện kinh tế có hạn nên đề tài chưa đánh giá được đầy đủ, sâu sắc các mặt của vấn đề và chưa đánh giá được đầy đủ tính khả thi của giải pháp. Do vậy, chúng tôi đề nghị tiếp tục triển khai đề tài ở mức sâu rộng hơn nữa đặc biệt là với giải pháp mở rộng xưởng sản xuất phân vi sinh để đưa được kết luận chính xác và hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Công Thương (2011). Một số cơ chế hỗ trợ tài chính cho Sản xuất sạch hơn và Công nghệ sạch ở Việt Nam.

2. Bộ Công Thương (2016). Kết quả khảo sát thực trạng áp dụng Sản xuất sạch hơn tại các tỉnh thành. Truy cập ngày 12/7/2016 tại http://www.sxsh.vn/vi- VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/San-xuat-sach-hon-tai-cac-tinh- thanh-875.aspx.

3. Bộ Công Thương (2016). Sản xuất sạch hơn trên toàn quốc. Truy cập ngày 19/7/2016 tại http://www.sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon- 14/2016/San-xuat-sach-hon-tren-toan-quoc-874.aspx.

4. Bộ Công Thương (2016). Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn - Sử dụng năng lượng hiệu quả. UNEP.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). QCVN 01-98: 2012/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015). Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch tháng 12 năm 2015 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). QCVN 40/2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

8. Công ty CP mía đường Sơn Dương (07/5/2016). Báo cáo của Hội đồng Quản trị. Kết quả hoạt động nhiệm kỳ II (2011-2015) Triển khai Kế hoạch, nhiệm vụ nhiệm kỳ III (2016-2020).

9. Công ty CP mía đường Sơn Dương (18/5/2016). Nghị quyết hội đồng Cổ đông. Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2016 - 2020.

10. Công ty CP mía đường Sơn Dương (2011). Báo cáo Đánh giá tác động môi trường bổ sung. Dự án Nhà máy mía đường Sơn Dương - Tuyên Quang công suất 1000 tấn mía ngày.

11. Công ty môi trường Ngọc Lân (2016). Công nghệ xử lý nước thải mía đường. Truy cập ngày 10/6/2016 tại http://xulymoitruong.com/cong-nghe-xu-ly-nuoc- thai-mia-duong-15156/.

12. Chính phủ (07/9/2009). Quyết định số 1419/QĐ-TTg Phê duyệt "Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020".

13. Chính phủ (2016). Nghị định 154/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

14. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (05/4/2017). Sơ lược về phát triển công nghiệp mía đường tại Việt Nam và thế giới. Truy cập ngày 25/10/2016 tại http://www.vinasugar.vn/gioi-thieu-ve-nganh/tong-quan-nganh-mia-duong-viet- nam.html.

15. Thu Hường (2009). Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp khó khăn trước mắt lợi ích dài lâu. Truy cập ngày 25/10/2016 tại http://www.baomoi.com/san-xuat- sach-hon-trong-cong-nghiep-kho-khan-truoc-mat-loi-ich-dai-lau/c/3161428.epi. 16. Nguyễn Anh Vũ (02/2014). Báo cáo ngành VietinbankSc. Ngành mía đường

Việt Nam 2014.

17. Nguyễn Ngộ (2011). Giáo trình Công nghệ mía đường, NXB Bách khoa Hà Nội. tr. 93-109

18. Nguyễn Thế Chinh, (2003). Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường. Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. tr 196-197

19. Nguyễn Trọng và cs (2015). Kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động sản xuất mía đường. tr. 7-13.

20. Phạm Hương Giang (2015). Phân tích Lợi ích - Chi phí đầu tư CBA. Đại học Ngoại Thương Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn (2014). Giáo trình Sản xuất sạch hơn, NXB Đại học Khoa học Huế.

22. Phạm Lê Duy Nhân (2014). Báo cáo ngành mía đường. FPT Securities.

23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (17/05/2016). Xu hướng tăng giá và thiếu hụt nguồn cung đường trên thế giới. Truy cập ngày 15/11/2016 tại http://vcci.com.vn/hai-diem-nhan-thi-truong-duong-nam-2016.

24. Phùng Thanh Bình (2015). Phân tích Lợi ích Chi phí đầu tư. Đại học Kinh tế TP.HCM.

25. Thông tấn xã Việt Nam (02/03/2015). Thực trạng ngành mía đường Việt Nam.

Truy cập ngày 30/11/2016 tại

http://www.bvsc.com.vn/News/201532/339207/thuc-trang-nganh-mia-duong- viet-nam-doi-moi-hay-la-that-bai.aspx.

26. Trần Mạnh Hùng (2000). Giáo trình Công nghệ Sản xuất đường mía, NXB Nông nghiệp.

27. Trường Đại học An Giang (2016). Bài giảng Công nghệ mía đường.

28. Viện KHCN và QLMT (2011). Giáo trình Sản xuất sạch hơn, NXB Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

29. Viện nghiên cứu mía đường (5/11/2012). Một số giải pháp khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng mía nguyên liệu ở Việt Nam.

30. Viện nghiên cứu mía đường (2016). Ngân hàng kiến thức trồng mía. Truy cập ngày 25/5/2016 tại https://www.vienmiaduong.vn/vi/ngan-hang-kien- thuc/NHKT-FULL.pdf.

31. Vũ Đình Long và Nguyễn Xuân Hoàn (2012). Sản xuất sạch hơn, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

32. Worldbank (2008). Sổ tay hướng dẫn Sản xuất sạch hơn.

Tiếng Anh:

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I: Mô tả sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước thải dập tro I II II III IV A’ A B’ B C’ C V VI VII VIII CHÚ THÍCH I: Khí thải từ lò hơi II: Tháp dập tro

III: Bể điểu hòa

IV: Băng gạt cho

V: Bể chứa bùn

VI: Ao lắng chậm

VII: Rãnh gom nước

VIII: Ông khói nhà máy

A, B, C, A’, B’, C’: Các bể lắng

Bơm hút bùn Ống gom nươc

PHỤ LỤC II: Sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước ngưng

Bể điều hòa

Bể UASB Bể lọc đứng theo lớp

Bể trao đổi ion Bể chứa Bể khử trùng

Nước thải Nước tuần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC III: Một số hình ảnh hoạt động của Công ty

Hình III.1 Cổng chính Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương

Hình III.2 Khu vực tôi vôi của Công ty

Hình III.3 Bể xử lý nước thải dập tro

Hình III.4 Kho chữa bã mía sau khi ép

Hình III.5 Nước thải sau khi xử lý được thải ra ngoài

Hình III.6 Khí thải rò rỉ từ khu đốt lưu huỳnh

Hình III. 7 Mặt đường hành lang

Hình III.8 Hai ống khỏi của Công ty

Hình III.9 Rò rỉ nước do đường ống hư hỏng

Hình IIII.10 Nước thải của Công ty được thải ra hồ Trại Mít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 86)