Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thay trống lọc bùn cũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.4.Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thay trống lọc bùn cũ

4.4. Đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn

4.4.4.Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thay trống lọc bùn cũ

Để lấy được tối đa lượng đường có trong bã bùn nhằm tăng hiệu suất thu hồi đường cho Công ty, giải pháp cần thực hiện là thay thế trống lọc bùn cũ diện tích 55m2 bằng trống lọc bùn mới diện tích 60m2 và điều chỉnh chiều dày lớp bùn lọc trên tang trống để tăng hiệu suất lọc, giảm độ Pol trong bã bùn, hiện nay độ Pol trong bã bùn của Công ty là 1,75% khá cao so với mặt bằng chung của các nhà máy khác có cùng trình độ sản xuất.

a. Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Thiết bị trống lọc bùn hiện có của Công ty đã được lặp đặt và sử dụng khá lâu đến nay phần lưới lọc inox trên tang trống đã mòn đi nhiều làm giảm hiệu quả lọc gây thất thoát một lượng đường theo bã bùn khá lớn. Giải pháp thay trống lọc bùn cũ bằng trống lọc mới có lưới lọc inox dày hơn thiết bị cũ, giảm chiều dày của lớp bùn trên tang trống để tăng sức ép lên lớp bùn từ đó giảm độ Pol bùn từ 1,75% xuống 1,5% bằng với độ Pol trung bình của các nhà máy đường khác tại Việt Nam, làm tăng 0,25% hiệu suất thu hồi đường cho Công ty. Chi phí đầu tư cho giải pháp như sau:

- Vốn đầu tư ban đầu: 2.500.000.000 đồng

- Chi phí tăng thêm khoảng 10.000.0000 đồng/năm sản xuất, chi phí tăng thêm là chi phí cho việc bảo dưỡng trống lọc bùn sau mỗi vụ sản xuất.

- Thời gian khấu hao thiết bị: 5 năm

- Lợi ích thu về: Làm tăng 0,25% hiệu suất thu hồi tức khoảng 161 tấn đường mỗi vụ sản xuất làm lợi 2.055.487.000 đồng mỗi vụ.

- Tại thời điểm hiện tại ta có: tỷ lệ chiết khấu (r) = 15%, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 20%.

Để đánh giá tính khả thi của giải pháp thay trống lọc bùn, ta tính toán các chỉ số:

- NPV: giá trị hiện tại ròng. - IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội tại. - PB: Thời gian hoàn vốn.

Bảng 4.13. Tính Tính Giá trị hiện tại thuần, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và Thời gian hoàn vốn cho giải pháp thay thế trống lọc bùn

Đơn vị: Nghìn đồng

r - Tỷ lệ chiết khấu 15%

Năm 1 2 3 4 5

Vốn đầu tư ban đầu -3.510

Diện tích tăng thêm 2.055 2.055 2.055 2.055 2.055

Chi phí tăng thêm 10 10 10 10 10

Lợi nhuận trước thuế tăng thêm 2.045 2.045 2.045 2.045 2.045

Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 20 409 409 409 409 409

Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 1.636 1.636 1.636 1.636 1.636

Khấu hao 702 702 702 702 702

Dòng tiền thu được -3.510 2.338 2.338 2.338 2.338 2.338

Hệ số khấu hao 1 0,870 0,756 0,658 0,572 0,497

NPV - Giá trị hiện tại thuần 4.329 -1.477 292 1.829 3.166 4.329

IRR – Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 60%

Qua bảng tính NPV của giải pháp trên ta thấy:

- Giá trị hiện tại dòng NPV = 4.329 triệu đồng > 0. Tức là giải pháp đầu tư có lãi và tăng giá trị của Công ty.

- Tỷ suất hoàn vốn nội tại: IRR = 60% > tỷ lệ chiết khấu (15%). Vậy giải pháp đầu tư là có hiệu quả và IRR – r = 45% là rất lớn. Như vậy khả năng thu lợi nhuận của giải pháp này là rất cao.

- Thời gian hoàn vốn của dự án là: 1,5 năm sản xuất, tức sau khoảng 13 tháng sản xuất Công ty bắt đầu thu lãi.

Do vậy, giải pháp thay thế trống lọc bùn mới với mức đầu tư như trên áp dụng cho Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương là khả thi về mặt kinh tế. b. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng đường tinh sau thu hồi hầu như không chịu ảnh hưởng bởi giải pháp thay thế trống lọc bùn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu suất: Hiệu suất làm việc lọc bùn của thiết bị mới cao hơn thiết bị cũ do lưới lọc có độ thông thoáng hơn, làm tăng hiệu suất tổng thu hồi.

- Yêu cầu về diện tích: Thiết bị mới được lắp đặt thay thế vào vị trí thiết bị cũ do đó không làm phát sinh thêm diện tích lắp đặt.

- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt: Không mất thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt xây dựng bể. Vì giải pháp có thể thực hiện vào thời gian ngừng sản xuất giữa các vụ.

- Tính tương thích với các thiết bị đang dùng: Tính tương thích của hệ thống tương đối lớn, khi lắp đặt trống lọc bùn mới các thiết bị khác hầu như không bị ảnh hưởng.

- Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật – an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp: Thiết bị có mức độ tự động hóa cao nên việc vận hành trở nên đơn giản, nhân lực có sẵn của Công ty có đủ khả năng vận hành thiết bị mới.

c. Đánh giá tính khả thi về môi trường

Ngoài lợi ích về kinh tế, kỹ thuật, giải pháp thay thế trống lọc bùn còn đem lại lợi ích rất lớn về môi trường. Cụ thể việc lắp đặt thay thế trống lọc bùn sẽ giảm được lượng đường thất thoát trong công đoạn lọc từ đó hạn chế được mức độ ô nhiễm hữu cơ của bùn thải. Đồng thời trống lọc bùn mới có hiệu suất làm việc cao hơn sẽ tăng được công suất ép bùn giảm độ ẩm của bùn bã, giảm phát sinh nước thải tại khu vực chứa bùn thải góp phần bảo vệ môi trường khu vực sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 83 - 86)