Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.2.Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường

2.3. Thực trạng áp dụng sản xuất sản xuất sạch hơn

2.3.2.Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường

a. Đối với ngành mía đường trên thế giới

Sản xuất sạch hơn đã được áp dụng rất phổ biến tại các nước phát triển ở trên khắp thế giới, các mô hình sản xuất áp dụng SXSH đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường rất cao. Trong ngành mía đường, các nước có ngành mía đương phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… là các nước tiên phong trong áp dụng sản xuất sạch hơn. Trước khi triển khai áp dụng SXSH, các nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan phải gánh chịu nhiều hậu quả môi trường từ chất thải của sản xuất mía đường, lượng nước thải tạo ra hằng năm làm ô nhiễm các con sông tại Ấn Độ, bã mía không được dùng để sản xuất phân vi sinh mà thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên khi phân hủy gây ô nhiễm cả môi trường đất và môi trường không khí (Nguyễn Trọng và cs., 2015).

Năm 1996 Chương Trình Môi Trường Liên Hợp Quốc đã cùng với chính phủ Ấn Độ nghiên cứu áp dụng SXSH trong đó tập chung chủ yếu vào tiết kiệm tài nguyên nước và tận dụng bã mía làm phân bón. Những mô hình SXSH đầu tiên trên nước Ấn Độ đã mang lại hậu quả cao cho ngành mía đường và chất lượng môi trường của Ấn Độ, từ đây các mô hình SXSH được triển khai cho nhiều doanh nghiệp mía đường trên khắp cả nước.

b. Đối với ngành mía đường của Việt Nam

Ngành mía đường của Việt Nam có lịch sử phát triển tuy ngắn nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, sau hơn 25 năm hình thành và phát triển đến nay trên cả nước đã có 41 nhà máy đường, tổng diện tích mía trên cả nước đạt 284,5 nghìn ha năm 2015. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt này cũng đã sớm bộc lộ những yếu điểm khiến cho ngành mía đường vấp phải những khó khăn thách thức sự tồn tại và phải đứng trong sự bảo hộ của Chính phủ để tiếp tục duy trì, trong đó nổi nên những nguyên nhân yếu kém chính đó là: Nguyên liệu mía không đảm bảo; Hiệu quả chế biến, thu hồi đường thấp; Áp lực cạnh tranh giữa các nhà máy; Không thể cạnh tranh với giá đường thế giới khiến cho tình trạng nhập lậu đường diễn biến phức tạp; Công tác quản lý điều hành tổng thể doanh nghiệp còn kém; Công nghệ lạc hậu dẫn đến lãng phí nguyên nhiên liệu và tạo ra những ảnh hưởng lớn

đến môi trường. Những khó khăn này đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính chiến lược để cứu lấy các nhà máy mía đường, trong giai đoạn khó khăn này Chính phủ cùng các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đổi mới đồng bộ như: Cải tiến công nghệ, học tập kinh nghiệm từ các nước có ngành đường phát triển, Chính phủ ưu tiên đặt ngành mía đường trong cơ chế bảo hộ về giá trong đó giải pháp được coi là mới chứa nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất đó là cổ phần hóa doanh nghiệp đi đôi với áp dụng các chiến lược Sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường.

Chương trình SXSH đã được phát động áp dụng thí điểm ở nước ta từ đầu năm 2002, tuy nhiên phải đến năm 2008 phong trào áp dụng dụng SXSH mới bắt đầu được ứng dụng trong ngành công nghiệp mía đường. Năm 2008 với sự giúp đỡ của Bộ Công Thương chương trình SXSH được áp dụng lần đầu tiên trong ngành mía đường tại Nhà máy mía đường Sông Con và Nhà máy mía đường Sông Lam Nghệ An. Với những kết quả tích cực về kinh tế và môi trường, chương trình sản xuất sạch hơn tiếp tục được nhân rộng mô hình áp dụng tại các nhà máy mía đường khác như: Mía đường Bến Tre (2009), mía đường Phổ Phong và mía đường An Kê - Quãng Ngãi (2008), mía đường Hòa Bình (2013), mía đường Lam Sơn (2013), mía đường Biên Hòa (2013), mía đường Biên Hòa – Tây Ninh (2014), mía đường KCP Phú Yên (2015), mía đường Ninh Hòa (2015), mía đường Gia Lai (2015), mía đường Phan Rang (2015). Như vậy, tính đến năm 2015 đã có tổng số 13/41 nhà máy mía đường tham gia vào chương trình SXSH, SXSH không chỉ mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm phát thải, giảm lượng nước tiêu thụ, mà còn giúp nhà máy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín. Trên đây là những doanh nghiệp tiên phong điển hình áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp sản xuất đường tại Việt Nam, chiến lược SXSH đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất công nghiệp tại Quyết định số 1419/QĐ- TTg ngày 07/9/2009 và với những thành công của các doanh nghiệp điển hình này kì vọng sẽ mang đến những tác động tích cực trong việc nhân rộng áp dụng trong cả nước (Bộ Công Thương, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 34)